Lấy phiếu tín nhiệm giúp nâng cao hiệu quả hoạt động bộ máy nhà nước

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết số 96/2023/QH15 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Nhiều ý kiến nhân dân và đại biểu Quốc hội cho rằng, việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.

Theo Nghị quyết, Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ: Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.

Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp tỉnh, cấp huyện lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ: Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND, Trưởng Ban của HĐND cấp tỉnh, cấp huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND), Phó Chủ tịch UBND, các Ủy viên UBND cấp tỉnh, cấp huyện.

Nghị quyết nêu rõ, Quốc hội, HĐND bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn trong các trường hợp quy định tại Điều 13 của Nghị quyết này. Trường hợp một người đồng thời giữ nhiều chức vụ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này, thì việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện một lần đối với tất cả các chức vụ đó. Không lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đã có thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu hoặc được bổ nhiệm, bầu cử trong năm lấy phiếu tín nhiệm.

Đánh giá cao việc Quốc hội thông qua Nghị quyết này, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, lấy phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, HĐND thực hiện quyền giám sát, đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở xem xét đánh giá cán bộ. Còn bỏ phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, HĐND thực hiện quyền giám sát, đánh giá tín nhiệm hoặc không tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm người không được Quốc hội, HĐND tín nhiệm.

Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, HĐND. Đồng thời, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước, góp phần đánh giá uy tín và kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm giúp họ thấy được mức độ tín nhiệm của mình để tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác, làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ.

“Chúng ta đang ở thời điểm giữa nhiệm kỳ đại hội mà theo định kỳ phải lấy phiếu tín nhiệm. Thời điểm lấy phiếu là cuối năm thứ 3 để xem xét đánh giá mức độ thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao của những người được cơ quan dân cử bầu. Việc lấy phiếu không phải bây giờ mới làm mà chúng ta đã 2 lần lấy phiếu tín nhiệm. Tuy nhiên bây giờ phải sửa đổi để thống nhất với Quy định số 96-QĐ/TW của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị”, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga cho biết.

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Văn hoá Giáo dục của Quốc hội, việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, HĐND. Việc này cũng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước; góp phần đánh giá uy tín và kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.

Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm giúp họ thấy được mức độ tín nhiệm của mình để tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác; làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ.

Hiện nay đang là thời điểm giữa nhiệm kỳ nên cần sự nhìn nhận lại, đánh giá việc thực hiện chức trách nhiệm vụ trong nửa nhiệm kỳ qua, đặc biệt là những người giữ chức vụ do cơ quan dân cử bầu để xem họ thực hiện chức năng nhiệm vụ như thế nào? gắn với việc kết quả thực hiện phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua ra sao? Vì thế thời điểm này ban hành Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi) là vô cùng cần thiết.

Việc bỏ phiếu tín nhiệm là để đánh giá đối với những cán bộ không còn đủ năng lực, uy tín. Việc bỏ phiếu tín nhiệm để tránh tình trạng người giữ chức vụ được bầu cứ giữ mãi chức vụ mà không có sự nhìn nhận đánh giá nào. Bỏ phiếu là để đánh giá cán bộ trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ. Nếu không đạt được số phiếu cần thiết thì sẽ cho thôi chức vụ. Đây là cách đánh giá dứt khoát và công bằng để cán bộ lãnh đạo được bầu có ý thức trách nhiệm hơn với công việc của mình.

Việc lấy phiếu và bỏ phiếu tín nhiệm cũng thể hiện niềm tin rất lớn của nhân dân và cử tri cả nước vào các cơ quan dân cử. Thể hiện trách nhiệm của cơ quan dân cử trong việc đã bầu ra những người giữ các chức vụ đó thì cũng phải có sự đánh giá trong quá trình người ta giữ chức vụ và thực hiện chức trách được giao như thế nào.

Nhiều ý kiến của cử tri và nhân dân đều đồng tình cho rằng, lấy phiếu tín nhiệm là một kênh giám sát quan trọng của Quốc hội và HĐND. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm được sử dụng để đánh giá cán bộ, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, miễn nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ. Rõ ràng cần xem xét ngay chứ không chờ đến hết nhiệm kỳ. Như vậy là nghiêm khắc, đảm bảo sự công bằng và tính răn đe.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lấy phiếu tín nhiệm để cán bộ làm tốt nhất chức năng, nhiệm vụ của mình
Lấy phiếu tín nhiệm để cán bộ làm tốt nhất chức năng, nhiệm vụ của mình

VOV.VN - Liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nhấn mạnh: "Đây là một chủ trương của Đảng, Nhà nước, Quốc hội…để làm sao những người được nhân dân bầu, cán bộ được Quốc hội bầu phải làm tốt nhất chức năng, nhiệm vụ của mình.

