Bến Tre: Dâng hương tưởng nhớ Anh hùng, liệt sĩ của Đường Hồ Chí Minh trên biển

VOV.VN - Chuyến tàu đầu tiên của Bến Tre vào tháng 8/1960, gồm 8 đồng chí đã vượt biển ra Bắc. Sau 2 năm học tập ở miền Bắc, tháng 11/1962, tàu chở 75 tấn vũ khí trở về miền Nam thành công.

Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày mở đường từ Bến Tre ra Bắc (1946) và 60 năm mở đường Hồ Chí Minh trên biển (23/10/1961 - 23/10/2021), chiều 30/10, tại Khu di tích lịch sử Quốc gia Đầu cầu tiếp nhận vũ khí Bắc- Nam, đường Hồ Chí Minh trên biển tại cồn Bững, xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, Tỉnh ủy Bến Tre tổ chức lễ dâng hương, dâng hoa, tưởng nhớ các Anh hùng, liệt sỹ đã không ngại hiểm nguy, gian khổ, hy sinh anh dũng vì sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc, giải phóng đất nước. Dự lễ dâng hương, dân hoa có các cựu chiến binh nguyên là cán bộ, chiến sỹ của Bến tiếp nhận vũ khí Bắc- Nam, Đoàn tàu không số năm xưa.

Đầu năm 1946, theo sự chỉ đạo của Khu ủy- Khu 8, Tỉnh ủy Bến Tre đã tổ chức thành công chuyến vượt biển đầu tiên, đưa đoàn cán bộ Khu 8 ra Bắc để báo cáo với Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về tình hình kháng chiến ở Nam Bộ; đồng thời, xin chi viện vũ khí cho chiến trường miền Nam và Bến Tre. Chuyến vượt biển đó làm cơ sở để Trung ương quyết định chủ trương mở đường Hồ Chí Minh trên biển trong những năm sau này.

Ngày 23/10/1961, Bộ Tư lệnh Khu ủy Khu 8 quyết định thành lập Đoàn 759 - Đoàn vận tải thủy với nhiệm vụ mua sắm phương tiện, vận chuyển tiếp tế cho chiến trường miền Nam bằng đường biển. Từ đó, ngày 23/10 trở thành ngày truyền thống của con dường huyền thoại trên biển.

Ngày 19/9/1962, Quân ủy Miền quyết định xây dựng một đơn vị tương đương cấp sư đoàn, lấy phiên hiệu Đoàn 962, có nhiệm vụ xây dựng các bến bãi ven biển miền Nam, tiếp nhận hàng hóa, cất giấu vũ khí. Đoàn 962 được bố trí ở các tỉnh ven biển, và tỉnh Bến Tre được chọn làm nơi đứng chân, trong đó có một đơn vị bến tương đương cấp trung đoàn được thành lập có phiên hiệu A101. Bến Bến Tre vừa là bến tiếp nhận vũ khí, vừa là trạm trung chuyển quan trọng của tuyến vận chuyển, đồng thời làm nhiệm vụ đầu mối cấp phát trang thiết bị cho lực lượng chiến đấu của Quân khu 8, Nam Sài Gòn và Đông Nam Bộ.

Chuyến tàu đầu tiên của Bến Tre vào tháng 8/1960, gồm 8 đồng chí đã vượt biển ra Bắc. Sau 2 năm học tập ở miền Bắc, tháng 11/1962, tàu chở 75 tấn vũ khí trở về miền Nam thành công. Từ năm 1963 đến 1970 đã có 23 chuyến tàu của Đoàn 125 Hải quân vận chuyển hơn 1,4 ngàn tấn vũ khí cho quân, dân Khu 8 và miền Đông Nam Bộ, góp phần lập nên nhiều chiến thắng vang dội.  

Sau khi tham quan bến A 101, các đại biểu đã  thực hiện nghi thức dâng hương, dâng hoa, dành những giây phút thiêng liêng tưởng nhớ đến công lao to lớn, sự hy sinh anh dũng của cán bộ, chiến sĩ Đoàn tàu không số, Bến tiếp nhận vũ khí Bắc- Nam tại tỉnh Bến Tre. Đối với tỉnh Bến Tre đây còn là sự kiện để giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ.

