Lực lượng Kiểm ngư xử phạt vi phạm gần 12 tỉ đồng năm 2022

VOV.VN - Ngăn chặn khai thác IUU cam kết thực hiện 180 ngày hành động theo chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ sẽ là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023 của Cục Kiểm ngư.

Năm 2022, lực lượng Kiểm ngư đã thực hiện gần 500 chuyến tuần tra, kiểm tra, kiểm soát các phương tiện hoạt động, khai thác thủy sản trên biển với số tiền xử phạt vi phạm gần 12 tỉ đồng. Ngăn chặn khai thác IUU cam kết thực hiện 180 ngày hành động theo chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023 của Cục Kiểm ngư. Đây là thông tin được đưa ra trong Tổng kết công tác năm 2022 của Cục Kiểm ngư diễn ra sáng 20/12.

Theo báo cáo tổng kết, trong năm 2022, lực lượng Kiểm ngư đã tăng cường công tác xử lý các hành vi vi phạm nhằm hạn chế tàu cá vi phạm, đồng thời cũng góp phần chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định (IUU). Đến nay đã có 08 cơ quan Kiểm ngư ở địa phương được thành lập và đi vào hoạt động giúp cho công tác quản thực thi pháp luật về khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên các vùng biển ngày càng hiệu quả.

Tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn như: Tình hình tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác hải sản (Thái Lan, Malaysia, Indonesia) bị bắt giữ, xử lý vẫn xảy ra thường xuyên và chưa có xu hướng giảm, Việt Nam có nhiều vùng biển giáp ranh, chồng lấn với các nước trong khu vực, đang tiến hành đàm phán, phân định nên cũng khó khăn trong việc tuyên truyền, hướng dẫn ngư dân phạm vi khai thác trên biển; EC vẫn duy trì cảnh báo Thẻ vàng với ngành khai thác thủy sản Việt Nam.

Chỉ ra những khó khăn tồn tại từ thực tế địa phương, ông Tạ Quang Hùng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư số 2 cho biết, các lực lượng vẫn chưa có quy chế phối hợp, trong khi các lực lượng địa phương nắm quản lý số lượng hoạt động phân loại đối tượng trên biển. “Khi phát hiện vụ việc chúng tôi phải phối hợp với lực lượng biên phòng tỉnh gọi cho chủ tàu, chủ tàu sử dụng điện thoại vệ tinh gọi cho tàu mới chấp hành, còn hầu như là không chấp hành”, ông Hùng nêu.

Thực hiện nhiệm vụ quản lý tuần tra kiểm tra kiểm soát khu vực biển Tây Nam Bộ là điểm nóng về vi phạm IUU, ông Lê Văn Thư, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng 5 cho biết, qua tuyên truyền bà con ngư dân đã nắm rõ được các hành vi vi phạm, các hình thức xử phạt, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận không nhỏ ngư dân chấp hành chưa nghiêm quy định về khai thác IUU. Ông Lê Văn Thư cho rằng cần có sự phối kết hợp chặt chẽ, rõ ràng hơn với các lực lượng chức năng khác để việc xử lý ngư dân vi phạm được chính xác và nhanh chóng.

“Việc xử lý ngư dân trên biển là cả chuỗi quá trình từ bờ cho đến khi ra biển và đến khi vào bờ với nhiều cơ quan tham gia, nên rất cần có sự trao đổi thông tin đối với tàu cá vi phạm và việc xử lý vi phạm. Tôi đề nghị có quy chế với cục về công tác nghiệp vụ kiểm ngư, ví dụ cục kiểm ngư có xử lý các vụ việc tiền lệ, các đơn vị có căn cứ trao đổi hồ sơ, vụ việc, dữ liệu cho toàn lực lượng kiểm ngư để đảm bảo việc báo cáo các cấp, cũng như tổng hợp tình hình vi phạm, phân tích xử lý để xác định mục tiêu trong các chuyến tuần tra”, ông Thư đề xuất.

Tính đến ngày 5/12/2022, đã xảy ra 107 tàu/956 ngư dân Việt Nam bị nước ngoài kiểm soát, bắt giữ, xử lý. Các lỗi vi phạm chủ yếu như không treo cờ Tổ quốc; không có sổ danh bạ thuyền viên tàu cá; không có nhật ký khai thác thủy sản; không có văn bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng; ngư dân không mang theo giấy tờ tùy thân. Một số lỗi vi phạm nghiêm trọng theo Điều 20 Nghị định 42 như không có Giấy phép khai thác thủy sản; không có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá và tàu cá không trang bị thiết bị giám sát hành trình.

