Đánh thức tiềm năng sông Sài Gòn tạo động lực để TP.HCM “cất cánh”

VOV.VN - Đánh giá đúng tầm quan trọng, tiềm năng sông Sài Gòn với sự phát triển của TP.HCM sẽ chìa khóa để mở ra các cơ hội phát triển trong 30 năm tới.


"Nghiên cứu để bảo tồn, phát huy giá trị, tiềm năng sông Sài Gòn trong quy hoạch chung TP.HCM và TP Thủ Đức rất có ý nghĩa trong thời gian tới”. Đây là quan điểm chung của các chuyên gia tại Hội thảo “Phát triển không gian, chức năng dọc hành lang sông Sài Gòn theo kinh nghiệm của Pháp về sông Seine”. Sự kiện do UBND TP.HCM, Sở Quy hoạch - Kiến trúc cùng với liên danh tư vấn Tổ chức Khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) và Viện Quy hoạch vùng Paris tổ chức.

Sông Sài Gòn là trung tâm của các quy hoạch

Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, TP đang khẩn trương thực hiện 3 quy hoạch, gồm quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn 2050; rà soát điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 và xây dựng quy hoạch chung TP Thủ Đức cùng thời kỳ với quy hoạch chung TP.HCM. Đây là 3 quy hoạch rất quan trọng cho sự phát triển của TP trong thời gian tới.

Thành phố xác định việc quy hoạch sông Sài Gòn là trung tâm, là điểm nhấn của rà soát, xây dựng quy hoạch lần này. Do vậy, thành phố sẽ tiếp thu ý kiến trao đổi phản biện vào đồ án quy hoạch chung của thành phố. Ngoài ra, thành phố cũng tìm kiếm những cách tiếp cận, đề xuất để triển khai các chiến lược, kế hoạch phát triển sông Sài Gòn và vận dụng các cơ chế đặc thù để triển khai trong thời gian tới. Việc bảo tồn các giá trị di sản của sông Sài Gòn, đô thị TP.HCM, phát huy các giá trị này với TP.HCM với tư cách là một trung tâm lớn không chỉ của Việt Nam, khu vực và thế giới.

“Chúng ta bảo tồn phát triển các giá trị của sông Sài Gòn trong bối cảnh thành phố chịu nhiều tác động, thách thức của biến đổi khí hậu. Thành phố làm sao bảo tồn giữ gìn các giá trị tự nhiên văn hóa, nhưng cũng khai thác hợp lý và phát huy các giá trị trong quá trình phát triển”, ông Mãi nêu.

Tài nguyên nước là động lực để TP.HCM phát triển

Tại hội thảo, đại diện các nhóm nghiên cứu nhấn mạnh sông Sài Gòn có sứ mệnh cao cả, là dòng chảy tạo cơ hội chuyển mình của TP.HCM. Hành lang sông Sài Gòn với 5 đặc trưng độc đáo chính là xương sống tinh thần và thiên nhiên của TP.HCM.

Đó là những đặc trưng về giá trị lịch sử đặc biệt đối với Việt Nam, với biểu tượng là bến cảng Nhà Rồng nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước; là bản sắc sông nước gắn kết tình cảm vùng Nam Bộ; là đường ranh giới vật lý kết nối các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương; là tài sản độc đáo với hệ sinh thái đa dạng sinh học đẳng cấp thế giới. Đồng thời sông Sài Gòn cũng là thách thức lũ lụt khiến TP.HCM nằm trong số những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Các chuyên gia nhấn mạnh, tiềm năng kinh tế dọc hành lang sông Sài Gòn bao gồm kinh tế dịch vụ địa phương, các hoạt động như du lịch sông nước, văn hóa và giải trí, kinh tế đêm; kinh tế dịch vụ dẫn dắt vùng như thương mại, dịch vụ kinh doanh, logistics; kinh tế xanh và số hướng đến tương lai với các giải pháp kỹ thuật số nhằm tăng hiệu suất và tối ưu nguồn tài nguyên. Do đó, nếu đánh giá đúng tầm quan trọng của dòng sông với sự phát triển của thành phố, đây là sẽ chìa khóa để mở ra các cơ hội phát triển trong 30 năm tới.

