Thái Nguyên nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch

VOV.VN - Những năm gần đây, Thái Nguyên đã chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch về kỹ năng, nghiệp vụ, phát triển sản phẩm, chuyển đổi số và các kiến thức khác nhằm đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Nhiều giải pháp đồng bộ 

Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên đã phối hợp với Hiệp hội Du lịch Thái Nguyên, trở thành cầu nối giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo về du lịch, thường xuyên cung cấp, chia sẻ thông tin về quan điểm, chủ trương, chính sách của Nhà nước, của tỉnh về phát triển du lịch. 

Hàng năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch cho đối tượng là cán bộ quản lý, nhân viên, người lao động làm việc trong các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh, hướng dẫn viên, thuyết minh viên, cán bộ xã, người dân các xã có tiềm năng phát triển du lịch đã được đầu tư, định hướng phát triển du lịch cộng đồng.

Bà Nguyễn Thị Mai – Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên các lớp học này do các giảng viên có kinh nghiệm đến chia sẻ và truyền đạt, với số lượng từ 200 – 300 học viên. Do đối tượng học viên chủ yếu là người chưa được đào tạo chuyên môn về nghiệp vụ du lịch nên phương pháp đào tạo Sở hướng đến là chú trọng thực hành,  hướng dẫn tỉ mỉ để học viên dễ tiếp thu và ứng dụng trong quá trình làm việc.

Thông qua các lớp tập huấn, người lao động trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt những chủ cơ sở lưu trú nhà nghỉ, homestay, cán bộ văn hóa xã được cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch; nâng cao nhận thức về chủ trương, đường lối phát triển du lịch của nhà nước, của tỉnh Thái Nguyên cũng như bổ sung kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ du lịch để phục vụ du khách. 

Đối với đối tượng hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại các khu, điểm du lịch, ngoài việc đào tạo, bồi dưỡng qua các lớp tập huấn cập nhật kiến thức hàng năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên còn tổ chức các hội thi, cuộc thi về chuyên môn nghiệp vụ du lịch, nhằm tạo cơ hội giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các hướng dẫn viên. Năm 2019, tại Hội thi Hướng dẫn viên, thuyết minh viên giỏi khu vực Việt Bắc, đoàn Thái Nguyên đã đoạt nhiều giải cao.

Ngoài ra, các đơn vị và doanh nghiệp du lịch tại Thái Nguyên cũng thường xuyên thực hiện khảo sát, đánh giá trình độ năng lực của hướng dẫn viên, thuyết minh viên; đồng thời thường xuyên đổi mới, làm phong phú các bài thuyết minh, cách thức hướng dẫn để tạo sức hút đối với du khách.

Liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp

Những năm qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên đã định hướng và khuyến khích các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo về du lịch thắt chặt mối liên kết. Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp tự tổ chức đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực cho phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị. Các cơ sở đào tạo gửi sinh viên đến thực tập tại các khu, điểm du lịch, doanh nghiệp du lịch để được học tập kiến thức, rèn luyện kỹ năng thực tế tại các đơn vị.

Hiện nay về đào tạo du lịch, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện có 04 cơ sở chính là trường Đại học Khoa học; trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh; trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch (thuộc Bộ Công thương); trường Cao đẳng văn hóa, nghệ thuật Việt Bắc.

Theo TS Chu Thành Huy (trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên), để thích ứng với đại dịch Covid-19 và xu hướng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực du lịch, khoa Du lịch (trường Đại học Khoa học) đã áp dụng cách tiếp cận và đào tạo mới trong lĩnh vực nhà hàng – khách sạn.

