Kinh tế số - động lực tăng trưởng kinh tế TP.HCM

VOV.VN - Chuyển đổi số, phát triển kinh tế số là xu hướng tất yếu, tuy nhiên để đạt được mục tiêu đề ra, TP.HCM cần tiếp tục chú trọng đầu tư cho phát triển hạ tầng số lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, xây dựng cơ sở dữ liệu...

TP.HCM là nơi tiên phong trong cả nước thực hiện phát triển kinh tế số. Thành phố đặt mục tiêu đến 2025, kinh tế số chiếm tỷ trọng 25% trong GRDP và đến 2030 là 40%. Để đạt mục tiêu đó, TP.HCM đã và đang xây dựng nhiều chính sách thúc đẩy phát kinh tế số. 

Công ty TNHH Gia An ở quận Bình Tân, chuyên sản xuất khóa số chống trộm và thiết bị định vị trên xe ô tô. Nhờ chuyển đổi số ở khâu sản xuất và kế toán mà doanh nghiệp này tiết giảm được nhiều chi phí đồng thời hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng tăng từ 25-30% so với trước. Doanh nghiệp đang tiếp tục chuyển đổi số ở khâu bán hàng online vì hiện nay công ty đang tốn khá nhiều nhân lực cho bộ phận cập nhật nhập dữ liệu sản phẩm, khách hàng ở sàn thương mại điện tử.

Bà Phạm Thúy An, Giám đốc Công ty TNHH Gia An chia sẻ, trong quá trình chuyển đổi số, công ty rất cần sự hỗ trợ, tư vấn về giải pháp công nghệ phù hợp.

"Thời đại này mà không chuyển đổi số thì sẽ không chạy kịp thị trường. Với công ty công nghệ như chúng tôi, việc chuyển đổi số rất quan trọng, cấp thiết. Công ty cần đơn vị tư vấn phù hợp với khả năng, nội lực để tìm giải pháp chuyển đổi số phù hợp với tài chính, nhân lực" - bà Phạm Thúy An chia sẻ.

Chuyển đổi số đang là nhu cầu của rất nhiều doanh nghiệp ở TP.HCM, song nhiều doanh nghiệp chưa biết nên bắt đầu từ đâu. Theo kinh nghiệm của những doanh nghiệp chuyển đổi số thành công thì việc chuyển đổi phải làm từ từ, chọn từng khâu, từng phần chứ không thể dàn hàng ngang làm.

Trước khó khăn của doanh nghiệp, TP.HCM đã thành lập Trung tâm Hỗ trợ và tư vấn chuyển đổi số. Bên cạnh đó, nhiều công ty cung cấp dịch vụ chuyển đổi số cũng có nhiều giải pháp, công cụ cho từng ngành nghề, nghiệp vụ, dịch vụ của từng doanh nghiệp.

Ông Lê Hữu Nguyên, Giám đốc Công ty MISA Chi nhánh tại TP.HCM cho biết, tùy theo nhu cầu, chi phí của doanh nghiệp, tùy vào điểm yếu của doanh nghiệp để tiến hành chuyển đổi số. Áp dụng công nghệ để giải quyết từng vấn đề nhỏ nhất của doanh nghiệp, không nên làm đồng loạt vì còn liên quan đến chi phí của doanh nghiệp, nhận thức của đội ngũ nhân viên. Nếu áp dụng không hợp lý thì chuyển đổi sẽ không thành công.

TP.HCM là nơi có tỷ lệ dân số sử dụng điện thoại thông minh cao nhất cả nước, hạ tầng cáp quang, internet băng thông rộng, hạ tầng di động 3G, 4G phủ 100% xã, phường...Đây cũng là điều kiện thuận lợi để thành phố đẩy mạnh chuyển đổi số. Tuy nhiên, việc chuyển đổi số cần đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, cơ sở hạ tầng công nghệ cho chuyển đổi số như: kết nối 5G và sau 5G, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, internet kết nối vạn vật, đảm bảo an ninh mạng… phải đạt một chất lượng nhất định.

Bà Đặng Thị Mỹ Châu, Phó Tổng giám đốc Trung tâm đổi mới sáng tạo Viet Locus cho rằng, doanh nghiệp mong muốn chính quyền kiến tạo được hệ sinh thái và xây dựng nền tảng đa dạng để có thể tương tác trên môi trường số và có những chính sách đồng bộ, liên thông và có tính nhạy bén cao.