Lấy phiếu tín nhiệm để cán bộ làm tốt nhất chức năng, nhiệm vụ của mình

Lấy phiếu tín nhiệm để cán bộ làm tốt nhất chức năng, nhiệm vụ của mình

VOV.VN - Liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nhấn mạnh: "Đây là một chủ trương của Đảng, Nhà nước, Quốc hội…để làm sao những người được nhân dân bầu, cán bộ được Quốc hội bầu phải làm tốt nhất chức năng, nhiệm vụ của mình.

Hà Nội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người được HĐND bầu
Hà Nội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người được HĐND bầu

VOV.VN - Bí thư Thành uỷ Hà Nội cho biết, một trong những nhiệm vụ quan trọng từ nay đến cuối năm 2023 của HĐND các cấp Thành phố là tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với những người được HĐND bầu theo quy định của Luật và hướng dẫn của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Hà Nội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người được HĐND bầu

Hà Nội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người được HĐND bầu

VOV.VN - Bí thư Thành uỷ Hà Nội cho biết, một trong những nhiệm vụ quan trọng từ nay đến cuối năm 2023 của HĐND các cấp Thành phố là tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với những người được HĐND bầu theo quy định của Luật và hướng dẫn của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Lấy phiếu tín nhiệm người được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn: Căn cứ nào để đánh giá?
Lấy phiếu tín nhiệm người được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn: Căn cứ nào để đánh giá?

VOV.VN - Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn quy định rõ căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm.

Lấy phiếu tín nhiệm người được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn: Căn cứ nào để đánh giá?

Lấy phiếu tín nhiệm người được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn: Căn cứ nào để đánh giá?

VOV.VN - Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn quy định rõ căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm.

Tổng Thư ký Quốc hội: Yêu cầu thông tin về người được lấy phiếu tín nhiệm tường minh
Tổng Thư ký Quốc hội: Yêu cầu thông tin về người được lấy phiếu tín nhiệm tường minh

VOV.VN - "Người được lấy phiếu tín nhiệm phải gửi báo cáo kết quả thực hiện công việc của mình, kê khai tài sản để đại biểu nghiên cứu trước khi tiến hành lấy phiếu. Việc cung cấp thông tin được yêu cầu rất kỹ, tường minh".

Tổng Thư ký Quốc hội: Yêu cầu thông tin về người được lấy phiếu tín nhiệm tường minh

Tổng Thư ký Quốc hội: Yêu cầu thông tin về người được lấy phiếu tín nhiệm tường minh

VOV.VN - "Người được lấy phiếu tín nhiệm phải gửi báo cáo kết quả thực hiện công việc của mình, kê khai tài sản để đại biểu nghiên cứu trước khi tiến hành lấy phiếu. Việc cung cấp thông tin được yêu cầu rất kỹ, tường minh".

Quốc hội thống nhất không quy định lấy phiếu tín nhiệm với cán bộ cấp xã
Quốc hội thống nhất không quy định lấy phiếu tín nhiệm với cán bộ cấp xã

VOV.VN - Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua cũng quy định không lấy phiếu tín nhiệm đối với người đã có thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu hoặc được bổ nhiệm, bầu cử trong năm lấy phiếu tín nhiệm.

Quốc hội thống nhất không quy định lấy phiếu tín nhiệm với cán bộ cấp xã

Quốc hội thống nhất không quy định lấy phiếu tín nhiệm với cán bộ cấp xã

VOV.VN - Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua cũng quy định không lấy phiếu tín nhiệm đối với người đã có thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu hoặc được bổ nhiệm, bầu cử trong năm lấy phiếu tín nhiệm.

Không để xảy ra lợi dụng lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm gây mất đoàn kết
Không để xảy ra lợi dụng lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm gây mất đoàn kết

VOV.VN - Trong những ngày làm việc cuối cùng của đợt 1, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XV, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận về Dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn. Theo dự kiến Nghị quyết này sẽ được Quốc hội thông qua tại đợt 2 kỳ họp thứ 5, sẽ bắt đầu diễn ra vào ngày 19/6.

Không để xảy ra lợi dụng lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm gây mất đoàn kết

Không để xảy ra lợi dụng lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm gây mất đoàn kết

VOV.VN - Trong những ngày làm việc cuối cùng của đợt 1, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XV, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận về Dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn. Theo dự kiến Nghị quyết này sẽ được Quốc hội thông qua tại đợt 2 kỳ họp thứ 5, sẽ bắt đầu diễn ra vào ngày 19/6.