“Quốc hội họp mà cứ đọc trùng lặp ý kiến nghe rất mệt mỏi“

VOV.VN -“Có những bài phát biểu của Đại biểu Quốc hội trùng lặp nhau nên nhiều khi nghe rất mệt mỏi. Tôi rất thích các đại biểu chuẩn bị sẵn trong đầu”.

Tại phiên hộp thứ 39 diễn ra sáng nay (14/7), Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đánh giá kết quả kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII; Cho ý kiến về Kế hoạch triển khai việc Tổng kết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII.

Phiên họp 39 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

Quốc hội họp phải tăng tính tranh luận

Nhìn chung các ý kiến đánh giá Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XIII thành công tốt đẹp; quyết định nhiều vấn đề quan trọng. Trên tinh thần khẩn trương đưa Hiến pháp vào cuộc sống, đảm bảo dân chủ, đối thoại dân chủ, công khai, phong cách làm việc chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai đề nghị nghiên cứu việc điều hành các phiên họp đảm bảo tinh thần sôi động của nghị trường; khắc phục việc đọc phát biểu sẵn của đại biểu mà tăng không khí tranh luận.

“Tôi thấy mỗi phiên họp có tranh luận đều rất hay, cuốn hút tất cả tham gia, từ người trong hội trường, các cơ quan báo chí và cử tri cả nước. Đáng tiếc là không phải phiên họp nào chúng ta cũng làm được điều này. Thậm chí có những bài phát biểu trùng lặp nhau nên nhiều khi nghe rất mệt mỏi, chỗ này chúng ta có khắc phục được không để tăng tính tranh luận. Tôi rất thích các đại biểu chuẩn bị sẵn trong đầu, căn cứ các ý kiến khác để nói lên quan điểm của mình. Những ý kiến đó phù hợp với phiên họp diễn ra”, đại biểu nêu ý kiến.

Đề cập một số phiên họp vắng nhiều đại biểu, bà Trương Thị Mai cho rằng có những phiên vắng đại biểu nhưng phiên thảo luận vẫn có chất lượng tốt. Điều đó cho thấy điều quan trọng là các đại biểu phát biểu thế nào.

“Điều quan trọng ở đây là ảnh hưởng đến trách nhiệm của đại biểu Quốc hội với cử tri. Thấy vắng nhiều thì người ta nghĩ anh là đại biểu nhưng chưa làm tròn trách nhiệm”, bà Mai nói.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng tán thành quan điểm trong thảo luận tại hội trường nên tập trung vào những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau để đảm bảo thời gian và dễ cho cơ quan tiếp thu.

“Vừa rồi có những bài phát biểu chuẩn bị sẵn nên có sự lặp đi lặp lại, kỳ tới cần rút kinh nghiệm việc này, người điều hành phải thấy được vấn đề này”, ông Uông Chu Lưu nói.

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị với các dự luật lớn thì phải dành cả ngày thảo luận tại hội trường chứ không nên chỉ bố trí nửa ngày hay 2/3 ngày. Làm như vậy có thể kéo dài thêm vài ngày làm việc của Quốc hội nhưng trách nhiệm với các dự án luật này là rất lớn nên cần nghiên cứu bố trí.

Chưa toát lên được vấn đề Biển Đông

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng, dù kỳ họp thứ 9 kéo dài nhưng tinh thần của đại biểu rất cao, ý thức xây dựng vấn đề bám sát yêu cầu.

Tuy nhiên, ông Lý cho rằng có những vấn đề chưa toát lên được như vấn đề Biển Đông. “Khi tiếp xúc, cử tri hỏi tại sao Quốc hội không thảo luận về Biển Đông. Chúng tôi giải thích rằng trong các phiên làm việc, khi thảo luận về mọi vấn đề thì chủ quyền trên Biển Đông được nhắc đến nhiều. Do đó,  nếu có thêm bình luận, đánh giá về vấn đề này thì phù hợp hơn”, ông Lý cho biết.

Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật cũng cho rằng phát biểu của các đại biểu tại kỳ thứ 9  được chuẩn bị tốt hơn. Có những bài phát biểu chuẩn bị rất sâu  nhưng có ý kiến không chuẩn bị trước thì lỏng lẻo. Ông Lý cũng đồng tình quan điểm cần tăng tính tranh luận.

