Tăng lương từ 1/7: Quan trọng là phải kiểm soát về giá

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội lưu ý, một vấn đề quan trọng Chính phủ cần quan tâm khi lương cơ sở tăng là phải kiểm soát "lạm phát tâm lý", “té nước theo mưa” và phải tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử phạt nghiêm minh những vấn đề liên quan đến pháp luật về giá.

Thảo luận ở hội trường chiều 26/6 về các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội áp dụng từ ngày 1/7/2024, đại biểu Dương Minh Ánh (đoàn TP.Hà Nội) bày tỏ đồng tình với đề xuất của Chính phủ về việc tăng 30% lương cơ sở từ 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng/tháng áp dụng từ ngày 1/7 và cho rằng, việc này đáp ứng được một phần sự mong mỏi của cử tri.

Mặc dù vậy đại biểu Ánh cũng bày tỏ, do chưa áp dụng chính sách cải cách tiền lương nên tiền lương tiếp tục được tính theo thang, bảng lương, chế độ phụ cấp hiện hành, nên một số bộ phận công chức, viên chức khu vực công trong đó có ngành giáo dục còn nhiều tâm tư, băn khoăn.

Đáng chú ý là từ năm 2013, sau khi Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết 29, nhiều chính sách lớn về đổi mới giáo dục đã được ban hành. Trong đó, chính sách tiền lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất trong bảng lương hệ thống lương hành chính sự nghiệp, nhưng sau 11 năm đến nay chính sách này vẫn nằm nguyên trên giấy chưa được triển khai.

“Thời gian qua các nhà giáo vẫn luôn cố gắng cống hiến hết mình cho sự nghiệp, luôn động viên nhau chờ đợi và hy vọng đến một ngày nào đó sẽ có sự thay đổi chính sách tiền lương đối với giáo viên. Nhưng đến thời điểm hiện nay, các nhà giáo vẫn tiếp tục điệp khúc chờ đợi", bà Ánh nói và tha thiết đề nghị khi nghiên cứu cải cách chính sách tiền lương tới đây, cần thể chế hóa các chủ trương của Đảng bằng các văn bản dưới luật về chính sách tiền lương, phụ cấp nghề đối với giáo viên.

Nhận thấy trong 20 năm qua chúng ta đã có 14 lần điều chỉnh mức lương cơ sở, đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP.HCM) chỉ ra hai lần tăng lương cơ sở làm tăng lạm phát, đó là năm 2008 khi tăng lương cơ sở 20%, lạm phát tăng từ 6,3% lên 23%; năm 2011 tăng lương cơ sở 13,7%, lạm phát tăng từ 9,2% lên 16,8%.

Tuy nhiên đại biểu phân tích thực tế lạm phát tăng không chỉ do lương cơ sở mà còn do lạm phát thế giới, giá dầu thế giới tăng, tỉ giá tăng… Do đó trong thời gian tới, đại biểu đề nghị Chính phủ cần quan tâm đến 4 vấn đề.

Thứ nhất, chính sách tiền tệ cần linh hoạt theo lạm phát mục tiêu 4% và phải giữ cho được ổn định tỉ giá.

Thứ hai là phải điều chỉnh giá các hàng hóa dịch vụ nhà nước quản lý như học phí, giá dịch vụ khám chữa bệnh… phải giãn ra, không cùng lúc và phải cách xa ngày 1/7.

Thứ ba là phải chuẩn bị nguồn hàng, đảm bảo cung hàng hóa, không để xảy ra thiếu hàng và thúc đẩy sản xuất.

Thứ tư và quan trọng nhất là phải kiểm soát lạm phát tâm lý, lạm phát tin đồn, lạm phát domino, “té nước theo mưa” và phải tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử phạt nghiêm minh những vấn đề liên quan đến pháp luật về giá.

