Bộ Kế hoạch và Đầu tư hiến kế tạo đột phá và động lực phát triển

VOV.VN - Với chức năng là cơ quan tham mưu, tổng hợp về kinh tế - xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ động tham mưu, đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh...

Sáng nay (4/1) tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023, theo hình thức trực tiếp và trực tuyến tại 63 điểm cầu địa phương. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và và chỉ đạo Hội nghị.

Trình bày báo cáo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, với vai trò là cơ quan tham mưu, tổng hợp về kinh tế - xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ động tham mưu, đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng các kịch bản tăng trưởng, tranh thủ thời cơ phục hồi và tạo động lực mới cho phát triển kinh tế đất nước.

Cả năm 2022, cả nước đạt và vượt 13/15 chỉ tiêu kế hoạch đề ra, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng kinh tế phục hồi tích cực, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ước cả năm khoảng 3,15%. Tăng trưởng GDP ước cả năm đạt khoảng 8,02% (mục tiêu là 6-6,5%).

“Đạt được kết quả nêu trên là nhờ có sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc của các Bộ, ban ngành Trung ương và các địa phương; trong đó có sự đóng góp quan trọng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Với chức năng là cơ quan tham mưu, tổng hợp về kinh tế - xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ động tham mưu, đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng các kịch bản tăng trưởng, tranh thủ thời cơ phục hồi và tạo động lực mới cho phát triển kinh tế đất nước”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương khẳng định.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề cao tinh thần chủ động nghiên cứu kết hợp với học hỏi kinh nghiệm trong nước, quốc tế để đổi mới cách nghĩ, cách làm khi tham mưu, luôn hướng tới mục tiêu tạo đột phá trong cải cách thể chế, tạo động lực phát triển, chuyển mạnh tư duy quản lý sang tập trung xây dựng định hướng phát triển quốc gia ở tầm vĩ mô; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tiếp tục đề xuất những điều chỉnh mang tính linh hoạt tạo đột phá trong các dự án Luật như Luật đấu thầu sửa đổi, Luật Hợp tác xã sửa đổi.

Là cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng thực hiện có trách nhiệm và nghiêm túc đánh giá, xem xét tính khả thi của các chương trình, dự án trọng điểm, tạo cú hích về tăng trưởng nền kinh tế. Năm 2022 nổi bật với việc phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long, phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch 05 vùng; tổ chức hoàn thành thẩm định 21 quy hoạch tỉnh.

Là cơ quan được giao nhiều Đề án quan trọng mang tầm quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ động tìm kiếm, nghiên cứu các mô hình mới để tham mưu cho Đảng, Nhà nước những văn kiện quan trọng của đất nước, bảo đảm chất lượng, được đánh giá cao như Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025; Đề án Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ giai đoạn 2021-2030 thực hiện đột phá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước; Đề án Định hướng thu hút quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2021-2025; Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030; Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn 2050.

Nhờ đó, Việt Nam luôn là điểm sáng thu hút các dòng vốn quốc tế dựa trên triết lý của Thủ tướng Chính phủ “Lấy nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định; Ngoại lực là quan trọng và đột phá”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nêu ra những hạn chế trong năm 2022 như: do phải thực hiện một khối lượng lớn các đề án, báo cáo nên vẫn còn một số đề án, báo cáo hoàn thành chưa đúng hạn theo yêu cầu. Bên cạnh đó, một số đề án, báo cáo có nội dung phức tạp, liên quan tới nhiều lĩnh vực cần phải lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan, nhưng việc trả lời góp ý, thẩm định của một số bộ, ngành lại chậm trễ cũng làm ảnh hưởng nhiều đến tiến độ hoàn thành các nhiệm vụ của Bộ.

Bên cạnh đó, việc chỉ đạo nghiên cứu thực tiễn, tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn ở các vùng, các địa phương, cơ sở, nhất là những mô hình mới, những nhân tố mới xuất hiện ở trong nước để tham mưu đề xuất với Đảng, Nhà nước và Chính phủ tuy đã được quan tâm, song thời gian trực tiếp đi công tác để nắm bắt tình hình thực tế tại địa phương, cơ sở còn hạn chế. Sự phối hợp công tác, nhất là trong việc xử lý các đề xuất của địa phương và doanh nghiệp tại các đơn vị vẫn là vấn đề cần tiếp tục rút kinh nghiệm..../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam - Điểm sáng thu hút đầu tư khởi nghiệp
Việt Nam - Điểm sáng thu hút đầu tư khởi nghiệp

VOV.VN - Việt Nam đang được đánh giá là "viên ngọc quý" mới nhất của Đông Nam Á – đặc biệt trong hoạt động thu hút đầu tư. Một số tổ chức quốc tế nhìn nhận “bên cạnh sức hấp dẫn của thị trường, sự hỗ trợ từ phía chính phủ với hệ sinh thái khởi nghiệp góp phần tạo nên sức hút này. Điều này sẽ tiếp tục thể hiện trong năm 2023”.

Việt Nam - Điểm sáng thu hút đầu tư khởi nghiệp

Việt Nam - Điểm sáng thu hút đầu tư khởi nghiệp

VOV.VN - Việt Nam đang được đánh giá là "viên ngọc quý" mới nhất của Đông Nam Á – đặc biệt trong hoạt động thu hút đầu tư. Một số tổ chức quốc tế nhìn nhận “bên cạnh sức hấp dẫn của thị trường, sự hỗ trợ từ phía chính phủ với hệ sinh thái khởi nghiệp góp phần tạo nên sức hút này. Điều này sẽ tiếp tục thể hiện trong năm 2023”.

Yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện 9 nhiệm vụ cụ thể trong năm 2023
Yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện 9 nhiệm vụ cụ thể trong năm 2023

VOV.VN - Một trong những nhiệm vụ cụ thể là bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn, đặc biệt chú trọng ổn định thị trường tài chính-tiền tệ, bảo đảm thanh khoản của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng, ổn định thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp...

Yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện 9 nhiệm vụ cụ thể trong năm 2023

Yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện 9 nhiệm vụ cụ thể trong năm 2023

VOV.VN - Một trong những nhiệm vụ cụ thể là bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn, đặc biệt chú trọng ổn định thị trường tài chính-tiền tệ, bảo đảm thanh khoản của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng, ổn định thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp...

Bộ KH-ĐT nêu nguyên nhân và giải pháp để đạt tăng trưởng 8,02% năm 2022
Bộ KH-ĐT nêu nguyên nhân và giải pháp để đạt tăng trưởng 8,02% năm 2022

VOV.VN - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương khái quát một số nhóm nguyên nhân và giải pháp để đạt được kết quả tăng trưởng 8,02% trong năm 2022, trong đó có Nghị quyết 01 của Chính phủ.

Bộ KH-ĐT nêu nguyên nhân và giải pháp để đạt tăng trưởng 8,02% năm 2022

Bộ KH-ĐT nêu nguyên nhân và giải pháp để đạt tăng trưởng 8,02% năm 2022

VOV.VN - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương khái quát một số nhóm nguyên nhân và giải pháp để đạt được kết quả tăng trưởng 8,02% trong năm 2022, trong đó có Nghị quyết 01 của Chính phủ.