Anh Huỳnh Hữu Trung, Bí thư huyện đoàn Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre chia sẻ: "Trong lòng chúng em lúc nào cũng đầy tự hào, quê hương mình có truyền thống Anh hùng như thế là cái Bến đỗ- một trong những điểm đến của tàu không số. Chúng em cũng học tập rất nhiều nội dung từ truyền thống Anh hùng bất khuất của quê hương để rút ra những bài học kinh nghiệm vào thực tiễn của mình. Hướng tới sẽ đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục về Đoàn tàu không số, chúng em đã tổ chức thi và định kỳ hàng năm sẽ tiếp tục thi online để tìm hiểu về lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển. Tuyên truyền đến đoàn viên thanh niên, nhất là đoàn viên, thiếu niên trong trường học để các em nắm về lịch sử của huyện và cả dân tộc mình”.

Ngày mai 31/10, tại huyện Thạnh Phú, Tỉnh ủy Bến Tre tổ chức  hội thảo khoa học với chủ đề " Phát huy tinh thần tiên phong mờ đường, mở bến đường Hồ Chí Minh trên biển, phát triển Bến Tre về hướng Đông. /.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đường Hồ Chí Minh qua Thừa Thiên Huế đã thông tuyến
Đường Hồ Chí Minh qua Thừa Thiên Huế đã thông tuyến

VOV.VN - Sau gần 2 ngày khắc phục sạt lở đất đá do mưa lũ, trưa 29/10 đường Hồ Chí Minh nhánh Tây qua địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã thông tuyến trở lại.

Đường Hồ Chí Minh qua Thừa Thiên Huế đã thông tuyến

Đường Hồ Chí Minh qua Thừa Thiên Huế đã thông tuyến

VOV.VN - Sau gần 2 ngày khắc phục sạt lở đất đá do mưa lũ, trưa 29/10 đường Hồ Chí Minh nhánh Tây qua địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã thông tuyến trở lại.

Khắc phục sạt lở đường Hồ Chí Minh qua huyện A Lưới
Khắc phục sạt lở đường Hồ Chí Minh qua huyện A Lưới

VOV.VN - Mưa lớn trong nhiều ngày qua làm sạt lở 80 điểm trên đường Hồ Chí Minh nhánh Tây qua huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, gây ách tắc giao thông nghiêm trọng. Hiện ngành giao thông đang tập trung lực lượng dọn dẹp đất đá sạt lở, sớm thông tuyến trở lại. 

Khắc phục sạt lở đường Hồ Chí Minh qua huyện A Lưới

Khắc phục sạt lở đường Hồ Chí Minh qua huyện A Lưới

VOV.VN - Mưa lớn trong nhiều ngày qua làm sạt lở 80 điểm trên đường Hồ Chí Minh nhánh Tây qua huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, gây ách tắc giao thông nghiêm trọng. Hiện ngành giao thông đang tập trung lực lượng dọn dẹp đất đá sạt lở, sớm thông tuyến trở lại. 

Khắc phục sạt lở trên đường Hồ Chí Minh nhánh Tây qua huyện A Lưới
Khắc phục sạt lở trên đường Hồ Chí Minh nhánh Tây qua huyện A Lưới

VOV.VN - Do mưa lớn liên tục trong thời gian qua, đường Hồ Chí Minh nhánh Tây qua địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế bị sạt lở nghiêm trọng, gây ách tắc giao thông.

Khắc phục sạt lở trên đường Hồ Chí Minh nhánh Tây qua huyện A Lưới

Khắc phục sạt lở trên đường Hồ Chí Minh nhánh Tây qua huyện A Lưới

VOV.VN - Do mưa lớn liên tục trong thời gian qua, đường Hồ Chí Minh nhánh Tây qua địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế bị sạt lở nghiêm trọng, gây ách tắc giao thông.