Ninh Thuận, Bình Thuận sẵn sàng cho lễ hội Ka tê 2023, quảng bá du lịch địa phương

VOV.VN - Lễ hội Ka tê năm 2023 của đồng bào Chăm theo đạo Bà la môn ở 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận sẽ được tổ chức trong các ngày 13, 14 và 15/10, trong đó lễ chính được tổ chức vào sáng ngày 14/10 tại 3 khu vực đền, tháp Chăm.

Các địa phương và ban, ngành liên quan tại 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận đang tất bật với các phần việc còn lại của ngày hội.

Cháy hết mình cho ngày hội Ka tê

Hơn 1 tuần nay, tại khuôn viên Nhà sinh hoạt cộng đồng của thôn Bình Hiếu, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận đêm nào cũng sáng đèn, cùng với đó là đội ngũ hơn 100 người gồm học sinh, thiếu nữ, phụ nữ của 3 thôn trong xã Phan Hiệp tập dợt đội hình múa quạt cho lễ hội Ka tê tại đền thờ Pô Nit (tọa lạc tại thôn Bình Hiếu, xã Phan Hiệp).

Anh Cửu Đặng Long An, người phụ trách phần hội cho lễ hội Ka tê tại đền thờ Pô Nít cho biết, Ka tê năm 2023 này được sự quan tâm của cấp trên nên phần hội sẽ tăng thêm cả về nội dung lẫn số lượng đơn vị tham gia.

Anh An cho biết, những năm trước chỉ chuẩn bị đội hình múa (hơn 10 người) để phục vụ Lễ nghinh thỉnh sắc phong Pô Nit từ Nhà văn hoá đến đền thờ Pô Nít, năm nay đội hình múa hơn 100 người. Ngoài ra, tại khu trưng bày gian hàng đặc trưng có sự góp mặt của 2 xã Phan Thanh và Phan Hoà (xã thuần Chăm thuộc huyện Bắc Bình).

“Công tác tổ chức cho ngày hội Ka tê tại đền thờ Pô Nit gần như đã hoàn tất. So với năm 2022 thì năm nay lớn hơn, nổi bật hơn và có nhiều điểm mới. Hoạt động vui chơi thu hút du khách và bà con là hội thi làm gốm. Đây là phần thi mang tính chất trao chuyền lại cho thế hệ trẻ. Bên cạnh đó còn có hội thi làm bánh gừng do các nghệ nhân lớn tuổi và các trò chơi dân gian”, anh An cho hay.

Còn tại làng gốm Bàu Trúc (khu phố Bàu Trúc), thị trấn Phước dân huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, trong những đêm qua, tại sân banh của làng cũng rực sáng ánh đèn đẻ phục vụ cho đội hình múa hơn 300 người. Do ban ngày bận việc đồng áng, việc nhà nên các chị em phải tập vào ban đêm.

Ông Đàng Chí Quyết, Bí thư khu phố kiêm Trưởng ban quản lý khu phố Bàu Trúc cho biết, Ka tê năm nay so với các năm trước hơi đặc biệt, bởi vì vào ngày 15/6/2023 vừa qua, Ninh Thuận tổ chức lễ đón bằng của UNESCO ghi danh "Nghệ thuật làm gốm của người Chăm''. Đây là dịp để quảng bá văn hoá Chăm đến với mọi người.

Ông Quyết cho biết thêm, những ngày qua, các hộ làm gốm, HTX gốm Chăm Bàu Trúc, các công ty, các cơ sở làm gốm đều huy động hết nguồn lực để sản xuất ra nhiều sản phẩm gốm với nhiều mẫu mã và hoa văn đặc trưng để phục vụ du khách nhân dịp Ka tê này, tạo cho không khí trong khu phố rộn ràng, háo hức chờ đón Ka tê.

“Tại khuôn viên Nhà sinh hoạt cộng đồng Chăm Bàu Trúc sẽ diễn ra các trò chơi dân gian, có văn nghệ, giao lưu với du khách cả ngày lẫn đêm luôn. Chính quyền địa phương rất hoan nghênh tinh thần của bà con Chăm mình, bà con tham gia múa trên 300 người, nhưng cũng tự bỏ tiền túi để mua sắm trang phục, quạt múa”, ông Quyết nói.

Các khu đền tháp Chăm cũng sẵn sàng

Tại tỉnh Ninh Thuận lễ hội Ka tê sẽ đồng loạt diễn ra tại 3 khu vực đền, tháp Chăm: Tháp Pô Klong Garai (TP. Phan Rang - Tháp Chàm), tháp Pô Rômê và đền Pô Inư Nưgar (huyện Ninh Phước). Còn tại tỉnh Bình Thuận lễ hội Ka tê sẽ đồng loạt diễn ra tại đền thờ Pô Nit, đền thờ Pô Klaong Mơ Nai (huyện Bắc Bình) và tháp Pô Sah Inư (TP.Phan Thiết).

Bên cạnh các nghi lễ truyền thống như: Lễ rước y trang lên tháp, lễ mở cửa tháp chính, lễ cúng mừng Ka tê tại tháp chính vào sáng ngày 14/10; lễ hội Ka tê năm nay còn được các địa phương tổ chức các trò chơi dân gian, các hoạt động thể thao, văn hóa văn nghệ mang đậm nét văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm.

Sư cả Thông Minh Toàn, phó Chủ tịch Hội đồng chức sắc Bà la môn tỉnh Bình Thuận, Trưởng Ban Nghi lễ tại tháp Pô Sah Inư cho biết, tất cả đã sẵn sàng cho ngày hội Ka tê 2023.

