Khuyến khích xây dựng tiêu chí nông thôn mới phù hợp với địa phương

VOV.VN - Theo đại biểu Quốc hội, việc khuyến khích địa phương xây dựng các tiêu chí nâng cao, phù hợp với địa phương mình, thậm chí có thể xây dựng các tiêu chí riêng là khuyến khích sáng tạo.

Thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, nhiều đại biểu tán thành với tờ trình của Chính phủ cũng như báo cáo giám sát của Ủy ban Kinh tế đó là chương trình đã đạt được nhiều thành tựu hết sức quan trọng, toàn diện. Đại biểu Lò Thị Việt Hà, đoàn Tuyên Quang, cho rằng, kết quả của chương trình hết sức ấn tượng, được quốc tế đánh giá cao.

Qua thực tiễn triển khai, theo đại biểu Nguyễn Hồng Diên, đoàn Hải Phòng, xây dựng nông thôn mới là không có hồi kết, là việc làm thường xuyên. Vì vậy, đại biểu cho rằng cần có cơ chế chính sách để các địa phương chưa đạt tiêu chí thì các giai đoạn sau phải đạt tiêu chí mới.

Đại biểu Đỗ Mạnh Hiến, đoàn Hải Phòng cho rằng, cần khuyến khích các địa phương xây dựng các tiêu chí nâng cao, phù hợp với địa phương mình, thậm chí có thể xây dựng các tiêu chí riêng, nhằm khuyến khích sáng tạo.

Đại biểu Trần Đình Gia, đoàn Hà Tĩnh nhấn mạnh, xây dựng nông thôn mới hiện nay chú trọng nhiều đến xây dựng hạ tầng nhưng tới đây cần phải quan tâm đến sinh kế, phát triển văn hóa, thay đổi phương thức sản xuất, ứng dụng KHKT. Mục tiêu là để nông dân có thu nhập tốt hơn. Đại biểu cho rằng, cần khuyến khích xu hướng nhiều thanh niên học hành ở thành phố quay về quê làm trang trại, áp dụng KHKT.

Đại biểu Trần Đình Gia cũng đề nghị, khi triển khai chương trình lần này thì phải quy hoạch được đơn vị cấp xã, cấp huyện, gắn thực hiện xây dựng nông thôn mới với quá trình đô thị hóa, tạo tiền đề phát triển kinh tế nông thôn theo hướng nhanh và bền vững như ý kiến thẩm tra của Ủy ban Kinh tế.

Cùng quan điểm này, đại biểu Trương Thị Ngọc Ánh, đoàn Cần Thơ cho rằng, chất lượng quy hoạch nông thôn mới cấp xã, kể cả cấp huyện, quản lý quy hoạch còn nhiều bất cập. Nhiều nơi quy hoạch đồ sộ khiến lãng phí đầu tư. Quy hoạch xã nông thôn mới chưa gắn với tốc độ đô thị hóa. Trong khi, các tiêu chí khác như môi trường, đời sống văn hóa, an ninh trật tự còn ít được quan tâm. Tiêu chí nâng cao thu nhập cho người dân, đó là tiêu chí tổ chức sản xuất, cũng rất ít địa phương có giải pháp đột phá có hiệu quả.

Điểm mới của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 là xây dựng bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới cấp tỉnh, huyện, xã theo các mức độ đạt chuẩn, nâng cao và kiểu mẫu.

Đồng tình với ý kiến thẩm tra của Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ rà soát để tránh trùng lặp, tránh bỏ sót về phạm vi, đối tượng, nội dung hoạt động giữa các Chương trình, đồng thời bảo đảm việc lồng ghép phát huy hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực đầu tư, đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy, đoàn Bến Tre, đề nghị cần thành lập một Ban chỉ đạo điều phối đối với 3 chương trình mục tiêu quốc gia để sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tránh trùng lắp.

Đại biểu Trịnh Xuân An, đoàn Đồng Nai, cho rằng, để trả lời câu hỏi có sự trùng lắp, chồng chéo hay không, Chính phủ cần rà soát đánh giá kỹ lại. Nội dùng trùng thì bỏ ra, nội dung lồng ghép được thì lồng ghép. Đã lồng ghép rồi thì Ban Chỉ đạo phải chung.

Nhìn nhận kết quả của chương trình nông thôn mới đạt được nhiều thành tựu, nhưng theo đại biểu Nguyễn Chu Hồi, đoàn Hải Phòng cho rằng, những kết quả ấy có bền vững hay không mới là vấn đề. Ngoài cơ sở hạ tầng nông thôn thôi thì chưa đủ, còn sinh kế, nông nghiệp địa phương có phát triển không để duy trì thành quả mà Nhà nước đã đầu tư. Không thể cứ bao cấp mãi. Các tổ chức ở nông thôn mà không tự chủ, tự quản được thì khó.

Dẫn chứng đối tượng là ngư dân, cùng ở nông thôn nhưng có đặc thù khác các đối tượng khác, đại biểu Nguyễn Chu Hồi cho rằng, những đối tượng ngư nghiệp, ngư dân, ngư trường chưa được nói tới, vậy có nên đề nghị Nhà nước và Chính phủ nghiên cứu cứu sớm để ban hành chính sách đặc thù cho ngư dân hay không, khi đối tượng này đi biển hàng tháng trời. 

"Nếu không chúng ta cam kết phát triển nghề cá có trách nhiệm là rất khó. Nếu cứ gắn vào Nông thôi thì chưa đủ, phải gắn với ngư dân, ngư nghiệp", đại biểu bày tỏ quan điểm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đề xuất 75.000 tỷ đồng thực hiện giảm nghèo bền vững 5 năm tới
Đề xuất 75.000 tỷ đồng thực hiện giảm nghèo bền vững 5 năm tới

VOV.VN - Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 gồm 6 dự án và 11 tiểu dự án với tổng nguồn vốn thực hiện gồm vốn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và huy động hợp pháp khác.

Đề xuất 75.000 tỷ đồng thực hiện giảm nghèo bền vững 5 năm tới

Đề xuất 75.000 tỷ đồng thực hiện giảm nghèo bền vững 5 năm tới

VOV.VN - Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 gồm 6 dự án và 11 tiểu dự án với tổng nguồn vốn thực hiện gồm vốn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và huy động hợp pháp khác.

Đến năm 2025, ít nhất 15 tỉnh, thành hoàn thành xây dựng nông thôn mới
Đến năm 2025, ít nhất 15 tỉnh, thành hoàn thành xây dựng nông thôn mới

VOV.VN - Hiện nay mới có 4 tỉnh là Nam Định, Đồng Nai, Hưng Yên và Hà Nam được công nhận tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Đến năm 2025, ít nhất 15 tỉnh, thành hoàn thành xây dựng nông thôn mới

Đến năm 2025, ít nhất 15 tỉnh, thành hoàn thành xây dựng nông thôn mới

VOV.VN - Hiện nay mới có 4 tỉnh là Nam Định, Đồng Nai, Hưng Yên và Hà Nam được công nhận tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm bám sát tác động của Covid-19
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm bám sát tác động của Covid-19

VOV.VN - Sáng 22/7, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe tờ trình của Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025.

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm bám sát tác động của Covid-19

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm bám sát tác động của Covid-19

VOV.VN - Sáng 22/7, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe tờ trình của Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025.