Về  chất vấn và trả lời chất vấn, ông Phan Trung Lý đánh giá cao vì đảm bảo thời gian, ngắn gọn, tập trung vào chuyên đề, nhưng chưa hài lòng với kết quả trả lời chất vấn.

“Nhiều vấn đề lặp đi lặp lại nhưng câu trả lời chưa rõ, những người chịu trách nhiệm trả lời chất vấn còn chưa nắm rõ thực trạng, hiệu quả và trách nhiệm trước các vấn đề đại biểu Quốc hội chất vấn”, ông Phan Trung Lý nêu quan điểm.

Ông Lý đặt vấn đề: Một việc cụ thể xảy ra ở một địa bàn có thể không thuộc trách nhiệm của Bộ trưởng, nhưng nếu hiện tượng đó lặp đi lặp lại nhiều lần thì về  mặt quản lý Nhà nước phải chịu trách nhiệm vì sao để điều đó tồn tại. Trả lời rất hay, nhưng cuối cùng giải quyết vấn đề đó thế nào thì không rõ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bế mạc Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII
Bế mạc Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII

VOV.VN - Phiên bế mạc được phát thanh trực tiếp trên VOV1, truyền hình trực tiếp trên Kênh truyền hình Quốc hội và VTV.

Bế mạc Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII

Bế mạc Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII

VOV.VN - Phiên bế mạc được phát thanh trực tiếp trên VOV1, truyền hình trực tiếp trên Kênh truyền hình Quốc hội và VTV.

Xem xét thành lập Tòa án, Viện kiểm sát ở một số huyện, thị xã
Xem xét thành lập Tòa án, Viện kiểm sát ở một số huyện, thị xã

VOV.VN - Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về tờ trình thành lập tòa án, viện kiểm sát một số huyện, thị xã.

Xem xét thành lập Tòa án, Viện kiểm sát ở một số huyện, thị xã

Xem xét thành lập Tòa án, Viện kiểm sát ở một số huyện, thị xã

VOV.VN - Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về tờ trình thành lập tòa án, viện kiểm sát một số huyện, thị xã.

Đại biểu Quốc hội trải lòng về kết quả Kỳ họp thứ 9
Đại biểu Quốc hội trải lòng về kết quả Kỳ họp thứ 9

VOV.VN - Mặc dù hoàn thành khối lượng rất lớn các công việc, chất lượng kỳ họp cao hơn, nhưng vẫn còn có vấn đề mà đại biểu băn khoăn.

Đại biểu Quốc hội trải lòng về kết quả Kỳ họp thứ 9

Đại biểu Quốc hội trải lòng về kết quả Kỳ họp thứ 9

VOV.VN - Mặc dù hoàn thành khối lượng rất lớn các công việc, chất lượng kỳ họp cao hơn, nhưng vẫn còn có vấn đề mà đại biểu băn khoăn.

Khó xử lý facebook mạo danh lãnh đạo Đảng, Nhà nước?
Khó xử lý facebook mạo danh lãnh đạo Đảng, Nhà nước?

VOV.VN -Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Bắc Son cho rằng xử lý các facebook mạo danh lãnh đạo Đảng, Nhà nước là khó vì máy chủ đặt ở nước ngoài.

Khó xử lý facebook mạo danh lãnh đạo Đảng, Nhà nước?

Khó xử lý facebook mạo danh lãnh đạo Đảng, Nhà nước?

VOV.VN -Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Bắc Son cho rằng xử lý các facebook mạo danh lãnh đạo Đảng, Nhà nước là khó vì máy chủ đặt ở nước ngoài.

Tại sao bà Châu Thị Thu Nga vi phạm, vẫn trúng cử vào Quốc hội?
Tại sao bà Châu Thị Thu Nga vi phạm, vẫn trúng cử vào Quốc hội?

VOV.VN - Chiều 26/6, phóng viên đặt câu hỏi: Bà Châu Thị Thu Nga có những dấu hiệu vi phạm từ đầu, nhưng tại sao vẫn trúng  cử đại biểu Quốc hội?

Tại sao bà Châu Thị Thu Nga vi phạm, vẫn trúng cử vào Quốc hội?

Tại sao bà Châu Thị Thu Nga vi phạm, vẫn trúng cử vào Quốc hội?

VOV.VN - Chiều 26/6, phóng viên đặt câu hỏi: Bà Châu Thị Thu Nga có những dấu hiệu vi phạm từ đầu, nhưng tại sao vẫn trúng  cử đại biểu Quốc hội?