Lào Cai cần sớm gỡ nút thắt giải ngân vốn đầu tư

VOV.VN - 27% là tỉ lệ giải ngân nguồn vốn đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia tại Lào Cai trong nửa đầu năm 2023, con số này rất thấp so với tiến độ đề ra. Không ít khó khăn ảnh hưởng đến việc giải ngân nguồn vốn đòi hỏi tỉnh sớm có giải pháp tháo gỡ.

Trong 3 Chương trình mục tiêu, giải ngân nguồn vốn thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững, hỗ trợ đồng bào miền núi là khó khăn nhất tại Lào Cai. Theo ông Nguyễn Quang Vĩnh, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, các chương trình này xây dựng cho giai đoạn 2021-2025. Tuy nhiên, 2 năm đầu nguồn vốn bố trí ít, đến năm 2023 số vốn cần giải ngân lại quá lớn, với 873 tỷ đồng. Trong khi đó, việc thiếu hướng dẫn của Trung ương là nguyên nhân khiến việc giải ngân các nguồn vốn này gặp khó.

“Tỉnh Lào Cai chỉ đạo các huyện tập trung trồng rừng sản xuất vào năm 2021, 2022, trong đó riêng năm 2021 trồng trên 10.000 ha; năm 2022 trồng trên 7.000 ha, đến năm 2023 kế hoạch chỉ còn 3.000 ha. Nhưng năm 2021 trồng rừng xong rồi không có kinh phí hỗ trợ. Năm 2022 kinh phí hỗ trợ chỉ có 29 tỷ đồng - đủ hỗ trợ 1 phần công tác bảo vệ rừng. Năm 2023, nguồn hỗ trợ về rất nhiều, tuy nhiên, đến nay chưa có hướng dẫn xem kinh phí hỗ trợ vào năm 2023 có được hỗ trợ vào năm 2021, 2022 hay không”, ông Nguyễn Quang Vĩnh băn khoăn.

Nguồn vốn phân bổ trước, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh lại đi sau – đây là nút thắt lớn nhất trong việc giải ngân. Nhiều hướng dẫn không rõ ràng, trình tự thủ tục phức tạp, không phù hợp với thực tế địa phương khiến các chủ đầu tư không dám mạo hiểm giải ngân vì sợ sai sót.

“Những vướng mắc trong việc giải ngân các nguồn vốn sự nghiệp của chương trình mục tiêu quốc gia hiện nay chủ yếu là liên quan đến các thủ tục hướng dẫn của Trung ương. Cụ thể là Mường Khương có dự án liên kết chuỗi hỗ trợ sản xuất trồng chè và các cây con chủ lực. Chúng tôi xác định mỗi năm khoảng 15 tỷ đồng. Năm 2022, chúng tôi tổ chức cho người dân trồng, nguồn vốn thực hiện rồi, tuy nhiên, hướng dẫn của Trung ương về trình tự thủ tục đấu thầu, đó là chủ đầu tư đứng ra đấu thầu hay là đơn vị chủ trì liên kết đứng ra đấu thầu thì hiện nay lại chưa rõ rang”, ông Lê Ngọc Dương, Chủ tịch UBND huyện Mường Khương cho biết.

Chậm giải phóng mặt bằng, vật liệu tăng giá, vướng mắc trong quy hoạch sử dụng đất hay tình trạng làm nhà trên đất nông nghiệp... cũng khiến việc giải ngân chậm chễ. 

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn đầu tư, tỉnh Lào Cai đang quyết liệt chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tăng cường phối hợp, linh hoạt thực hiện những nội dung mà Trung ương đã hướng dẫn cụ thể. Đồng thời, đẩy mạnh phân khai nguồn vốn, nắm chắc luật, quy định và các hướng dẫn để chủ động giải quyết, tránh đùn đẩy.

“Trong quá trình thực hiện những hạng mục nào không có hiệu quả phải đề xuất ngay là không có hiệu quả và phải khẳng định không có hiệu quả. Bên cạnh đó, phải đề xuất chuyển nguồn đi về đâu chứ không trả cho tỉnh được”, ông Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh  Lào Cai nhấn mạnh.

Trong 6 tháng cuối năm, để giải ngân số vốn đầu tư trên 638 tỷ đồng sẽ là một thách thức không nhỏ đối với tỉnh Lào Cai. Bởi vậy, cùng việc chủ động tháo gỡ những khó khăn nội tại, Lào Cai đang kiến nghị với Trung ương sớm có hướng dẫn cụ thể trong việc phân bổ, giải ngân một số nguồn vốn phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đầu tư công 2023: Liệu có tiêu hết số tiền kỷ lục hơn 700.000 tỷ đồng?
Đầu tư công 2023: Liệu có tiêu hết số tiền kỷ lục hơn 700.000 tỷ đồng?

VOV.VN - Để giải ngân khối lượng vốn đầu tư công khá lớn năm 2023 khoảng 711.000 tỷ đồng, tất cả các cấp, các ngành cần triển giải pháp khai mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn trong 6 tháng cuối năm.

Đầu tư công 2023: Liệu có tiêu hết số tiền kỷ lục hơn 700.000 tỷ đồng?

Đầu tư công 2023: Liệu có tiêu hết số tiền kỷ lục hơn 700.000 tỷ đồng?

VOV.VN - Để giải ngân khối lượng vốn đầu tư công khá lớn năm 2023 khoảng 711.000 tỷ đồng, tất cả các cấp, các ngành cần triển giải pháp khai mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn trong 6 tháng cuối năm.

6 bộ, cơ quan Trung ương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 0%
6 bộ, cơ quan Trung ương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 0%

VOV.VN - Theo Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính, ước 6 tháng đầu năm 2023, tỷ lệ giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài của các bộ, ngành đạt 27,2% (tương đương 3.225 tỷ đồng). Đáng chú ý, hiện nay có 6 bộ, cơ quan Trung ương chưa giải ngân được đồng vốn đầu tư công nào.

6 bộ, cơ quan Trung ương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 0%

6 bộ, cơ quan Trung ương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 0%

VOV.VN - Theo Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính, ước 6 tháng đầu năm 2023, tỷ lệ giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài của các bộ, ngành đạt 27,2% (tương đương 3.225 tỷ đồng). Đáng chú ý, hiện nay có 6 bộ, cơ quan Trung ương chưa giải ngân được đồng vốn đầu tư công nào.

Tháo gỡ vướng mắc mặt bằng để giải ngân đầu tư công
Tháo gỡ vướng mắc mặt bằng để giải ngân đầu tư công

VOV.VN - 6 tháng đầu năm nay, dự kiến tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Khánh Hòa đạt gần 40% so với tổng vốn được giao. Tháo gỡ các vướng mắc, điểm nghẽn về mặt bằng, thủ tục hành chính là giải pháp giúp địa phương này đẩy mạnh tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công.

Tháo gỡ vướng mắc mặt bằng để giải ngân đầu tư công

Tháo gỡ vướng mắc mặt bằng để giải ngân đầu tư công

VOV.VN - 6 tháng đầu năm nay, dự kiến tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Khánh Hòa đạt gần 40% so với tổng vốn được giao. Tháo gỡ các vướng mắc, điểm nghẽn về mặt bằng, thủ tục hành chính là giải pháp giúp địa phương này đẩy mạnh tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công.