Chủ tịch Quốc hội: Quy định thu hồi đất phải có "van, khoá" chặt chẽ

VOV.VN - Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định theo hướng liệt kê các trường hợp thu hồi đất vì lợi ích quốc gia, công cộng. Nhiều ý kiến ủng hộ có thêm điều quét để xử lý trường hợp phát sinh, song cần “van, khoá” chặt chẽ.

Trong buổi làm việc cuối cùng của phiên họp 26, chiều nay 28/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần 2 về số vấn đề lớn tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Liệt kê để tránh thu hồi đất tràn lan

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, dự thảo luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 quy định theo hướng vừa có tính khái quát, vừa cụ thể về các trường hợp thu hồi đất để xây dựng các dự án, công trình để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, không phân biệt về nguồn vốn, mà khi xem xét tổng thể dự án thì lợi ích quốc gia, công cộng là lợi ích chi phối cần cho sự phát triển của đất nước, của địa phương, đồng thời, phục vụ lợi ích chung của cộng đồng.

Việc quy định về các trường hợp thu hồi đất tại luật là cụ thể hóa quy định tại Điều 54 Hiến pháp năm 2013 về “Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định”.

Theo ông Vũ Hồng Thanh, quy định theo hướng liệt kê các trường hợp thu hồi đất có ưu điểm rõ ràng cho việc áp dụng thực hiện, đồng thời, khống chế các trường hợp thu hồi đất, bảo đảm chỉ thu hồi đất trong các trường hợp luật định, không thu hồi đất tràn lan. Tuy nhiên, quy định theo hướng liệt kê có hạn chế là không dự liệu được những trường hợp thu hồi đất khác để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

Thảo luận, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho rằng, quy định về thu hồi đất là vấn đề đặc biệt quan trọng, liên quan trực tiếp tới cuộc sống, sinh kế của nhiều người dân.

Bày tỏ tán thành hướng tiếp cận như dự thảo quy định cụ thể các trường hợp thu hồi đất, song ông đề nghị tiếp tục rà soát làm rõ từng trường hợp mới được bổ sung so với dự thảo trước đây. Tổng Thư ký Quốc hội cho rằng thực tế có trường hợp chưa được liệt kê, dẫn đến thiếu nên nếu không có điều quét thì sau này lại phải sửa luật.

Cũng liên quan nội dung này, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh cho biết, dự thảo quy định cụ thể 27 trường hợp, song trong từng trường hợp lại tiếp tục có liệt kê và có thêm quy định khái quát “các trường hợp khác”.

“Cân nhắc cách thể hiện, nếu có điều quét bao quát hết thì liệt kê cụ thể còn cần thiết không? Dự thảo liệt kê quá chi tiết, có thể dẫn đến thiếu, luật dễ bị lạc hậu so với thực tiễn rồi lại phải sửa” – bà Nguyễn Thị Thanh băn khoăn.

Phải có “van, khoá” chặt chẽ

Phát biểu tại phiên thảo luận, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, hiện còn 13 vấn đề so với 27 vấn đề cần xin ý kiến trước đây đã thể hiện sự nỗ lực của cơ quan soạn thảo và cơ quan tiếp thu, chỉnh lý dự án luật.

“Khi nào Quốc hội phê duyệt thì mới khẳng định dự thảo luật đảm bảo chất lượng, do đó sẽ cố gắng đến ngày cuối cùng” – ông Trần Hồng Hà nói.

Hiện nhiều nội dung trong dự thảo còn để 2 phương án. Cá nhân ông Trần Hồng Hà cho rằng đến giờ phút này đáng ra không thể để 2 phương án vì  “bản thân mình chưa rõ mình mới để 2 phương án”.

Đề cập vấn đề thu hồi đất, Phó Thủ tướng cho biết hiện chưa xây dựng được các tiêu chí để từ đó phân cấp áp dụng. Dự thảo hiện đưa ra danh sách liệt kê nhưng nếu thực tế phát sinh dẫn đến thiếu thì rất gay.

Báo cáo thêm, Bộ trưởng Bộ TN-MT Đặng Quốc Khánh khẳng định, các cơ quan qua nghiên cứu thì thấy rằng tối ưu là liệt kê các trường hợp thu hồi đất nhưng phải có điều quét để xử lý những cái phát sinh trong quá trình phát triển. Trường hợp thu hồi trong “điều quét” đó phải nằm trong quy hoạch được phê duyệt.

Cho ý kiến, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ một lần nữa nhấn mạnh đạo luật có tầm quan trọng đặc biệt, khó, phức tạp, tác động lớn phát triển KTXH, an ninh quốc phòng, đối nội, đối ngoại, tác động tực tiếp đến quyền, lợi ích của người dân, doanh nghiệp.

