Buộc chặt sầu riêng chờ mùa bứt giá

VOV.VN - Tỉnh Đắk Lắk đã vào mùa mưa. Đối với nông dân trồng sầu riêng, đây là giai đoạn quyết định thắng lợi cho mùa vụ. Nông dân các vùng sầu riêng ở tỉnh đẩy mạnh chăm sóc, chống gãy rụng trái trong mùa mưa gió. Từng trái sầu riêng đang được nông dân buộc chặt, quyết giữ gìn đến mùa thu hoạch.

Sau vài trận mưa đầu mùa, những trái sầu riêng trong vườn nhà Y BLiêng Hmok, ở buôn Tara, xã Hòa Đông, huyện Krông Păk lớn nhanh như thổi, hầu hết đã to chừng bát ăn cơm. Y Bliêng thì đang trèo cao vắt vẻo trên ngọn cây, neo buộc từng cành cây và chùm quả. Ở góc vườn, một cây sầu riêng có vẻ yếu sức, được rắc vôi trắng gốc. Y Bliêng cho biết, nắng hạn khốc liệt trong mùa khô vừa rồi khiến cây bị yếu, số trái chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ mùa trước, nên gia đình phải tập trung chăm sóc, ngăn chặn nguy cơ hỏng trái do nấm bệnh hoặc gãy rụng do mưa gió.

“Mùa này chủ yếu mình đi phun thuốc và buộc sầu riêng. Buộc những cành nào có trái nặng kẻo nay mai mưa gió nó đưa là hư cây. Bị rớt mấy quả là cũng phí lắm”, anh Y Bliêng nói.

Với những hộ có vườn nhỏ và chỉ vài chục cây sầu riêng như Y Bliêng, đều có thể tự chăm sóc vườn cây của mình, nhưng các gia đình trồng nhiều sầu riêng, nhất là sầu riêng lâu năm, đều phải thuê lượng lớn nhân công để chạy đua với mùa mưa bão. Như ông Phạm Dần, ở thôn Hòa Thành, xã Hòa Đông, từ giữa tháng 5, khi trái còn nhỏ, đã phải thuê đội thợ 6 người làm công việc leo cây, buộc cành, cột trái sầu riêng. Ông Dần cho biết, khi có mưa đều, trái sầu riêng sẽ lớn rất nhanh, một cành sầu riêng có thể phải đeo đến nửa tạ quả, nên gia đình phải làm gấp.

“Mùa mưa đến rồi, mình không chuẩn bị là không kịp. Vì mưa thường hay kèm theo gió. Mà lúc ấy, quả của mình đã lớn rồi, thì gặp gió là gãy”, ông Phạm Dần cho hay.

Với gia đình ông Nguyễn Đình Vượng, thôn Hòa An, xã Hòa Đông, việc chăm sóc sầu riêng càng diễn ra rầm rộ. Vườn cây ở tuổi 18, cành tán xum xuê, có lúc cần đội thợ đông tới hơn 10 người. Người phát cỏ, người khuân vác bộ cột chống bằng thép đến từng vị trí ông Vượng chỉ định, để hỗ trợ sầu riêng chống chịu với mưa gió. Những người khác thì trèo mãi lên cao để buộc cành vào cột chống. Theo ông Vượng, vụ sầu riêng từ khi đậu trái đến khi thu hoạch thường kéo dài khoảng 130 ngày, nay đã qua được hơn 60 ngày. 70 ngày còn lại của mùa vụ, nông dân sẽ cố gắng bảo vệ từng trái sầu riêng. Cả người làm công và chủ vườn, đều quý từng trái cây như quý mồ hôi nước mắt của mình.

“Anh cứ nhìn cái cây này. Tôi đứng dưới tôi nói người ta không trèo lên nữa nhưng họ vẫn trèo. Tận trên ngọn có hai trái. Nếu không buộc thì chắc chắn là vứt đi. Gió to là gãy ngay vì hai quả là chừng 7 cân thì làm gì mà không gãy. Nhưng buộc như vậy thì giữ được hai trái đó. Mà được hai trái đó thì thừa trả công,  cả ăn uống nữa vẫn thừa, với lại tạo được việc làm cho người ta rất phấn khởi”, ông Nguyễn Đình Vượng chia sẻ.

Theo ông Đỗ Văn Thưởng, Chủ tịch Hội nông dân xã Hòa Đông, mùa khô vừa rồi rất khốc liệt đã gây tình trạng rụng trái hàng loạt ở nhiều nhà vườn. Nhưng với kinh nghiệm ở huyện trồng sầu riêng nhiều nhất Đắk Lắk và sự tích cực giao lưu, trao đổi kinh nghiệm của các hội viên nông dân, đa số các vườn ở xã vẫn có triển vọng duy trì được năng suất.