Đại tá Bùi Đức Anh, đại diện Bộ Tư lệnh Bội đội biên phòng cho biết, thời gian qua lực lượng biên phòng đã có sự phối hợp liên ngành, cùng lực lượng kiểm ngư và các cơ quan địa phương quyết liệt trong xử lý những hành vi vi phạm pháp luật trên biển.

“Trong nghị định 42 và Luật Thủy sản có 14 hành vi vi phạm vẫn được xử lý tổng thể, không chỉ tập trung cho hành vi tàu cá vi phạm nước ngoài. Bộ Tư lệnh xác định tất cả hành vi vi phạm đều bị xử lý và ưu tiên cho những nhiệm vụ nào tập trung trọng điểm, như hiện nay là chống khai thác IUU”, Đại tá Bùi Đức Anh nêu rõ.

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2022, khắc phục những tồn tại hạn chế, để hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao năm 2023, ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục thủy sản, Cục trưởng Cục Kiểm ngư nhấn mạnh, trọng tâm trong năm tới sẽ là kiện toàn lực lượng kiểm ngư Trung ương và địa phương.

“Hiện nay mới có 8 kiểm ngư tỉnh so với 28 tỉnh là con số quá ít. Kiểm ngư là lực lượng chấp pháp nhưng có nhiệm vụ tuyên truyền biển đảo, tập huấn đồng hành hỗ trợ bà con ngư dân nên trong năm tới sẽ phải làm mạnh hơn nữa công tác này, bởi nếu bà con ngư dân đã tuân thủ tốt quy định sẽ hạn chế rất nhiều các biện pháp xử phạt”, ông Hùng cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hai ngư dân Quảng Ninh gặp nạn trên biển được tàu nước ngoài cứu hộ
Hai ngư dân Quảng Ninh gặp nạn trên biển được tàu nước ngoài cứu hộ

Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Hòn Gai (Quảng Ninh) vừa tổ chức tiếp nhận và đưa 2 ngư dân bị tai nạn trên biển được tàu Mercury, quốc tịch Panama cứu nạn kịp thời và đưa về bờ an toàn.

Hai ngư dân Quảng Ninh gặp nạn trên biển được tàu nước ngoài cứu hộ

Hai ngư dân Quảng Ninh gặp nạn trên biển được tàu nước ngoài cứu hộ

Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Hòn Gai (Quảng Ninh) vừa tổ chức tiếp nhận và đưa 2 ngư dân bị tai nạn trên biển được tàu Mercury, quốc tịch Panama cứu nạn kịp thời và đưa về bờ an toàn.

Tặng 2.500 lá cờ Tổ quốc cho ngư dân huyện Cần Giờ, TP.HCM
Tặng 2.500 lá cờ Tổ quốc cho ngư dân huyện Cần Giờ, TP.HCM

VOV.VN - Hôm nay (16/12), Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 phối hợp với Ban Dân vận Thành ủy TP.HCM; Huyện ủy Cần Giờ; Báo Người Lao động tổ chức chương trình "Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân".

Tặng 2.500 lá cờ Tổ quốc cho ngư dân huyện Cần Giờ, TP.HCM

Tặng 2.500 lá cờ Tổ quốc cho ngư dân huyện Cần Giờ, TP.HCM

VOV.VN - Hôm nay (16/12), Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 phối hợp với Ban Dân vận Thành ủy TP.HCM; Huyện ủy Cần Giờ; Báo Người Lao động tổ chức chương trình "Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân".

Trực thăng vượt mưa giông, đưa ngư dân từ đảo Sinh Tồn vào đất liền điều trị
Trực thăng vượt mưa giông, đưa ngư dân từ đảo Sinh Tồn vào đất liền điều trị

VOV.VN - Tổ cấp cứu, vận chuyển đường không Bệnh viện Quân y 175 phối hợp Binh đoàn 18 tổ chức thành công chuyến bay cấp cứu đưa ngư dân bị đột quỵ não từ huyện đảo Trường Sa, Khánh Hòa về đất liền điều trị.

Trực thăng vượt mưa giông, đưa ngư dân từ đảo Sinh Tồn vào đất liền điều trị

Trực thăng vượt mưa giông, đưa ngư dân từ đảo Sinh Tồn vào đất liền điều trị

VOV.VN - Tổ cấp cứu, vận chuyển đường không Bệnh viện Quân y 175 phối hợp Binh đoàn 18 tổ chức thành công chuyến bay cấp cứu đưa ngư dân bị đột quỵ não từ huyện đảo Trường Sa, Khánh Hòa về đất liền điều trị.