Khẳng định ưu thế hàng Việt Nam

VOV.VN - Dù chịu sức ép cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm nhập ngoại nhưng hàng hóa của các doanh nghiệp sản xuất trong nước ngày càng chiếm ưu thế trên thị trường nhờ chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả phù hợp… Điều này khẳng định vị thế và chỗ đứng vững chắc của hàng Việt ngay trên sân nhà.

Dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, thay vì lựa chọn bánh mứt, kẹo ngoại nhập, nhiều người tiêu dùng lại ưu tiên lựa chọn các đặc sản trong nước. Bên cạnh chất lượng tốt, mẫu mã đẹp và giá phù hợp, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng Việt đã khai thác yếu tố văn hóa dân tộc, đặc sản vùng miền để tiếp cận người tiêu dùng trong nước và quốc tế.

“Chất lượng hàng Việt Nam đã được cải thiện hơn rất nhiều và đa dạng về mẫu mã sản phẩm, giá thành cũng là khá hợp lý. Cá nhân ưu tiên sử dụng hàng Việt, phù hợp với nhu cầu hiện nay cũng như giá thành được thiết kế để phù hợp với túi tiền của người Việt”, một người tiêu dùng chia sẻ.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, ở kênh bán lẻ hiện đại, tỷ lệ hàng Việt bày bán tại siêu thị, cửa hàng của các doanh nghiệp trong nước hiện hơn 90%, tại các hệ thống siêu thị nước ngoài từ 60% - 96%. Ở kênh bán lẻ truyền thống, tỷ lệ hàng Việt tại chợ, cửa hàng tạp hóa cũng chiếm từ 60% trở lên. Theo Ban Chỉ đạo cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", sức mua hàng Việt ngày càng tăng cao, có hơn 90% người tiêu dùng cho biết sẽ ưu tiên mua hàng Việt khi đi mua sắm; 75% người tiêu dùng khuyên người thân, bạn bè nên mua hàng Việt…

Thành quả đáng tự hào này là kết quả nỗ lực không ngừng của doanh nghiệp, trong đó có vai trò tiên phong của những hệ thống phân phối, bán lẻ, điển hình là Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM - Saigon Co.op. Ông Lê Văn Liêm - Giám đốc khu vực Miền Bắc Liên hiệp HTX Thương mại TP.HCM cho biết: “Đơn vị bán lẻ có những bước chuyển mình để phù hợp nhất. Thứ nhất là lựa chọn kênh bán lẻ phù hợp. Thứ hai là đa kênh bán hàng, không phải phục vụ riêng cho những đối tượng mà trước đây đã phục vụ, bây giờ có những thế hệ mới, các bạn có những nhu cầu khác phải thay đổi cho kịp thời. Thứ ba, các doanh nghiệp cân đối các danh mục sản phẩm. Ví dụ như là bây giờ mua hàng không những thiết yếu mà thiết yếu trong thiết yếu, do vậy, Saigon Co.op phối hợp với nhà sản xuất công tác chuẩn bị, thực hiện một số công tác bình ổn. Không riêng Saigon Co.op, các đơn vị khác cũng có những hình thức thay đổi để làm sao phù hợp”.

Quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam đã vượt con số 180 tỷ USD trong năm 2023 và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tiếp theo. Doanh thu kênh bán lẻ tạp hóa của Việt Nam giai đoạn 2024 - 2029 dự báo tăng trưởng bình quân 6,3%, trong đó chuỗi đại siêu thị, siêu thị, minimart và cửa hàng tiện lợi tăng trưởng khoảng 9,6%. Những yếu tố này đã khiến Việt Nam trở thành mảnh đất “màu mỡ” cho các nhà bán lẻ, đồng thời đây cũng là thời cơ để các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, mở rộng kênh phân phối trong nước cho hàng Việt Nam chất lượng toàn cầu, hàng Việt Nam có chất lượng quốc gia và thương hiệu quốc gia.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Điểm sáng tạo nền tảng tích cực cho kinh tế Việt Nam năm 2024
Điểm sáng tạo nền tảng tích cực cho kinh tế Việt Nam năm 2024

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, thời cơ, quy mô, tiềm lực của nền kinh tế Việt Nam không ngừng được mở rộng; Các yếu tố nền tảng về thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo... tiếp tục được nâng lên. Đó là những thuận lợi tạo nền tảng tích cực cho tăng trưởng kinh năm 2024.

Điểm sáng tạo nền tảng tích cực cho kinh tế Việt Nam năm 2024

Điểm sáng tạo nền tảng tích cực cho kinh tế Việt Nam năm 2024

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, thời cơ, quy mô, tiềm lực của nền kinh tế Việt Nam không ngừng được mở rộng; Các yếu tố nền tảng về thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo... tiếp tục được nâng lên. Đó là những thuận lợi tạo nền tảng tích cực cho tăng trưởng kinh năm 2024.

Điểm sáng trên bức tranh kinh tế Việt Nam tháng 1/2024
Điểm sáng trên bức tranh kinh tế Việt Nam tháng 1/2024

VOV.VN - Theo số liệu mới được Tổng cục Thống kê công bố, những điểm sáng kinh tế tháng 1/2024 có thể kể đến là chỉ số sản xuất công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu hay số doanh nghiệp thành lập...

Điểm sáng trên bức tranh kinh tế Việt Nam tháng 1/2024

Điểm sáng trên bức tranh kinh tế Việt Nam tháng 1/2024

VOV.VN - Theo số liệu mới được Tổng cục Thống kê công bố, những điểm sáng kinh tế tháng 1/2024 có thể kể đến là chỉ số sản xuất công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu hay số doanh nghiệp thành lập...

Nông nghiệp Việt Nam – về đích ngoạn mục, bứt phá vươn xa
Nông nghiệp Việt Nam – về đích ngoạn mục, bứt phá vươn xa

VOV.VN - Tăng trưởng ngoạn mục từ trong khó khăn đó là dấu ấn đậm nét của ngành nông nghiệp trong năm 2023. Mặc dù mọi lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng tiêu cực bởi suy thoái thương mại toàn cầu đặc biệt là về thị trường xuất khẩu lâm sản và thủy sản, song tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp vẫn đạt 3,83%, cao nhất trong nhiều năm trở lại đây...

Nông nghiệp Việt Nam – về đích ngoạn mục, bứt phá vươn xa

Nông nghiệp Việt Nam – về đích ngoạn mục, bứt phá vươn xa

VOV.VN - Tăng trưởng ngoạn mục từ trong khó khăn đó là dấu ấn đậm nét của ngành nông nghiệp trong năm 2023. Mặc dù mọi lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng tiêu cực bởi suy thoái thương mại toàn cầu đặc biệt là về thị trường xuất khẩu lâm sản và thủy sản, song tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp vẫn đạt 3,83%, cao nhất trong nhiều năm trở lại đây...