PGS.TS. Nguyễn Hồng Thục, Đại học quốc gia Hà Nội phân tích, việc kết nối hành lang sông Sài Gòn - Đồng Nai với Vịnh Cần Giờ để thiết lập Chiến lược hành động đột phá đưa nước là tài nguyên phát triển là một trong 3 động lực để TP.HCM “cất cánh” cùng với kết nối vùng, đột phá về kinh tế biển và thiết lập chiến lược hành động, gia nhập vào các chuỗi giá trị gia tăng cao toàn cầu. Theo PGS.TS. Nguyễn Hồng Thục, TP.HCM bắt buộc phải đưa việc kết nối kinh tế sông và biển để nước và những thành phố nước trở thành động lực phát triển.

“Nếu không nghĩ đến chiến lược kết nối sông nước với biển, với kinh tế biển và kinh tế sông nước, TP.HCM sẽ chịu thua trong phát triển ở Thế kỷ XXI. Cơ hội hậu hiện đại không có nhiều, nhưng TP.HCM đang có cảng và đô thị kiểu Hong Kong, cảng trung chuyển và đô thị, hệ sinh thái dịch vụ sau cảng kiểu của Singapore”, PGS.TS. Nguyễn Hồng Thục chỉ ra lợi thế.

Kết luận hội thảo, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường cho biết, từ những ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, TP.HCM ghi nhận và có những ứng xử phù hợp với sông Sài Gòn trong thời gian tới. Đây là những khuyến nghị quan trọng cho các đơn vị tư vấn tiếp thu để hoàn thiện 3 quy hoạch quan trọng mà thành phố đang làm.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cánh đồng hoa hướng dương dọc bờ sông Sài Gòn sẽ đón khách từ 23/12
Cánh đồng hoa hướng dương dọc bờ sông Sài Gòn sẽ đón khách từ 23/12

VOV.VN - Cánh đồng hoa hướng dương bờ sông Sài Gòn (TP. Thủ Đức) đối diện Quận 1 sẽ hoàn thiện giai đoạn 1 và mở cửa đón người dân, du khách từ 23/12. Đây là điểm nhấn trong Tuần lễ hoạt động chào đón năm mới 2024, chủ đề “Hội tụ Thủ Đức”.

Cánh đồng hoa hướng dương dọc bờ sông Sài Gòn sẽ đón khách từ 23/12

Cánh đồng hoa hướng dương dọc bờ sông Sài Gòn sẽ đón khách từ 23/12

VOV.VN - Cánh đồng hoa hướng dương bờ sông Sài Gòn (TP. Thủ Đức) đối diện Quận 1 sẽ hoàn thiện giai đoạn 1 và mở cửa đón người dân, du khách từ 23/12. Đây là điểm nhấn trong Tuần lễ hoạt động chào đón năm mới 2024, chủ đề “Hội tụ Thủ Đức”.

Sông Sài Gòn hoàn toàn có thể trở thành dòng sông di sản, giá trị kinh tế lớn
Sông Sài Gòn hoàn toàn có thể trở thành dòng sông di sản, giá trị kinh tế lớn

VOV.VN - Phát biểu tại tọa đàm “Tiềm năng phát triển du thuyền và kinh tế ven sông Sài Gòn”, do Báo Pháp luật TP.HCM tổ chức sáng 12/12, các đại biểu cho rằng, TP.HCM cần nhìn rộng ra các lợi ích dọc bờ sông chứ không nên chăm chăm nhìn vào hai bên bờ sông để phát triển bất động sản.

Sông Sài Gòn hoàn toàn có thể trở thành dòng sông di sản, giá trị kinh tế lớn

Sông Sài Gòn hoàn toàn có thể trở thành dòng sông di sản, giá trị kinh tế lớn

VOV.VN - Phát biểu tại tọa đàm “Tiềm năng phát triển du thuyền và kinh tế ven sông Sài Gòn”, do Báo Pháp luật TP.HCM tổ chức sáng 12/12, các đại biểu cho rằng, TP.HCM cần nhìn rộng ra các lợi ích dọc bờ sông chứ không nên chăm chăm nhìn vào hai bên bờ sông để phát triển bất động sản.