Không để giá cả "té nước theo mưa"

Thống nhất với Tờ trình của Chính phủ về cải cách tiền lương áp dụng từ ngày 1/7/2024, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) đồng tình việc thực hiện cải cách tiền lương và các chính sách liên quan cần theo lộ trình phù hợp, từng bước thận trọng chắc chắn, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả và phù hợp với khả năng chi trả của ngân sách.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng nhu cầu kinh phí cho điều chỉnh mức lương cơ sở lần này giai đoạn 2024-2026 là 913,3 nghìn tỷ, bảo đảm đủ nguồn để thực hiện.

Phân tích những bất cập nếu bỏ mức lương cơ sở, phụ cấp cũng như đề án vị trí việc làm còn chưa đảm bảo, ông cho rằng trước mắt Chính phủ trình tiếp tục thực hiện theo lộ trình tăng mức lương cở sở, lương hưu và một số trợ cấp là rất cần thiết.

Ông cũng nhấn mạnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng là mức tăng cao nhất từ trước đến nay, ngoài việc cải thiện đời sống của người hưởng lương và hưởng trợ cấp, còn đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo cuộc sống tối thiểu của người hưởng lương từ ngân sách.

Bên cạnh đó, việc bổ sung quỹ tiền thưởng 10% là chính sách nhân văn trong việc khen thưởng, động viên, khích lệ đội ngủ cán bộ, công chức, người lao động có nhiều đóng góp trong thực thi chức trách nhiệm vụ, lao động sản xuất.

Vị đại biểu đoàn Đồng Tháp cũng đề nghị Chính phủ có chỉ đạo ổn định giá cả thị trường, chống lạm phát, nhất là những mặt hàng tiêu dùng, không thể để “té nước theo mưa" khi mỗi lần Nhà nước tăng lương cơ sở thì thị trường tăng giá theo, ảnh hưởng đến đời sống của đông đảo người dân lao động có thu nhập thấp.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: Mức tăng lương trình Quốc hội là phương án tốt nhất
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: Mức tăng lương trình Quốc hội là phương án tốt nhất

VOV.VN - “Đây là phương án tốt nhất có thể, tinh thần chung tạo tâm trạng xã hội hài lòng” – bà Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh khi thông tin về đề xuất tăng lương cơ sở từ 1/7/2024.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: Mức tăng lương trình Quốc hội là phương án tốt nhất

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: Mức tăng lương trình Quốc hội là phương án tốt nhất

VOV.VN - “Đây là phương án tốt nhất có thể, tinh thần chung tạo tâm trạng xã hội hài lòng” – bà Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh khi thông tin về đề xuất tăng lương cơ sở từ 1/7/2024.

Chính phủ trình Quốc hội quyết định tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng
Chính phủ trình Quốc hội quyết định tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng

VOV.VN - Chiều nay 25/6, Quốc hội đã nghe báo cáo về các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024.

Chính phủ trình Quốc hội quyết định tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng

Chính phủ trình Quốc hội quyết định tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng

VOV.VN - Chiều nay 25/6, Quốc hội đã nghe báo cáo về các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024.

Tăng lương hưu và trợ cấp BHXH: Sự quan tâm đặc biệt với người nghỉ hưu
Tăng lương hưu và trợ cấp BHXH: Sự quan tâm đặc biệt với người nghỉ hưu

VOV.VN - Theo đề xuất của Chính phủ, dự kiến từ ngày 1/7/2024 tới đây, mức lương hưu và trợ cấp BHXH được điều chỉnh tăng 15%. Khi đề xuất này được thông qua sẽ là mức tăng lương hưu cao nhất từ trước đến nay, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ trong đảm bảo ổn định đời sống người nghỉ hưu.

Tăng lương hưu và trợ cấp BHXH: Sự quan tâm đặc biệt với người nghỉ hưu

Tăng lương hưu và trợ cấp BHXH: Sự quan tâm đặc biệt với người nghỉ hưu

VOV.VN - Theo đề xuất của Chính phủ, dự kiến từ ngày 1/7/2024 tới đây, mức lương hưu và trợ cấp BHXH được điều chỉnh tăng 15%. Khi đề xuất này được thông qua sẽ là mức tăng lương hưu cao nhất từ trước đến nay, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ trong đảm bảo ổn định đời sống người nghỉ hưu.