“Người Chăm nơi đây đang rất phấn khởi, từ nhỏ tới lớn ai cũng háo hức chờ đón Ka tê tại tháp Pô Sah Inư. Năm nay bà con Chăm trong tỉnh ai cũng được mùa, được giá nên sẽ tổ chức đón Ka tê hoành tráng hơn. Người Chăm chỉ có ngày Ka tê là ngày hội”, sư cả Thông Minh Toàn chia sẻ.

Để công tác tổ chức lễ hội Ka tê tại các đền tháp diễn ra một cách an toàn, đúng theo phong tục tập quán của người Chăm cũng như đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn, giao lưu văn hoá của du khách, Bảo tàng tỉnh Ninh Thuận cũng như Bảo tàng tỉnh Bình Thuận đã có văn bản đề nghị các Ban Quản lý di tích đền tháp phối hợp với các địa phương liên quan cùng với Ban Nghi lễ.

Ông Thành Nhảy, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Ninh Thuận cho biết, hiện tại các đền tháp Chăm đã tổ chức trang trí các cờ phướn, các pa-nô, áp phích, băng rôn về ngày hội Ka tê 2023 để du khách trong và ngoài nước biết đến.

“Hiện nay, Bảo tàng tỉnh Ninh Thuận đã triển khai kế hoạch, thứ nhất phối hợp với Hội đồng chức sắc có một buổi họp để trao đổi thống nhất nội dung cũng như công tác hỗ trợ cho lễ hội Ka tê tại các cụm tháp Chăm ở Ninh Thuận. Thứ hai chúng tôi có triển khai các văn bản về đảm bảo an ninh trật tự trong thời gian diễn ra lễ hội tại khu vực phường Đo Vinh (TP. Phan Rang - Tháp Chàm) và tại xã Phước Hữu (huyện Ninh Phước”, ông Thành Nhảy nói.

Ka tê là lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn để tưởng nhớ các vị thần, vị vua có nhiều công lao đóng góp, được đồng bào tôn kính; tưởng nhớ ông bà tổ tiên và cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Đây cũng là cơ hội để quảng bá hình ảnh của địa phương đến với du khách trong và ngoài nước, góp phần thực hiện thắng lợi nội dung "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch" trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lễ hội Ka tê của người Chăm ở Bình Thuận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia
Lễ hội Ka tê của người Chăm ở Bình Thuận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

VOV.VN - Hôm nay (4/4), Bộ trưởng Bộ Văn hoá- Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký quyết định đưa lễ hội Ka tê của người Chăm tỉnh Bình Thuận vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Lễ hội Ka tê của người Chăm ở Bình Thuận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Lễ hội Ka tê của người Chăm ở Bình Thuận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

VOV.VN - Hôm nay (4/4), Bộ trưởng Bộ Văn hoá- Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký quyết định đưa lễ hội Ka tê của người Chăm tỉnh Bình Thuận vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Hậu năm du lịch quốc gia, liệu du lịch Bình Thuận còn tiếp tục “bùng nổ”?
Hậu năm du lịch quốc gia, liệu du lịch Bình Thuận còn tiếp tục “bùng nổ”?

VOV.VN - Nhờ hiệu ứng của Năm Du lịch Quốc gia năm 2023, Bình Thuận đã đón lượng khách rất lớn đến tham quan, nghỉ dưỡng, đưa doanh thu của ngành du lịch đạt trên 20.000 tỷ đồng. Vậy, liệu sau Năm du lịch Quốc gia, Bình Thuận có tiếp tục duy trì được mức phát triển này sự phát triển này?.

Hậu năm du lịch quốc gia, liệu du lịch Bình Thuận còn tiếp tục “bùng nổ”?

Hậu năm du lịch quốc gia, liệu du lịch Bình Thuận còn tiếp tục “bùng nổ”?

VOV.VN - Nhờ hiệu ứng của Năm Du lịch Quốc gia năm 2023, Bình Thuận đã đón lượng khách rất lớn đến tham quan, nghỉ dưỡng, đưa doanh thu của ngành du lịch đạt trên 20.000 tỷ đồng. Vậy, liệu sau Năm du lịch Quốc gia, Bình Thuận có tiếp tục duy trì được mức phát triển này sự phát triển này?.

Khen thưởng 2 ngư dân tham gia chữa cháy khu vực neo đậu tàu cá ở Bình Thuận
Khen thưởng 2 ngư dân tham gia chữa cháy khu vực neo đậu tàu cá ở Bình Thuận

VOV.VN - Sáng nay (8/12), UBND tỉnh Bình Thuận có văn bản hỏa tốc gửi các Sở, ngành và địa phương liên quan về việc khắc phục hậu quả vụ cháy tàu cá xảy ra trên địa bàn phường Phú Hài, TP. Phan Thiết.

Khen thưởng 2 ngư dân tham gia chữa cháy khu vực neo đậu tàu cá ở Bình Thuận

Khen thưởng 2 ngư dân tham gia chữa cháy khu vực neo đậu tàu cá ở Bình Thuận

VOV.VN - Sáng nay (8/12), UBND tỉnh Bình Thuận có văn bản hỏa tốc gửi các Sở, ngành và địa phương liên quan về việc khắc phục hậu quả vụ cháy tàu cá xảy ra trên địa bàn phường Phú Hài, TP. Phan Thiết.