Lưu ý một số nội dung quan trọng vẫn đang trong quá trình xem xét lựa chọn phương án tối ưu, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan của Chính phủ và Quốc hội tiếp tục phát huy cách làm từ đầu nhiệm kỳ đến nay, phối hợp chặt chẽ. Bộ TNTM tham ưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, căn cứ thẩm tra sơ bộ để có quan điểm đối với nội dung Ủy ban Kinh tế nêu ra. Họp sâu, bàn kỹ, lập luận đầy đủ để có dự thảo tốt nhất.

Dẫn quy định trường hợp thu hồi đất theo hướng liệt kê, ông Vương Đình Huệ nói, trong cuộc sống không thể nào liệt kê hết được, nên phải chăng có điều quét để tránh khi có phát sinh lại nói luật không có quy định thì lại đóng hết cửa. “Quét nhưng vẫn có van, khoá chặt chẽ. Nói trường hợp thu hồi phải phù hợp quy hoạch nhưng quy hoạch nào thì phải làm rõ”.

Với các nội dung còn 2 phương án, Chủ tịch Quốc hội cho rằng “không nên đóng lại ngay. Phút cuối mà Quốc hội thấy chín muồi mới quyết. Quan trọng là từng phương án nêu rõ ưu, nhược điểm, cơ sở chính trị, thực tiễn, pháp lý thế nào để khách quan, công khai, minh bạch. Khi đó gần 500 đại biểu đủ trí tuệ để quyết.

Đánh giá cao sự nỗ lực, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ông cho rằng hồ sơ đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét quyết định tại kỳ họp thứ 6.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chủ tịch Quốc hội: Luật về đất đai, nhà ở phải tránh sơ hở hay lợi ích nhóm
Chủ tịch Quốc hội: Luật về đất đai, nhà ở phải tránh sơ hở hay lợi ích nhóm

VOV.VN - Lưu ý các dự án luật liên quan đất đai, bất động sản, nhà ở, kinh doanh bất động sản có tác động kinh tế - xã hội và liên quan mật thiết tới nhau, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh sự thống nhất cao để khơi thông nguồn lực phát triển, tránh chồng chéo, sở hở, lợi ích nhóm.

Chủ tịch Quốc hội: Luật về đất đai, nhà ở phải tránh sơ hở hay lợi ích nhóm

Chủ tịch Quốc hội: Luật về đất đai, nhà ở phải tránh sơ hở hay lợi ích nhóm

VOV.VN - Lưu ý các dự án luật liên quan đất đai, bất động sản, nhà ở, kinh doanh bất động sản có tác động kinh tế - xã hội và liên quan mật thiết tới nhau, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh sự thống nhất cao để khơi thông nguồn lực phát triển, tránh chồng chéo, sở hở, lợi ích nhóm.

Luật Đất đai phải xóa bỏ bất công từ lợi ích do chênh lệch địa tô
Luật Đất đai phải xóa bỏ bất công từ lợi ích do chênh lệch địa tô

VOV.VN - Chênh lệch địa tô được hình thành từ việc chuyển mục đích sử dụng đất. Đất nông nghiệp được mua gom, đền bù với giá rẻ rồi chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp, thương mại, dịch vụ có giá cao gấp chục lần. Điều này tiềm ẩn nhiều bất công trong xã hội.

Luật Đất đai phải xóa bỏ bất công từ lợi ích do chênh lệch địa tô

Luật Đất đai phải xóa bỏ bất công từ lợi ích do chênh lệch địa tô

VOV.VN - Chênh lệch địa tô được hình thành từ việc chuyển mục đích sử dụng đất. Đất nông nghiệp được mua gom, đền bù với giá rẻ rồi chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp, thương mại, dịch vụ có giá cao gấp chục lần. Điều này tiềm ẩn nhiều bất công trong xã hội.

Luật Đất đai cần siết điều kiện để tránh “lách luật” chuyển nhượng đất nông nghiệp
Luật Đất đai cần siết điều kiện để tránh “lách luật” chuyển nhượng đất nông nghiệp

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội lưu ý điều này khi thảo luận vè quy định mở rộng đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp, trong đó có đất trồng lúa trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Luật Đất đai cần siết điều kiện để tránh “lách luật” chuyển nhượng đất nông nghiệp

Luật Đất đai cần siết điều kiện để tránh “lách luật” chuyển nhượng đất nông nghiệp

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội lưu ý điều này khi thảo luận vè quy định mở rộng đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp, trong đó có đất trồng lúa trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).