Rợn người cầu treo ở vùng cao Quảng Ngãi

Cầu treo tạm bợ bắc ngang sông Re, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) trở thành “bẫy tử thần” với hàng trăm người dân

Vắt vẻo hai bên vách núi, giằng buộc dây thép mỏng manh vào thân cây gỗ mục, cầu treo tạm bợ bắc ngang sông Re ở xã Ba Xa, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) trở thành "bẫy tử thần" với hàng trăm người dân.

Nhiều năm qua, hàng trăm người dân ở thôn Gọi Re, xã Ba Xa, huyện vùng cao Ba Tơ đi lại làm ăn, hay con trẻ đến trường, đều qua đường độc đạo trên chiếc cầu treo tạm bợ bắc ngang qua dòng sông Re bốn mùa chảy xiết.

 

Cầu treo dài khoảng 50 m, cao 15 m do người dân địa phương đóng góp tre, nứa, lồ ô, cuộn thép, dây kẽm... tạo dựng. Người qua đây phải nắm thật chặt dây kẽm được gọi là thành cầu, dò dẫm từng bước chân trên  những miếng ván gỗ, lồ ô chắp vá thưa thớt.

 

Bà Võ Thị Bích Lê, Phó chủ tịch UBND xã Ba Xa cho biết, do xã còn nghèo nên từ bao đời nay người dân làm cầu tạm bợ để qua sông Re chứ không còn lựa chọn nào khác. Mưa lũ lớn thì họ chịu cảnh cô lập dài ngày. "Người lớn lo lắng thắt tim khi hàng ngày các con vượt cầu đến lớp không may sảy chân xuống sông sâu. Riêng mấy bé mầm non được cha mẹ thay phiên cõng qua cầu treo hai lượt mỗi ngày", bà Lê nói.

 

Hiện tại chiếc cầu treo này đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng chưa được duy tu, sửa chữa. Nhiều mảnh ván, thanh lồ ô lắp trên mặt cầu đã mục nát, rơi xuống dòng sông trôi theo dòng nước.

  

Ông Phạm Văn Thành ở thôn Gọi Re, xã Ba Xa cho hay, từng có nhiều người dân và học sinh đi trên cầu treo này bị ngã rơi xuống sông nhưng may mắn chưa có ai thiệt mạng.

 

Mặt cầu treo chắp vá bằng những miếng ván, lồ ô cũ kỹ,  trống hoác có thể nhìn thấu xuống lòng sông sâu.

Dây kẽm và sợi thép giằng buộc cầu treo này đã gỉ sét, nguy cơ bung ra uy hiếp tính mạng người dân bất cứ lúc nào.

 

Dây kẽm và sợi thép cầu treo này buộc vào thân cây cổ thụ bên bờ sông Re đã mục nát. Ông Lê Hàn Phong, Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ cho biết thêm, dẫu biết hàng ngày người dân đi qua cầu treo tạm bợ này nguy hiểm, song muốn xây cầu kiên cố cần ít nhất 15 tỷ đồng. Nhiều lần huyện kiến nghị tỉnh bố trí nguồn kinh phí làm cầu treo kiên cố bắc ngang qua sông Re nhưng ngân sách khó khăn chưa thể phân bổ được.

 

"Để tránh nguy hiểm, mùa lũ huyện nghiêm cấm người dân qua lại trên cầu treo này. Hàng ngày qua cầu thì phải đi từng người một để tránh quá tải làm cầu bị đứt gây hiểm họa khó lường", ông Phong nói./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người dân vẫn đu dây qua sông Pô Kô
Người dân vẫn đu dây qua sông Pô Kô

Chưa có gì thay đổi so với cách đây hơn 10 ngày, khi các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh về việc người dân làng Nông Nội, xã Đắc Nông, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum phải qua sông Pô Kô bằng hai sợi dây cáp

Người dân vẫn đu dây qua sông Pô Kô

Người dân vẫn đu dây qua sông Pô Kô

Chưa có gì thay đổi so với cách đây hơn 10 ngày, khi các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh về việc người dân làng Nông Nội, xã Đắc Nông, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum phải qua sông Pô Kô bằng hai sợi dây cáp

Trang bị áo phao cho dân khi “đu dây” qua sông
Trang bị áo phao cho dân khi “đu dây” qua sông

Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum Nguyễn Thanh Hà cho biết: Huyện đã tiến hành cấp áo phao cho các hộ dân qua lại sông Pô Kô bằng cách đu dây; đồng thời thường xuyên kiểm tra trụ đỡ, mố néo, dây cáp, ròng rọc...

Trang bị áo phao cho dân khi “đu dây” qua sông

Trang bị áo phao cho dân khi “đu dây” qua sông

Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum Nguyễn Thanh Hà cho biết: Huyện đã tiến hành cấp áo phao cho các hộ dân qua lại sông Pô Kô bằng cách đu dây; đồng thời thường xuyên kiểm tra trụ đỡ, mố néo, dây cáp, ròng rọc...

Ngư dân đu dây làm... thủ tục xuất bến
Ngư dân đu dây làm... thủ tục xuất bến

VOV.VN -  Ngư dân các tỉnh miền Trung phải đu dây, chèo thuyền vào trình thủ tục vào ra ngư trường tại trạm kiểm soát biên phòng.

Ngư dân đu dây làm... thủ tục xuất bến

Ngư dân đu dây làm... thủ tục xuất bến

VOV.VN -  Ngư dân các tỉnh miền Trung phải đu dây, chèo thuyền vào trình thủ tục vào ra ngư trường tại trạm kiểm soát biên phòng.

Dân qua sông như “làm xiếc” trên dây cáp
Dân qua sông như “làm xiếc” trên dây cáp

Ai chứng kiến cảnh qua suối mới thấy hết nguy hiểm chực chờ trên những sợi dây cáp nhỏ bé.

Dân qua sông như “làm xiếc” trên dây cáp

Dân qua sông như “làm xiếc” trên dây cáp

Ai chứng kiến cảnh qua suối mới thấy hết nguy hiểm chực chờ trên những sợi dây cáp nhỏ bé.

Đu dây qua sông, một phụ nữ rơi từ độ cao 10m
Đu dây qua sông, một phụ nữ rơi từ độ cao 10m

Đến trưa 16/8, bà Nguyễn Thị Thọ (52 tuổi, trú thôn 6, xã Hòa Lễ, Krông Bông, Đắk Lắk) vẫn đang được điều trị thương tích do bị ngã từ dây cáp xuống bờ sông Krông Ana

Đu dây qua sông, một phụ nữ rơi từ độ cao 10m

Đu dây qua sông, một phụ nữ rơi từ độ cao 10m

Đến trưa 16/8, bà Nguyễn Thị Thọ (52 tuổi, trú thôn 6, xã Hòa Lễ, Krông Bông, Đắk Lắk) vẫn đang được điều trị thương tích do bị ngã từ dây cáp xuống bờ sông Krông Ana