"TP.HCM nên xây dựng những cơ chế đặc biệt dành cho những doanh nghiệp tham gia vào chuyển đổi số thì sẽ có được những lợi thế gì đi trước. Đơn cử như có những dự án lớn, nhỏ trong tầm kinh tế vĩ mô có thể ưu tiên cho doanh nghiệp nếu như họ có khả năng và công nghệ đã ứng dụng được chuyển đổi số" - bà Đặng Thị Mỹ Châu cho biết.

Chuyển đổi số, phát triển kinh tế số là xu hướng tất yếu, tuy nhiên để đạt được mục tiêu đề ra, TP.HCM cần tiếp tục chú trọng đầu tư cho phát triển hạ tầng số lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, xây dựng cơ sở dữ liệu, thiết bị dùng chung, đẩy nhanh số hóa. Thành phố cần xây dựng cơ chế hỗ trợ đặc biệt ưu tiên thúc đẩy hợp tác nghiên cứu ứng dụng công nghệ số giữa khu vực nghiên cứu và khu vực công nghiệp.

Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, thành phố xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số. Trong đó, có những nội dung Nhà nước phải tham gia, có những nội dung doanh nghiệp là nền tảng, đặc biệt doanh nghiệp công nghệ thông tin- viễn thông phải tham gia, thậm chí phải giảm phí, hay cung cấp dịch bằng 0 để cho nền tảng vận hành. Cơ chế chính sách nào thuộc thẩm quyền của thành phố thì thành phố sẽ làm ngay, còn cái nào vượt thẩm quyền thì thành phố sẽ kiến nghị Trung ương.  

Kinh tế số liên quan đến công nghệ, vì vậy thành phố cần chuyển động nhanh hơn nữa và hoàn thiện các cơ chế chính sách, nâng cấp cơ sở hạ tầng và tạo hệ sinh thái thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển kinh tế số. Đó sẽ là động lực và tạo thêm sức bật cho kinh tế TP.HCM tăng trưởng nhanh hơn nữa trong thời gian tới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

TP.HCM tìm giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế số
TP.HCM tìm giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế số

VOV.VN - Sáng nay (28/3) UBND TP.HCM tổ chức họp báo về Diễn đàn Kinh tế TP.HCM năm 2022 (HEF 2022). Diễn đàn dự kiến có hơn 900 đại biểu bao gồm lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, đại diện các cơ quan ngoại giao, các định chế tài chính quốc tế và chuyên gia kinh tế.

TP.HCM tìm giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế số

TP.HCM tìm giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế số

VOV.VN - Sáng nay (28/3) UBND TP.HCM tổ chức họp báo về Diễn đàn Kinh tế TP.HCM năm 2022 (HEF 2022). Diễn đàn dự kiến có hơn 900 đại biểu bao gồm lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, đại diện các cơ quan ngoại giao, các định chế tài chính quốc tế và chuyên gia kinh tế.

TP.HCM rất có tiềm năng để phát triển kinh tế số
TP.HCM rất có tiềm năng để phát triển kinh tế số

VOV.VN - Sáng 25/3, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức Tọa đàm "Kinh tế số - Triển vọng và định hướng phát triển trên địa bàn TP.HCM" gợi mở các định hướng chính sách phát triển kinh tế số trong giai đoạn tới.

TP.HCM rất có tiềm năng để phát triển kinh tế số

TP.HCM rất có tiềm năng để phát triển kinh tế số

VOV.VN - Sáng 25/3, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức Tọa đàm "Kinh tế số - Triển vọng và định hướng phát triển trên địa bàn TP.HCM" gợi mở các định hướng chính sách phát triển kinh tế số trong giai đoạn tới.

"Cả hệ thống chính trị vào cuộc chuyển đổi sang nền kinh tế số với phát thải thấp"
"Cả hệ thống chính trị vào cuộc chuyển đổi sang nền kinh tế số với phát thải thấp"

VOV.VN - Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi cả hệ thống chính trị vào cuộc chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế số với phát thải thấp. Các bộ, ngành địa phương kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, phải đoàn kết chung sức đồng lòng hành động! xây dựng Việt Nam xanh, hành tinh xanh! 

"Cả hệ thống chính trị vào cuộc chuyển đổi sang nền kinh tế số với phát thải thấp"

"Cả hệ thống chính trị vào cuộc chuyển đổi sang nền kinh tế số với phát thải thấp"

VOV.VN - Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi cả hệ thống chính trị vào cuộc chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế số với phát thải thấp. Các bộ, ngành địa phương kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, phải đoàn kết chung sức đồng lòng hành động! xây dựng Việt Nam xanh, hành tinh xanh!