Tháng Tám trong ký ức của người dân Việt Bắc

VOV.VN - 78 năm đã trôi qua, quê hương Việt Bắc hôm nay đã mang trên mình diện mạo mới, khang trang hơn, hiện đại hơn, cuộc sống nhân dân cũng đổi thay từng ngày. Đồng bào các dân tộc vùng chiến khu Việt Bắc có quyền tự hào khi đã đóng góp phần công sức không nhỏ làm nên thành công của cuộc Cách mạng tháng Tám.

Những ngày tháng Tám năm 1945, Việt Bắc đã trở thành nơi khởi nguồn cho khí thế cả nước bừng bừng nổi dậy giành chính quyền. Và trong ký ức của người dân nơi đây, không khí của ngày mùa thu lịch sử 78 năm về trước vẫn luôn âm vang.

 Mùa thu tháng Tám năm đó, ông Hoàng Ngọc mới chỉ 9 tuổi. Làng Kim Long, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang của ông chính là nơi diễn ra Đại hội Quốc dân ngày 16-17/8/1945 và ra quyết định Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Là một đội viên nhi đồng Cứu quốc, cậu bé Hoàng Ngọc đã cùng bà con Kim Long đến chào mừng Đại hội và được chứng kiến lễ xuất quân của lực lượng khởi nghĩa ngay dưới gốc đa Tân Trào. 78 năm đã đi qua, nhưng với ông, kỉ niệm ngày tổng khởi nghĩa vẫn như vẹn nguyên trong trí nhớ.

“Khi ra chúc mừng Đại hội, Bác đến cám ơn sự ủng hộ của dân làng Kim Long chúng tôi cho Cách mạng. Thấy thiếu nhi chúng tôi đứng đầu, lúc ấy khổ lắm, chúng tôi gầy gò, ăn mặc rách rưới, Bác âu yếm xoa đầu 2 cháu trong đó có tôi, Bác nói với Đại hội là chúng ta phải làm sao cho các cháu nhỏ này phải có cơm ăn áo mặc, phải được học hành…. Chiều hôm ấy xếp hàng dưới gốc đa này, sau khi hát “Tiến quân ca”, bác Võ Nguyên Giáp đọc bản Quân lệnh số 1. Đọc xong bác đứng tại chỗ đọc tuyên thệ, mọi người hô vang núi rừng, sau bác bắn 3 phát súng hiệu lệnh, sau đó đoàn quân tiến về tỉnh lỵ Thái Nguyên”

Nhà văn lão thành Nông Viết Toại, năm nay 97 tuổi vẫn đầy bồi hồi, xúc động khi hồi tưởng lại khí thế của những ngày người dân huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn quê ông vùng lên cướp chính quyền. Lần đầu tiên, ông và những người dân Ngân Sơn thấy từng đoàn quân từ phía Cao Bằng, qua huyện nhà rồi tiến về giải phóng các vùng Chợ Rã, Chợ Đồn, Phủ Thông và các huyện lị miền xuôi. Từ 20/8 đến ngày 22/8, quân khởi nghĩa và nhân dân Bắc Kạn kéo về thị xã chiếm các công sở và tuyên bố giải tán các công cụ đàn áp, xóa bỏ chính quyền tay sai của Nhật. Ngày 23/8, Bắc Kạn hoàn toàn giải phóng. Nhà văn Nông Viết Toại vẫn nhớ như in không khí sục sôi xuống đường, mít tinh của người dân khắp các thôn, bản, trong đó có huyện Ngân Sơn quê ông:

“Khi đó tôi là anh cán bộ trong đội Tuyên truyền kháng Nhật của châu Ngân Sơn, Bắc Kạn, chuyên về hát. Các anh trong đội ấy dạy chúng tôi những đoạn hát ngắn thôi, chỉ 5-10 dòng để nói về sự tan rã của phát xít Nhật Bản…(hát) "Đồng lòng cùng nhau hy sinh, cùng tiến bước, mau bước vùng lên tiến tới cho kịp dưới cờ…” đại khái bài hát thế”…- Nhà văn Nông Viết Toại nhớ lại. 

Việt Bắc, cái nôi nuôi dưỡng cách mạng, nơi có vị trí chiến lược về chính trị, quân sự nên cả thực dân Pháp, phát xít Nhật đều chú trọng việc xây dựng hệ thống bộ máy cai trị. Từng ấy năm dưới ách đô hộ của của thực dân, đế quốc lẫn cường hào, địa chủ với những đợt khủng bố trắng, phong trào cách mạng ở đây vẫn luôn sục sôi với sự ủng hộ hết lòng của đồng bào.

Nhà văn Nông Viết Toại tiếp tục câu chuyện: “Lúc bấy giờ nhà mình đang thiếu cũng vẫn sẵn đóng góp, sự đóng góp ấy không hề có ép buộc đâu, tự nguyện hết. Thông báo một cái là chiều có góp ngay. Gạo, ngô hay quần áo, giày dép, có nhà thì 4-5 ống gạo, cũng có nhà không có thì góp nửa ống hay góp bằng ngô, có gì góp ấy. Rất cách mạng như thế, rất thành thật và tự nhiên”.

Với sự đồng lòng của đồng bào các dân tộc Việt Bắc dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh, từ ngày 14/8 cho đến những ngày 24, 25 tháng 8, nhân dân các địa phương từ cấp xã đến cấp châu, huyện các tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng… đều nhất tề vùng lên khởi nghĩa giành lấy chính quyền. Sau hàng nghìn năm phong kiến, gần 80 năm chịu cảnh lầm than, người dân nước Việt đã thực sự được làm chủ đất nước.