Theo đó, chương trình đào tạo được tăng cường khối kiến thức ứng dụng tin học trong du lịch và du lịch thông minh, bao gồm thương mại điện tử, nền tảng trực tuyến, mạng đặt phòng, công cụ - phương pháp tiếp thị số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá và xúc tiến sản phẩm, công nghệ và phần mềm quản lý trong lữ hành, khách sạn, nhà hàng… Chương trình đào tạo cũng tích hợp hệ thống kiến thức về an toàn du lịch, quy trình đón khách đạt chuẩn, tìm hiểu về các loại chứng nhận tiêm chủng, hộ chiếu vaccine…

Bên cạnh đó, sinh viên du lịch được bổ sung thời lượng thực hành, thực tế; đẩy những môn chuyên ngành, nghiệp vụ lên năm học thứ 2 để người học sớm tiếp xúc với chuyên môn nghề và có khả năng thực hành thuần thục, từ đó phát triển và rèn luyện năng lực nghề. Nhà trường cũng tăng cường đào tạo ngoại ngữ cho sinh viên khối ngành khách sạn - nhà hàng; tăng cường mời chuyên gia, doanh nhân giàu kinh nghiệm đến giảng dạy, chia sẻ nghề nghiệp, tư vấn, tạo thêm động lực cho sinh viên.

Ngoài ra, năm học 2021 – 2022, việc ký kết với doanh nghiệp được khoa Du lịch xác định là nhiệm vụ trọng tâm, nhằm hướng tới môi trường đào tạo chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng chuẩn quốc tế, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho lĩnh vực nhà hàng – khách sạn tại Thái Nguyên và trên cả nước trong thời gian tới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Du lịch sinh thái sẽ ra sao sau đại dịch?
Du lịch sinh thái sẽ ra sao sau đại dịch?

VOV.VN - Trước sự chuyển dịch về nhu cầu và hành vi của du khách, du lịch sinh thái được dự báo là sản phẩm phù hợp để phát triển trong và sau đại dịch Covid-19 tại Việt Nam.

Du lịch sinh thái sẽ ra sao sau đại dịch?

Du lịch sinh thái sẽ ra sao sau đại dịch?

VOV.VN - Trước sự chuyển dịch về nhu cầu và hành vi của du khách, du lịch sinh thái được dự báo là sản phẩm phù hợp để phát triển trong và sau đại dịch Covid-19 tại Việt Nam.

Chuẩn bị kích cầu, phục hồi du lịch cuối năm 2021 và đầu năm 2022
Chuẩn bị kích cầu, phục hồi du lịch cuối năm 2021 và đầu năm 2022

VOV.VN - Bộ VHTT&DL thực hiện thí điểm đón khách quốc tế an toàn tại Phú Quốc (Kiên Giang), từ đó từng bước mở rộng ra Hạ Long (Quảng Ninh), Hội An (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hòa), Đà Lạt (Lâm Đồng)...

Chuẩn bị kích cầu, phục hồi du lịch cuối năm 2021 và đầu năm 2022

Chuẩn bị kích cầu, phục hồi du lịch cuối năm 2021 và đầu năm 2022

VOV.VN - Bộ VHTT&DL thực hiện thí điểm đón khách quốc tế an toàn tại Phú Quốc (Kiên Giang), từ đó từng bước mở rộng ra Hạ Long (Quảng Ninh), Hội An (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hòa), Đà Lạt (Lâm Đồng)...

Bản làng Lai Châu kỳ vọng đổi thay từ du lịch cộng đồng
Bản làng Lai Châu kỳ vọng đổi thay từ du lịch cộng đồng

VOV.VN - Du lịch cộng đồng chiếm vai trò quan trọng trong định hướng phát triển du lịch của Lai Châu. Từ thành công của bản du lịch Sin Suối Hồ, tỉnh Lai Châu sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình du lịch cộng đồng như bản Sì Thâu Chải, bản Thẳm, bản San Thàng.

Bản làng Lai Châu kỳ vọng đổi thay từ du lịch cộng đồng

Bản làng Lai Châu kỳ vọng đổi thay từ du lịch cộng đồng

VOV.VN - Du lịch cộng đồng chiếm vai trò quan trọng trong định hướng phát triển du lịch của Lai Châu. Từ thành công của bản du lịch Sin Suối Hồ, tỉnh Lai Châu sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình du lịch cộng đồng như bản Sì Thâu Chải, bản Thẳm, bản San Thàng.