Doanh nghiệp Hàn Quốc tìm hiểu đầu tư vào nông nghiệp tại Đồng Tháp

VOV.VN - Chiều 6/6 lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Tháp đã có buổi tiếp và làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KorCham) đến tìm hiểu, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao và hợp tác lao động.

Tại buổi làm việc ông Hongsun, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết, doanh nghiệp Hàn Quốc đang có xu hướng đẩy mạnh đầu tư tại các tỉnh, thành khu vực miền Tây, trong đó có Đồng Tháp. Do đó, Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam muốn hiểu thêm về những tiềm năng, thế mạnh của Đồng Tháp, từ đó làm cơ sở kết nối các doanh nghiệp Hàn Quốc đến đầu tư. Trong đó, mong muốn tìm hiểu đầu tư ở lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao; hợp tác lao động sang làm việc tại Hàn Quốc và trao đổi thương mại một số sản phẩm nông nghiệp của Hàn Quốc như phân bón, máy móc.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Đồng Tháp cũng thông tin về tình hình đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Đến nay, Đồng Tháp đã đưa khoảng 11.000 lao động sang làm việc ở nước ngoài, trong đó có khoảng 1.200 lao động sang làm việc tại Hàn Quốc.

Ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp nhấn mạnh, Đồng Tháp là một trong những địa phương đi đầu trong triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, hướng đến sản xuất nông nghiệp xanh bền vững; triển khai rất hiệu quả chương trình đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài với tinh thần “Đi làm thuê – Về làm chủ”; hạ tầng giao thông từng bước hoàn thiện; hạ tầng khu, cụm công nghiệp sẵn sàng đón nhà đầu tư.

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp mong muốn Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam sẽ là cầu nối để các doanh nghiệp Hàn Quốc đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Đồng Tháp, đồng thời khẳng định địa phương sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư, trong đó có nhà đầu tư Hàn Quốc đến đầu tư tại Đồng Tháp.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

50 thành phố ở Trung Quốc nới lỏng hạn chế mua nhà, vực dậy thị trường BĐS
50 thành phố ở Trung Quốc nới lỏng hạn chế mua nhà, vực dậy thị trường BĐS

VOV.VN - Theo một thống kê chưa đầy đủ, khoảng 50 thành phố của Trung Quốc đã điều chỉnh chính sách mua nhà theo hướng nới lỏng các biện pháp hạn chế và khuyến khích mua bán nhà ở đô thị để thúc đẩy sự phục hồi của thị trường bất động sản…

50 thành phố ở Trung Quốc nới lỏng hạn chế mua nhà, vực dậy thị trường BĐS

50 thành phố ở Trung Quốc nới lỏng hạn chế mua nhà, vực dậy thị trường BĐS

VOV.VN - Theo một thống kê chưa đầy đủ, khoảng 50 thành phố của Trung Quốc đã điều chỉnh chính sách mua nhà theo hướng nới lỏng các biện pháp hạn chế và khuyến khích mua bán nhà ở đô thị để thúc đẩy sự phục hồi của thị trường bất động sản…

170 giao dịch thành công tại giao thương trực tiếp Việt Nam - Hàn Quốc
170 giao dịch thành công tại giao thương trực tiếp Việt Nam - Hàn Quốc

VOV.VN - 170 giao dịch đã diễn ra thành công tại giao thương trực tiếp, sau khi doanh nghiệp hai bên tập trung trao đổi để xây dựng giá xuất khẩu phù hợp và kế hoạch nhập khẩu trong thời gian tới.

170 giao dịch thành công tại giao thương trực tiếp Việt Nam - Hàn Quốc

170 giao dịch thành công tại giao thương trực tiếp Việt Nam - Hàn Quốc

VOV.VN - 170 giao dịch đã diễn ra thành công tại giao thương trực tiếp, sau khi doanh nghiệp hai bên tập trung trao đổi để xây dựng giá xuất khẩu phù hợp và kế hoạch nhập khẩu trong thời gian tới.

Kiểm soát và thích ứng hạn mặn, nhiệm vụ phải làm cho vựa lúa quốc gia
Kiểm soát và thích ứng hạn mặn, nhiệm vụ phải làm cho vựa lúa quốc gia

VOV.VN - Những bất lợi của khu vực Tây Nam bộ trước diễn biến thực tế khó khăn do hạn, mặn xâm nhập. Trong đó, ngoài những yếu tố tự nhiên gây tác động tiêu cực đến đời sống, sản xuất và sinh hoạt của cư dân trong vùng thì việc quản lý và khai thác nguồn tài nguyên của con người cũng là một tác nhân ảnh hưởng.

Kiểm soát và thích ứng hạn mặn, nhiệm vụ phải làm cho vựa lúa quốc gia

Kiểm soát và thích ứng hạn mặn, nhiệm vụ phải làm cho vựa lúa quốc gia

VOV.VN - Những bất lợi của khu vực Tây Nam bộ trước diễn biến thực tế khó khăn do hạn, mặn xâm nhập. Trong đó, ngoài những yếu tố tự nhiên gây tác động tiêu cực đến đời sống, sản xuất và sinh hoạt của cư dân trong vùng thì việc quản lý và khai thác nguồn tài nguyên của con người cũng là một tác nhân ảnh hưởng.