Chính phủ luôn đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp

VOV.VN - Thời gian qua, Chính phủ, các bộ ngành, địa phương đã tích cực vào cuộc, thay đổi đồng hành cùng doanh nghiệp. Theo đó môi trường kinh doanh đã được cải thiện giúp doanh nghiệp phục hồi và phát triển.

Theo ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua Chính phủ luôn lấy người dân doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ.

Theo đó, riêng trong năm 2023, về cải cách quy định, thủ tục hành chính đã cắt giảm 628 quy định kinh doanh tại 53 văn bản quy phạm pháp luật. Đã thực thi phương án đơn giản hóa 535/1.086 thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thủ tục hành chính, đạt 49,26%. Đã đơn giản hóa 147 thủ tục hành chính, giấy tờ công dân; thực thi phương án phân cấp 86 thủ tục hành chính tại 26 văn bản quy phạm pháp luật.

Các bộ, ngành đã công bố 1.372 thủ tục hành chính nội bộ; 63/63 địa phương đã được công bố danh mục thủ tục hành chính nội bộ thực hiện tại địa phương. Tỉ lệ hồ sơ trực tuyến và Tỉ lệ thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia tại các bộ, ngành và địa phương đều tăng so với năm 2022.

Ông Ngô Hải Phan cho biết, Chính phủ đã chú trọng tới việc chuyển đổi mô hình một cửa theo hướng sẽ từng bước số hóa hồ sơ, giấy tờ đầu vào. Từ đó để người dân, doanh nghiệp không phải cung cấp thông tin đã đăng ký, giúp cho giảm giấy tờ và giảm việc đi lại. Cùng đó để  phát huy dữ liệu đánh giá việc thực hiện thủ tục hành chính các cấp chính quyền, chuyển hành chính truyền thống là hành chính phục vụ lấy người dân doanh nghiệp làm trung tâm.

Cộng đồng doanh nghiệp đánh giá, thời gian qua Chính phủ đã luôn đồng hành, hỗ trợ tạo thuận lợi giúp doanh nghiệp phục hồi và tiếp tục phát triển. Đồng thời kỳ vọng, trong năm nay, Chính phủ cùng các bộ, ngành, địa phương, cần rà soát lại các văn bản, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm các giấy phép cũng như các quy định quá chặt chẽ, không hợp lý. Đặc biệt phải tạo ra một môi trường cạnh tranh công bằng bình đẳng, thông thoáng để doanh nghiệp có thể vận dụng năng lực khả năng của mình để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động.

Ông Nguyễn Hoàng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Hà Nội kỳ vọng: "Chính phủ Việt Nam đã ban hành rất nhiều các chính sách thiết thực, cụ thể để cho cộng đồng doanh nghiệp có thể tháo gỡ được khó khăn, vươn lên phát triển. Tuy nhiên, chúng tôi mong muốn các chính sách của Nhà nước, Chính phủ cần phải được thực thi và thực thi một cách nhanh nhất, tốt nhất và với ý chí lấy doanh nghiệp làm trọng tâm để phục vụ và phát triển".

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp phụ trợ nhỏ và vừa mới chỉ tham gia được 20% vào chuỗi liên kết
Doanh nghiệp phụ trợ nhỏ và vừa mới chỉ tham gia được 20% vào chuỗi liên kết

VOV.VN - Các DN phụ trợ trong nước, các DN nhỏ và vừa mới chỉ tham gia được 20% vào các chuỗi liên kết. Hiện các doanh nghiệp FDI cũng có mong muốn được mua hàng từ các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của DN trong nước vẫn chưa đạt chuẩn.

Doanh nghiệp phụ trợ nhỏ và vừa mới chỉ tham gia được 20% vào chuỗi liên kết

Doanh nghiệp phụ trợ nhỏ và vừa mới chỉ tham gia được 20% vào chuỗi liên kết

VOV.VN - Các DN phụ trợ trong nước, các DN nhỏ và vừa mới chỉ tham gia được 20% vào các chuỗi liên kết. Hiện các doanh nghiệp FDI cũng có mong muốn được mua hàng từ các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của DN trong nước vẫn chưa đạt chuẩn.

Công nghiệp phụ trợ: Liên kết doanh nghiệp trong và ngoài nước còn rời rạc
Công nghiệp phụ trợ: Liên kết doanh nghiệp trong và ngoài nước còn rời rạc

VOV.VN - Doanh nghiệp cần tập trung nâng cao cả về chất lượng và số lượng các nhà cung ứng cấp 1, cấp 2 trong nước để gia tăng khả năng tham gia chuỗi cung ứng, chế biến chế tạo; từ đó nâng cao nội địa hóa các sản phẩm công nghiệp trong nước.

Công nghiệp phụ trợ: Liên kết doanh nghiệp trong và ngoài nước còn rời rạc

Công nghiệp phụ trợ: Liên kết doanh nghiệp trong và ngoài nước còn rời rạc

VOV.VN - Doanh nghiệp cần tập trung nâng cao cả về chất lượng và số lượng các nhà cung ứng cấp 1, cấp 2 trong nước để gia tăng khả năng tham gia chuỗi cung ứng, chế biến chế tạo; từ đó nâng cao nội địa hóa các sản phẩm công nghiệp trong nước.

Doanh nghiệp châu Âu xếp Việt Nam trong 10 điểm đến FDI hàng đầu
Doanh nghiệp châu Âu xếp Việt Nam trong 10 điểm đến FDI hàng đầu

VOV.VN - 63% doanh nghiệp châu Âu được khảo sát đã xếp Việt Nam vào top 10 điểm đến FDI hàng đầu. Đáng chú ý, có tới 31% xếp Việt Nam trong top 3; 16% xem Việt Nam là điểm đến đầu tư tốt nhất.

Doanh nghiệp châu Âu xếp Việt Nam trong 10 điểm đến FDI hàng đầu

Doanh nghiệp châu Âu xếp Việt Nam trong 10 điểm đến FDI hàng đầu

VOV.VN - 63% doanh nghiệp châu Âu được khảo sát đã xếp Việt Nam vào top 10 điểm đến FDI hàng đầu. Đáng chú ý, có tới 31% xếp Việt Nam trong top 3; 16% xem Việt Nam là điểm đến đầu tư tốt nhất.

Nông nghiệp Đắk Lắk thu hơn 22.000 tỷ đồng trong năm 2023
Nông nghiệp Đắk Lắk thu hơn 22.000 tỷ đồng trong năm 2023

VOV.VN - Trong năm 2023, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk đã tạo ra được trên 22.000 tỷ đồng, tăng 13% so với năm trước.

Nông nghiệp Đắk Lắk thu hơn 22.000 tỷ đồng trong năm 2023

Nông nghiệp Đắk Lắk thu hơn 22.000 tỷ đồng trong năm 2023

VOV.VN - Trong năm 2023, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk đã tạo ra được trên 22.000 tỷ đồng, tăng 13% so với năm trước.