“Đến nay thì số bị rụng vẫn ở trong vòng dự tính của mình, nghĩa là trên cây vẫn còn chừng đó. Những vườn mà chăm không kỹ thì có thể vẫn còn rụng, nhưng với những người chăm sóc tốt thì số lượng trên cây như thế là đảm bảo”, ông Đỗ Văn Thưởng cho biết.

Đắk Lắk là tỉnh trồng sầu riêng nhiều nhất cả nước với hơn 32.000 ha. Còn Krông Păk là huyện trồng sầu riêng nhiều nhất Đắk Lắk, với gần 10.000 ha. Cây sầu riêng không chỉ giúp nhiều nông dân địa phương trở thành tỷ phú, mà còn đem đến cho vùng đất này thêm một lễ hội ngành hàng quyến rũ, là Lễ hội sầu riêng Krông Păk, được tổ chức 2 năm một lần. Với sự chăm chỉ, tận tâm, nông dân sầu riêng ở xã Hòa Đông, huyện Krông Păk cũng như cả tỉnh Đăk Lăk, đang vượt qua những khó khăn của thời tiết, hướng tới niềm vui trọn vẹn trong dịp Lễ hội Sầu riêng Krông Păk lần thứ 2, tổ chức đầu tháng 9 tới.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ổn định thị trường xuất khẩu sầu riêng, bài toán chung của 3 nhà
Ổn định thị trường xuất khẩu sầu riêng, bài toán chung của 3 nhà

VOV.VN - Nhiều tồn tại, hạn chế trong xuất khẩu sầu riêng thời gian qua xuất phát từ chính nguyên nhân chủ quan của các tác nhân tham gia công tác quản lý, sản xuất, thu mua trong ngành hàng sầu riêng.

Ổn định thị trường xuất khẩu sầu riêng, bài toán chung của 3 nhà

Ổn định thị trường xuất khẩu sầu riêng, bài toán chung của 3 nhà

VOV.VN - Nhiều tồn tại, hạn chế trong xuất khẩu sầu riêng thời gian qua xuất phát từ chính nguyên nhân chủ quan của các tác nhân tham gia công tác quản lý, sản xuất, thu mua trong ngành hàng sầu riêng.

Sầu riêng Ri6 giảm mạnh, chỉ còn 50.000 đồng/kg
Sầu riêng Ri6 giảm mạnh, chỉ còn 50.000 đồng/kg

VOV.VN - Hiện giá sầu riêng Ri6 bán xô tại vườn đang giảm 60-70% so với mức đỉnh hồi tháng 2/2024, chỉ còn 50.000 đồng/kg.

Sầu riêng Ri6 giảm mạnh, chỉ còn 50.000 đồng/kg

Sầu riêng Ri6 giảm mạnh, chỉ còn 50.000 đồng/kg

VOV.VN - Hiện giá sầu riêng Ri6 bán xô tại vườn đang giảm 60-70% so với mức đỉnh hồi tháng 2/2024, chỉ còn 50.000 đồng/kg.

Cần nhìn thẳng vào những sai sót trong xuất khẩu sầu riêng
Cần nhìn thẳng vào những sai sót trong xuất khẩu sầu riêng

VOV.VN -  Tiềm năng và lợi thế sầu riêng của Việt Nam luôn được đối tác đánh giá cao. Tuy nhiên, tại Hội nghị sản xuất và xuất khẩu sầu riêng bền vững do Cục Bảo vệ thực vật– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tại TP.HCM, nhiều ý kiến cho rằng cần nhìn thẳng vào sự thật khi liên tục phát hiện nhiều sai sót trong quá trình sản xuất, đóng gói xuất khẩu mặt hàng này.

Cần nhìn thẳng vào những sai sót trong xuất khẩu sầu riêng

Cần nhìn thẳng vào những sai sót trong xuất khẩu sầu riêng

VOV.VN -  Tiềm năng và lợi thế sầu riêng của Việt Nam luôn được đối tác đánh giá cao. Tuy nhiên, tại Hội nghị sản xuất và xuất khẩu sầu riêng bền vững do Cục Bảo vệ thực vật– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tại TP.HCM, nhiều ý kiến cho rằng cần nhìn thẳng vào sự thật khi liên tục phát hiện nhiều sai sót trong quá trình sản xuất, đóng gói xuất khẩu mặt hàng này.