Bản di chúc bị cất giấu 46 năm và 3 ha đất thừa kế, xuất hiện nhiều tình tiết mới

VOV.VN - Bản di chúc được được giấu đi 46 năm, 3 ha đất thừa kế của bà Đỗ Kim Quang nay “sổ đỏ” đứng tên người khác, vụ kiện đòi lại đất thừa kế của bậc lão thành cách mạng đã được Toà án nhân dân thị xã Tân Uyên thụ lý.

Tòa án nhân dân thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đã có thông báo ngày 11/1/2021 thụ lý vụ án, theo đơn khởi kiện của bà Đỗ Kim Quang, sinh năm 1933 khởi kiện bà Đỗ Thị Hồng, ông Đỗ Văn Văn và ông Đỗ Văn Quân trả lại diện tích đất 12.256 m2 tại thửa đất số 325, tờ bản đồ số 16, tọa lạc tại phường Thái Hòa, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, kiến nghị thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho lô đất trên.

Tiếp đó, ngày 18/1/2022, Tòa án nhân dân thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương gửi giấy triệu tập nguyên đơn và bị đơn có mặt vào ngày 28/1/2022 để lấy lời khai và hòa giải.

Trong quá trình thực hiện việc đòi trả lại diện tích đất 12.256 m2 tại thửa đất số 325, bà Đỗ Kim Quang tiếp tục phát hiện bà Đỗ Thị Hồng, ông Đỗ Văn Văn và ông Đỗ Văn Quân còn kê khai và được cấp Giấy chứng nhận đối với phần đất còn lại trong diện tích đất mà bà Quang được thừa kế. Cụ thể, tại lô đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CX 079862 số vào sổ cấp GCC: CS09115 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương cấp ngày 20/10/2020 với diện tích 16.896 m2 gồm các thửa 454, 478, 540, 947 và 443 cùng tờ bản đồ số 16 tại phường Thái Hòa, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Bà Đỗ Kim Quang tiếp tục có đơn yêu cầu UBND phường Thái Hòa, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương tổ chức hòa giải với bà Đỗ Thị Hồng, ông Đỗ Văn Quân và ông Đỗ Văn Văn để lấy lại phần đất 16.896 m2 nêu trên do đã chiếm giữ không có căn cứ phần đất nằm trong di chúc người cha ruột đã chuyển qua tên bà.

“Tôi rất bất ngờ khi mới nhận được toàn bộ di chúc cùng giấy tờ đất cho tặng của người cha ruột mà tôi đã không hề nhìn thấy mặt suốt khoảng thời gian dài khi tôi rời Bình Dương đi kháng chiến chống Pháp từ năm 16 tuổi. Tôi đã không hề biết mình được thừa kế đất suốt 46 năm qua, kể từ ngày đất nước thống nhất - tháng 5/1975 tôi từ miền Bắc thương tật trở về quê nhà sau mấy chục năm xa cách.

Tôi mới nhận được đầy đủ di chúc và giấy tờ đất, bằng khoán mang tên tôi vào tháng 4/2021 từ người cháu ruột tôi trao lại sau khi có sự tranh chấp nội bộ. 3 người cháu đang đứng tên trên sổ đỏ 2 khu đất đó lại chính là con của người anh thứ ba của tôi, người mà trong di chúc cuối đời có công chứng cha tôi đã dặn dò ghi rõ là có cho một miếng đất khác, khu đất đã đứng tên tôi mà cha tôi trước khi mất đã viết di chúc rất cẩn thận có chứng thực và sang tên đăng bộ cho người con gái út đã rời quê nhà đi kháng chiến” - bà Đỗ Kim Quang nói.

Trở lại sự việc như Báo điện tử VOV đã phản ánh, bà Đỗ Kim Quang ở Tân Ba, Thạnh Phước, Biên Hoà (nay là phường Thái Hoà, Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) tham gia cách mạng, trở thành nữ cứu thương của sư đoàn 330 từ năm 1949 và đã bị thương khá nặng trong một trận càn của Pháp.

