Doanh nghiệp có cơ hội quảng bá sản phẩm tại thị trường Saudi Arabia

VOV.VN - Các doanh nghiệp Việt Nam có mong muốn xuất khẩu sang thị trường Ả-rập có thể gửi hàng mẫu, hàng dùng thử thông qua các đầu mối tại Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia.

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam quảng bá hàng hóa xuất khẩu vào thị trường Saudi Arabia và các địa bàn kiêm nhiệm, trong điều kiện đại dịch Covid-19, Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia (ĐSQ) vận động doanh nghiệp có mong muốn xuất khẩu sang thị trường Ả-rập tiếp tục gửi hàng mẫu, hàng dùng thử. Đại sứ quán sẽ đề nghị hãng hàng không vận chuyển sang theo chuyến bay hồi hương sắp tới.

Trên cơ sở khảo sát thị trường gần đây, ĐSQ thấy thị trường quan tâm đến các nhóm hàng đồ gốm sứ, thủ công mỹ nghệ, nông sản khô, hạt tiêu, cà phê chưa rang xay, cà phê hòa tan, thực phẩm, cá hộp, than củi và trầm hương.

Khi doanh nghiệp xuất khẩu muốn gửi hàng để giới thiệu sản phẩm cần đáp ứng các điều kiện như có trang mạng (website hoặc fanpage tiếng Việt (nếu có phần Tiếng Anh càng tốt); Doanh nghiệp cần có địa chỉ email và người đại diện giao dịch bằng Tiếng Anh; Doanh nghiệp có catalogue, profile công ty kèm sản sao công chứng đăng ký kinh doanh (hoặc ghi rõ Mã số doanh nghiệp), riêng bản mềm cần gửi vào email: arx@moit.gov.vn;

Ngoài ra, doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần cung cấp 2 hộp business card. Riêng sản phẩm hàng hóa cho khách dùng thử, doanh nghiệp vui lòng gửi đủ số lượng phù hợp với thời hạn sử dụng ghi trên bao bì. Riêng đối với hàng dệt may, nông sản tươi, đề nghị doanh nghiệp không gửi hàng mẫu.

Để biết thêm yêu cầu của nước sở tại về tiêu chuẩn đo lường chất lượng và về quản lý thực phẩm và dược phẩm, hoặc về các vấn đề khác, các doanh nghiệp có thể liên hệ với ĐSQ theo đầu mối: Anh Trần Trọng Kim, Bí thư thứ nhất Phụ trách Thương vụ. Điện thoại: +966544326015 (có Whatsapp); email: hoangkimcdtp@gmail.com.

Đầu mối liên hệ gửi hàng đến anh Đặng Xuân Tùng (Saigonvan) số điện thoại 0936080248 (Anh Tùng sẽ cung cấp địa chỉ tập hợp hàng mẫu Bắc – Trung – Nam). Thời hạn tiếp nhận không muộn hơn ngày 20/5/2021.

Thời gian qua, Saudi Arabia là thị trường lớn và là một trong những đối tác quan trọng của Việt Nam tại khu vực Trung Đông-châu Phi. Quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Saudi Arabia liên tục phát triển tích cực, cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu giữa hai nước có tính chất bổ sung lẫn nhau.

Theo đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước liên tục tăng nhanh và đạt mức cao nhất là 1,87 tỷ USD vào năm 2014. Riêng năm 2020, mặc dù trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu nhưng kim ngạch hai chiều giữa hai nước vẫn đạt 1,6 tỷ USD./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cảnh báo nông sản, thực phẩm nhập khẩu vào Saudi Arabia
Cảnh báo nông sản, thực phẩm nhập khẩu vào Saudi Arabia

VOV.VN - 11 mặt hàng xuất khẩu vào thị trường này vi phạm các tiêu chuẩn, quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm và dán nhãn hàng hóa…

Cảnh báo nông sản, thực phẩm nhập khẩu vào Saudi Arabia

Cảnh báo nông sản, thực phẩm nhập khẩu vào Saudi Arabia

VOV.VN - 11 mặt hàng xuất khẩu vào thị trường này vi phạm các tiêu chuẩn, quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm và dán nhãn hàng hóa…

Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - Saudi Arabia họp lần thứ 2
Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - Saudi Arabia họp lần thứ 2

VOV.VN -Chiều 26/3, hai đồng Chủ tịch Ủy ban hỗn hợp hai nước chính thức Ký biên bản Kỳ họp lần thứ hai.

Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - Saudi Arabia họp lần thứ 2

Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - Saudi Arabia họp lần thứ 2

VOV.VN -Chiều 26/3, hai đồng Chủ tịch Ủy ban hỗn hợp hai nước chính thức Ký biên bản Kỳ họp lần thứ hai.

Giá dầu trượt dốc, Saudi Arabia vay 4 tỷ USD bù hụt ngân sách
Giá dầu trượt dốc, Saudi Arabia vay 4 tỷ USD bù hụt ngân sách

VOV.VN -Saudi Arabia vừa phải vay 4 tỷ USD từ các ngân hàng địa phương để bù thâm hụt ngân sách gây ra bởi sự sụt giảm của giá dầu.

Giá dầu trượt dốc, Saudi Arabia vay 4 tỷ USD bù hụt ngân sách

Giá dầu trượt dốc, Saudi Arabia vay 4 tỷ USD bù hụt ngân sách

VOV.VN -Saudi Arabia vừa phải vay 4 tỷ USD từ các ngân hàng địa phương để bù thâm hụt ngân sách gây ra bởi sự sụt giảm của giá dầu.