Doanh nghiệp TP.HCM đồng thuận phát triển kinh tế xanh

VOV.VN - TP.HCM đang tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó xác định tăng trưởng xanh là động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững.

Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP.HCM lần thứ 4 năm 2023 với chủ đề “Tăng trưởng xanh- Hành trình hướng tới giảm phát thải ròng bằng 0”, chiều 14/9 diễn ra Chương trình gặp gỡ giữa lãnh đạo UBND TP.HCM với 100 CEO các tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước áp dụng mô hình kinh tế xanh.

Phát biểu tại chương trình gặp gỡ, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, TP.HCM đang đối mặt với nhiều thách thức như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông…cũng như những tác động mang tính chu kỳ của quá trình phát triển kinh tế. Để ứng phó với những thách thức này, TP.HCM đang tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó xác định tăng trưởng xanh là động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững.

Hiện tại, TP.HCM tiêu thụ điện sạch chỉ chiếm 7,6%. Mục tiêu của TP.HCM là đến năm 2030 đạt 35- 40% điện sạch. Vấn đề đặt ra cho chuyển đổi năng lượng thành phố là chính sách, vốn và công nghệ.

Về giao thông, thành phố đang hướng tới giao thông xanh tăng cường sử dụng phương tiện giao thông công cộng, giảm phương tiện cá nhân…vì giao thông đường bộ hiện chiếm 18,5% lượng phát thải khí nhà kính ở Việt Nam.

TP.HCM rất quyết tâm bằng việc nghiên cứu đề ra khung chiến lược kinh tế xanh, cam kết mạnh mẽ bố trí đầy đủ nguồn lực để thực hiện kinh tế xanh, hướng tới phát triển bền vững và thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050. TP.HCM thí điểm hướng đến năm 2030 Cần Giờ đạt NET ZERO. 

Nhiều đại biểu cho rằng, để tăng trưởng xanh, DN nên tăng cường tái sử dụng các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu tái chế, sử dụng các nguồn năng lượng sạch, tiết giảm năng lượng trong quá trình sản xuất, tối ưu hóa quá trình công nghệ tích hợp xử lý chất thải theo quy trình tuần hoàn, xử lý rác thải tạo ra năng lượng.

Ông Han Sang Deog, Phó Tổng giám đốc điều hành Samsung Engineering đề xuất một chiến lược mang tên “Tổ hợp môi trường tích hợp” cho các dự án môi trường tại Việt Nam. 

Còn bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch HĐQT Công ty điện lạnh REE cho rằng, DN cũng mong muốn chính quyền thành phố có nhiều hành động hơn cho tăng trưởng xanh và DN đang đợi để chung tay làm.

“Sứ mệnh của DN là sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên tiết kiệm, giảm đáng kể phế phẩm, phế liệu và tái tạo. DN có kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm, tăng dần trong trong sản xuất trong kinh doanh, lắp ráp năng lương trên mái nhà, sử dụng trực tiếp 1 lượng năng lượng tái tạo”, bà Thanh nêu định hướng của DN.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng yêu cầu tỉnh Kon Tum chú trọng phát triển kinh tế xanh, kinh tế số
Thủ tướng yêu cầu tỉnh Kon Tum chú trọng phát triển kinh tế xanh, kinh tế số

VOV.VN - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo 376/TB-VPCP ngày 13/9/2023 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Kon Tum.

Thủ tướng yêu cầu tỉnh Kon Tum chú trọng phát triển kinh tế xanh, kinh tế số

Thủ tướng yêu cầu tỉnh Kon Tum chú trọng phát triển kinh tế xanh, kinh tế số

VOV.VN - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo 376/TB-VPCP ngày 13/9/2023 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Kon Tum.

Tìm nguồn vốn hiệu quả đầu tư cho kinh tế xanh
Tìm nguồn vốn hiệu quả đầu tư cho kinh tế xanh

VOV.VN - Năm 2022, kết quả dư nợ cho lĩnh vực tín dụng xanh của ngành ngân hàng là 488.000 tỷ đồng, tăng bình quân trong 5 năm từ 2016-2021 là 25% (trong khi tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân của cả nước khoảng 15%). Tốc độ tăng này được đánh giá là khá nhanh và cũng là một trong những định hướng về tập trung nguồn lực cho lĩnh vực kinh tế xanh của Chính phủ.

Tìm nguồn vốn hiệu quả đầu tư cho kinh tế xanh

Tìm nguồn vốn hiệu quả đầu tư cho kinh tế xanh

VOV.VN - Năm 2022, kết quả dư nợ cho lĩnh vực tín dụng xanh của ngành ngân hàng là 488.000 tỷ đồng, tăng bình quân trong 5 năm từ 2016-2021 là 25% (trong khi tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân của cả nước khoảng 15%). Tốc độ tăng này được đánh giá là khá nhanh và cũng là một trong những định hướng về tập trung nguồn lực cho lĩnh vực kinh tế xanh của Chính phủ.

Kinh tế xanh - chìa khóa để giữ biển mạnh giàu
Kinh tế xanh - chìa khóa để giữ biển mạnh giàu

VOV.VN - ĐBSCL không chỉ nổi tiếng là vựa lúa, vựa trái cây mà còn là trung tâm sản xuất thủy sản với 65% sản lượng và 60% giá trị xuất khẩu, đóng vai trò quan trọng về chiến lược phát triển kinh tế biển quốc gia.

Kinh tế xanh - chìa khóa để giữ biển mạnh giàu

Kinh tế xanh - chìa khóa để giữ biển mạnh giàu

VOV.VN - ĐBSCL không chỉ nổi tiếng là vựa lúa, vựa trái cây mà còn là trung tâm sản xuất thủy sản với 65% sản lượng và 60% giá trị xuất khẩu, đóng vai trò quan trọng về chiến lược phát triển kinh tế biển quốc gia.

Chú trọng phát triển kinh tế xanh và bền vững để bắt kịp xu thế
Chú trọng phát triển kinh tế xanh và bền vững để bắt kịp xu thế

VOV.VN - Dự báo thời gian tới sẽ có nhiều yếu tố khó đoán định tác động đến kinh tế của đất nước. Do đó, các chuyên gia kinh tế cho rằng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, kinh tế xanh và hội nhập là những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.

Chú trọng phát triển kinh tế xanh và bền vững để bắt kịp xu thế

Chú trọng phát triển kinh tế xanh và bền vững để bắt kịp xu thế

VOV.VN - Dự báo thời gian tới sẽ có nhiều yếu tố khó đoán định tác động đến kinh tế của đất nước. Do đó, các chuyên gia kinh tế cho rằng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, kinh tế xanh và hội nhập là những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.