Sau năm 1975, khi miền Nam được giải phóng, bà Đỗ Kim Quang (khi này đã 42 tuổi) mới trở về sau 26 năm đi kháng chiến, lúc này người cha Đỗ Văn Cung đã mất, người mẹ Châu Thị Xưa đã qua tuổi 90 rất yếu, không nhớ gì và mất sau đó ít lâu. Bà Đỗ Kim Quang đã đi thuê một căn nhà trọ mái tôn nhỏ ở giữa chợ Tân Ba, Tân Uyên sinh sống nhiều năm. Bà Quang cũng không hề biết cha mẹ của mình có di chúc để lại kê khai rõ tài sản đất đã sang tên cho mình.

Tất cả những người biết bản di chúc đã im lặng và bị “lãng quên” 46 năm. Giữa tháng 4/2021, bản di chúc cùng đầy đủ giấy tờ liên quan mới được đưa ra cho bà Đỗ Kim Quang vào lúc bà đã bước vào tuổi 90 cuối đời.

Diện tích đất 3 ha ở thửa đất số 137, tại Tân Ba (nay là thửa đất số 352, tờ bản đồ số 16 - khu phố Tân Ba, phường Thái Hòa, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) mà cha mẹ bà Đỗ Kim Quang đã chính thức sang tên, chuyển bằng khoán trao tặng cho bà.

Tuy nhiên, hiện thửa đất đang do 3 người cháu nội của người anh cả Đỗ Văn Phú tên là Đỗ Thị Hồng, Đỗ Văn Văn và Đỗ Văn Quân đứng tên sổ đỏ đất số CV 055754 ký ngày 8/5/2020 do Phòng Quản lý đất đai Tân Uyên - Sở Tài nguyên - Môi trường Bình Dương cấp và đang rao bán. Cả ba người đứng tên sổ đều biết đây là đất di chúc của ông Đỗ Văn Cung và bà Châu Thị Xưa đã chuyển tên qua cho bà Đỗ Kim Quang.

Sau khi trao đổi với những người đứng tên trên sổ đỏ khu đất bà Đỗ Kim Quang được thừa kế không thành, bà Đỗ Kim Quang đã khởi kiện ra Tòa án nhân dân thị xã Tân Uyên với để lấy lại phần tài sản thừa kế hợp pháp được hưởng.

“Tôi rất mong các cấp lãnh đạo Đảng, nhà nước, các vị lãnh đạo tỉnh Bình Dương và Tân Uyên, Thái Hoà xem xét kỹ để cấp lại giấy chủ quyền đất cho người đi kháng chiến chống Pháp trở về đúng theo ước nguyện, di chúc cuối đời của cha tôi” - bà Đỗ Kim Quang chia sẻ.

Ngày 15/12/1944, ông Đỗ Sinh Cung và bà Châu Thị Xưa đã viết tờ cho và chia đất cho các con có đóng dấu ký tên tại Ty Điền Địa Biên Hoà (nay là Tân Uyên, tỉnh Bình Dương). Những người con có mặt ký tên và lăn tay gồm vợ của người con trai đầu Đỗ Văn Phú là bà Tống Thị Trà làm thủ tục ký nhận thay cho hai đứa con là Đỗ Như Lang và Đỗ Minh Kiển (vì còn nhỏ), con trai thứ hai là Đỗ Văn Quí, ông bà Đỗ Văn Cung và Châu Thị Xưa đứng tên cho con gái út Đỗ Kim Quang vì lúc đó còn nhỏ, 11 tuổi. Người làm chứng trong gia tộc có Đỗ Văn Nượu và Đỗ Văn Phiêu. Con gái út Đỗ Kim Quang được chia 3 ha ở thửa số 137 toạ lạc ở Xã Phước Thành, Biên Hoà.

Vào ngày 8/6/1959 ông Đỗ Văn Cung lúc đó đã 74 tuổi cảm thấy sức khoẻ yếu đi đã mang văn bản chia tài sản đất đai dài 3 trang đã lập từ ngày 15/12/1944 lên Hội Đồng Xã Tân Ba xác nhận đóng dấu một lần nữa để sang tên đất cho ba người con ruột và các cháu để lỡ có chuyện gì xảy đến với mình, khi hoà bình các con trở về có đất để sinh sống.