Ông Võ Trọng Côn, 87 tuổi, ở phường Hợp Giang, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng cho biết: “Ngày Cách mạng tháng Tám là ngày hội trọng đại, vô cùng phấn khởi, từ người già đến người trẻ đều có cảm xúc như mình được mặc bộ áo mới. Từ ngày cách mạng thành công, nước ta được độc lập, nhân dân cả nước nói chung, nhân dân Cao Bằng nói riêng được sống trong độc lập tự do, ngày càng tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ - Luôn ghi sâu công ơn của Bác Hồ, vị lãnh đạo kiệt xuất của dân tộc, người khai sinh ra nước Việt Nam độc lập”.

78 năm đã trôi qua, quê hương Việt Bắc hôm nay đã mang trên mình diện mạo mới, khang trang hơn, hiện đại hơn, cuộc sống nhân dân cũng đổi thay từng ngày. Đồng bào các dân tộc vùng chiến khu Việt Bắc có quyền tự hào khi đã đóng góp phần công sức không nhỏ làm nên thành công của cuộc Cách mạng tháng Tám cũng như thắng lợi trong những cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Xứng đáng với niềm tin của Bác Hồ: Cách mạng đã do Việt Bắc mà thành công thì kháng chiến sẽ do Việt Bắc mà thắng lợi.\

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bài học từ Cách mạng Tháng Tám 1945: Phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân
Bài học từ Cách mạng Tháng Tám 1945: Phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân

VOV.VN - Những bài học về phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn dân trong cuộc Cách mạng Tháng Tám sẽ mãi còn nguyên giá trị để chúng ta huy động được sức mạnh của toàn dân tộc, đưa đất nước phát triển, vì cuộc sống ấm no, tư do, hạnh phúc.

Bài học từ Cách mạng Tháng Tám 1945: Phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân

Bài học từ Cách mạng Tháng Tám 1945: Phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân

VOV.VN - Những bài học về phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn dân trong cuộc Cách mạng Tháng Tám sẽ mãi còn nguyên giá trị để chúng ta huy động được sức mạnh của toàn dân tộc, đưa đất nước phát triển, vì cuộc sống ấm no, tư do, hạnh phúc.

Sự thật về cái gọi là “khoảng trống quyền lực” trong Cách mạng Tháng Tám
Sự thật về cái gọi là “khoảng trống quyền lực” trong Cách mạng Tháng Tám

VOV.VN - Những người đưa ra quan điểm, cách mạng Tháng Tám thành công là “ăn may”, do có “khoảng trống quyền lực”, là chưa nhận thức rõ về sự thực lịch sử.

Sự thật về cái gọi là “khoảng trống quyền lực” trong Cách mạng Tháng Tám

Sự thật về cái gọi là “khoảng trống quyền lực” trong Cách mạng Tháng Tám

VOV.VN - Những người đưa ra quan điểm, cách mạng Tháng Tám thành công là “ăn may”, do có “khoảng trống quyền lực”, là chưa nhận thức rõ về sự thực lịch sử.

Cách mạng Tháng Tám ở Huế là sự chuyển giao quyền lực mang giá trị nhân văn
Cách mạng Tháng Tám ở Huế là sự chuyển giao quyền lực mang giá trị nhân văn

VOV.VN - Cách mạng Tháng Tám ở Huế với sự thoái vị của Bảo Đại, là sự chuyển giao quyền lực mang giá trị nhân văn sâu sắc.

Cách mạng Tháng Tám ở Huế là sự chuyển giao quyền lực mang giá trị nhân văn

Cách mạng Tháng Tám ở Huế là sự chuyển giao quyền lực mang giá trị nhân văn

VOV.VN - Cách mạng Tháng Tám ở Huế với sự thoái vị của Bảo Đại, là sự chuyển giao quyền lực mang giá trị nhân văn sâu sắc.

Ký ức Cách mạng Tháng Tám ở Vùng mỏ Quảng Ninh
Ký ức Cách mạng Tháng Tám ở Vùng mỏ Quảng Ninh

VOV.VN -Với khí thế áp đảo của Cách mạng, chính quyền tại Hòn Gai thuộc về Việt Minh mà không cần một tiếng súng, không một giọt máu đổ.

Ký ức Cách mạng Tháng Tám ở Vùng mỏ Quảng Ninh

Ký ức Cách mạng Tháng Tám ở Vùng mỏ Quảng Ninh

VOV.VN -Với khí thế áp đảo của Cách mạng, chính quyền tại Hòn Gai thuộc về Việt Minh mà không cần một tiếng súng, không một giọt máu đổ.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và sức mạnh của 5000 đảng viên
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và sức mạnh của 5000 đảng viên

VOV.VN - Chỉ 15 năm sau ngày thành lập Đảng, với 5.000 đảng viên, Đảng đã động viên nhân dân cả nước giành thắng lợi cuộc Cách mạng Tháng Tám.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và sức mạnh của 5000 đảng viên

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và sức mạnh của 5000 đảng viên

VOV.VN - Chỉ 15 năm sau ngày thành lập Đảng, với 5.000 đảng viên, Đảng đã động viên nhân dân cả nước giành thắng lợi cuộc Cách mạng Tháng Tám.