Cầu đi bộ qua sông Sài Gòn trị giá 1000 tỷ đồng sẽ là điểm check-in thú vị
Cầu đi bộ qua sông Sài Gòn trị giá 1000 tỷ đồng sẽ là điểm check-in thú vị

VOV.VN - Cầu đi bộ nối 2 bờ sông Sài Gòn, nối 2 trung tâm lớn của TP.HCM là công trình có ý nghĩa nhân văn, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo điểm nhấn cảnh quan.

Cầu đi bộ qua sông Sài Gòn trị giá 1000 tỷ đồng sẽ là điểm check-in thú vị

Cầu đi bộ qua sông Sài Gòn trị giá 1000 tỷ đồng sẽ là điểm check-in thú vị

VOV.VN - Cầu đi bộ nối 2 bờ sông Sài Gòn, nối 2 trung tâm lớn của TP.HCM là công trình có ý nghĩa nhân văn, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo điểm nhấn cảnh quan.

TP.HCM chấp thuận chủ trương đầu tư và tiếp nhận vốn xây cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
TP.HCM chấp thuận chủ trương đầu tư và tiếp nhận vốn xây cầu đi bộ qua sông Sài Gòn

VOV.VN - UBND TP.HCM vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và tiếp nhận nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước để đầu tư xây dựng công trình cầu đi bộ qua sông Sài Gòn.

TP.HCM chấp thuận chủ trương đầu tư và tiếp nhận vốn xây cầu đi bộ qua sông Sài Gòn

TP.HCM chấp thuận chủ trương đầu tư và tiếp nhận vốn xây cầu đi bộ qua sông Sài Gòn

VOV.VN - UBND TP.HCM vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và tiếp nhận nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước để đầu tư xây dựng công trình cầu đi bộ qua sông Sài Gòn.

Cần tầm nhìn xa để phát huy tiềm năng sông Sài Gòn
Cần tầm nhìn xa để phát huy tiềm năng sông Sài Gòn

VOV.VN - Tại hội thảo “Ảnh hưởng của tĩnh không cầu Thủ Thiêm 4 đến tiềm năng phát triển du lịch khu vực cảng Sài Gòn” do Báo Nhân Dân tổ chức chiều nay (18/8) tại TP.HCM, các chuyên gia, nhà khoa học đều khẳng định cần phải nâng tĩnh không cầu lên và có nhiều giải pháp để phát huy cao nhất tiềm năng, thế mạnh sông nước, có tầm nhìn để không phải trả giá trong tương lai.

Cần tầm nhìn xa để phát huy tiềm năng sông Sài Gòn

Cần tầm nhìn xa để phát huy tiềm năng sông Sài Gòn

VOV.VN - Tại hội thảo “Ảnh hưởng của tĩnh không cầu Thủ Thiêm 4 đến tiềm năng phát triển du lịch khu vực cảng Sài Gòn” do Báo Nhân Dân tổ chức chiều nay (18/8) tại TP.HCM, các chuyên gia, nhà khoa học đều khẳng định cần phải nâng tĩnh không cầu lên và có nhiều giải pháp để phát huy cao nhất tiềm năng, thế mạnh sông nước, có tầm nhìn để không phải trả giá trong tương lai.

TP.HCM sẽ khai thác du lịch trên tất cả tuyến sông Sài Gòn
TP.HCM sẽ khai thác du lịch trên tất cả tuyến sông Sài Gòn

VOV.VN - UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch đường thủy giai đoạn 2023 – 2025. Theo đó, Thành phố đặt mục tiêu đến năm 2025, sản phẩm du lịch đường thủy được khai thác trên tất cả các tuyến sông Sài Gòn (Nhà Bè, Soài Rạp, Lòng Tàu), liên kết Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, Long An, Bến Tre và các tuyến kênh nội đô.

TP.HCM sẽ khai thác du lịch trên tất cả tuyến sông Sài Gòn

TP.HCM sẽ khai thác du lịch trên tất cả tuyến sông Sài Gòn

VOV.VN - UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch đường thủy giai đoạn 2023 – 2025. Theo đó, Thành phố đặt mục tiêu đến năm 2025, sản phẩm du lịch đường thủy được khai thác trên tất cả các tuyến sông Sài Gòn (Nhà Bè, Soài Rạp, Lòng Tàu), liên kết Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, Long An, Bến Tre và các tuyến kênh nội đô.