Hai vợ chồng ông Đỗ Văn Cung đã cùng tất cả gia đình vợ và các con của hai người anh của bà Đỗ Kim Quang mang cùng tờ di chúc chia đất đó lên lập vi bằng chia đất đóng dấu ký tên. (Những người có mặt ký tên vi bằng cùng ông bà Đỗ Văn Cung gồm có: vợ con của người con đầu Đỗ Văn Phú gồm con dâu Tống Thị Trà, cháu nội Đỗ Thị Lang, cháu nội Đỗ Văn Kiểng, cháu nội Đỗ Văn Thêm; vợ con người con trai thứ 2 Đỗ Văn Quí gồm: con dâu Đào Thị Tâm, cháu nội Đỗ Thị Thơ, cháu nội Đỗ Văn Phúc (sau này đổi tên là Đỗ Hữu Đức).

Tất cả văn bản cho và chia đất này đều lăn tay, ký tên và đóng dấu. Trong các văn bản sau này người con gái út Đỗ Kim Quang vẫn được chia hơn 3 ha ở thửa số 137 toạ lạc ở Xã Phước Thành, Biên Hoà. Sau đó ông Đỗ Sinh Cung mất năm 1960./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bản di chúc bị cất giấu 46 năm và hơn 3 ha đất thừa kế của lão thành cách mạng
Bản di chúc bị cất giấu 46 năm và hơn 3 ha đất thừa kế của lão thành cách mạng

VOV.VN - Cô gái Đỗ Kim Quang 16 tuổi bỏ nhà đi kháng chiến, sau 26 năm trở về thì khu đất hơn 3 ha được cha mẹ để thừa kế đã bị chiếm đoạt vì di chúc, bằng khoán giấy tờ đất bị cất giấu suốt 46 năm.

Bản di chúc bị cất giấu 46 năm và hơn 3 ha đất thừa kế của lão thành cách mạng

Bản di chúc bị cất giấu 46 năm và hơn 3 ha đất thừa kế của lão thành cách mạng

VOV.VN - Cô gái Đỗ Kim Quang 16 tuổi bỏ nhà đi kháng chiến, sau 26 năm trở về thì khu đất hơn 3 ha được cha mẹ để thừa kế đã bị chiếm đoạt vì di chúc, bằng khoán giấy tờ đất bị cất giấu suốt 46 năm.

Vụ nhận tài sản thừa kế thành con nợ: Tòa phúc thẩm phán quyết
Vụ nhận tài sản thừa kế thành con nợ: Tòa phúc thẩm phán quyết

VOV.VN - Sau thời gian dừng tòa để định giá lại di sản, chiều 23/11, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam đã phán quyết về di sản của cụ Lê Thị Tuyến 

Vụ nhận tài sản thừa kế thành con nợ: Tòa phúc thẩm phán quyết

Vụ nhận tài sản thừa kế thành con nợ: Tòa phúc thẩm phán quyết

VOV.VN - Sau thời gian dừng tòa để định giá lại di sản, chiều 23/11, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam đã phán quyết về di sản của cụ Lê Thị Tuyến 

Không có di chúc, làm thế nào để nhượng lại tài sản thừa kế?
Không có di chúc, làm thế nào để nhượng lại tài sản thừa kế?

VOV.VN- “Tôi muốn nhượng lại toàn bộ ti sản thừa kế của cha mẹ cho chị gái. Nếu không có di chúc của cha mẹ đẻ để lại, thành ý của tôi có được thực hiện không?”

Không có di chúc, làm thế nào để nhượng lại tài sản thừa kế?

Không có di chúc, làm thế nào để nhượng lại tài sản thừa kế?

VOV.VN- “Tôi muốn nhượng lại toàn bộ ti sản thừa kế của cha mẹ cho chị gái. Nếu không có di chúc của cha mẹ đẻ để lại, thành ý của tôi có được thực hiện không?”