Nông dân Sơn La thu tiền tỷ từ trồng dâu tây

VOV.VN - Mới đưa vào trồng vài năm gần đây, nhưng cây dâu tây đã khẳng định giá trị kinh tế trên đất Sơn La, khi giúp người nông dân có thu nhập tiền tỷ mỗi năm.

Những ngày này, gia đình anh Nguyễn Minh Hiếu ở xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đang tất bật xới đất, phủ bạt gốc, trồng những mầm dâu tây xanh mơn mởn.

Anh Hiếu chia sẻ, năm 2020, gia đình anh đầu tư 2 tỷ đồng để trồng dâu tây kết hợp du lịch trải nghiệm. Nhờ áp dụng quy trình sản xuất hữu cơ, cùng với sự ưu đãi của thiên nhiên, khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây đã giúp dâu tây phát triển tốt, quả chín căng mọng, có vị ngọt thanh, mẫu mã bắt mắt, được thị trường ưa chuộng.

Với mức giá giao động từ 150.000 - 300.000 đồng/kg, trung bình mỗi vụ, vườn dâu tây của gia đình cho thu nhập gần 4 tỷ đồng. Bước vào vụ dâu tây năm nay, gia đình đầu tư thêm 50 triệu đồng để cải tạo, nâng cấp vườn dâu tây.

"Vườn dâu tây có điểm khác biệt với các vườn khác, là tôi không trồng theo kiểu truyền thống, mà tiến tới trồng theo chuẩn Organic, có nghĩa là chuẩn hữu cơ của thế giới; chủ yếu để tăng năng suất cây trồng và tiến tới sản phẩm sạch, sạch thật sự để có những sản phẩm tốt nhất, khi du khách thưởng thức sẽ nhớ đến hương vị của du lịch Mộc Châu" - anh Hiếu cho biết.

Cây dâu tây thích hợp trồng ở những nơi có nhiệt độ thấp, độ ẩm cao; thời điểm cho thu hoạch quả bắt đầu từ cuối tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau.

Chị Nguyễn Thị Lan, thành viên Hợp tác xã dâu tây Xuân Quế, ở xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La chia sẻ, với mỗi 1 ha trồng dâu của HTX, nếu thời tiết thuận lợi thì 2 ngày cho thu quả một lần; trung bình mỗi lần thu đạt xấp xỉ 2 tạ; với mức giá từ 150.000 - 200.000 đồng/kg thì thu nhập đạt khoảng 30 triệu đồng/ngày. Hiện gia đình đang thực hiện trồng dâu tây gối vụ theo hướng dẫn của Hợp tác xã, nhằm kéo dài vụ, hạn chế bị ép giá khi dâu tây chín rộ.

Theo chị Lan: "HTX Dâu tây Xuân Quế chúng tôi năm nay có diện tích chính là 30 ha, quy trình của chúng tôi năm trồng hữu cơ và dùng phân bón cũng hữu cơ. Chúng tôi có kế hoạch sản xuất gối vụ, tức là 15 ngày chúng tôi trồng 1 lứa để sản lượng ra đồng đều, tránh trường hợp mùa vụ bị chín rộ". 

Toàn tỉnh Sơn La hiện có trên 400 ha trồng dâu tây, sản lượng ước đạt trên 3.500 tấn quả tươi, tập trung ở 3 huyện Mộc Châu, Mai Sơn và Yên Châu. Cây dâu tây thường được trồng trên những triền đồi thoai thoải, trải rộng mênh mông quanh những nếp nhà, thay thế cây ngô, cây sắn trước đây. 

Với định hướng phát triển vùng cây dâu tây gắn với liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, tạo sản phẩm an toàn, ngành Nông nghiệp Sơn La đã tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăm sóc theo quy trình VietGAP, hữu cơ; thực hiện tốt các quy định an toàn thực phẩm, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng”… để sản phẩm quả dâu ngon, sạch, an toàn, tạo lòng tin với người tiêu dùng. Bên cạnh đó là tăng cường quảng bá, mở rộng thị trường, thu hút các doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm, sơ chế, đóng gói, chế biến quả dâu tây.

Ông Hà Như Huệ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sơn La cho biết: "Để phát triển cây dâu tây mang tính bền vững, cũng như mang lại giá trị cao, Sở Nông nghiệp hướng dẫn kỹ thuật cho các HTX, doanh nghiệp để sản xuất dâu tây theo hướng hữu cơ, an toàn. Thứ hai nữa là kêu gọi doanh nghiệp ở các tỉnh, các trung tâm xúc tiến để liên kết trong việc đầu tư hỗ trợ bà con về kỹ thuật, cũng như có hợp đồng để tiêu thụ sản phẩm cho bà con".

Mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, cây dâu tây đã, đang khẳng định giá trị kinh tế qua từng mùa quả ngọt, góp phần giúp người nông dân Sơn La hiện thực hoá khát vọng làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Để cà phê Sơn La vươn xa - cơ hội và thách thức
Để cà phê Sơn La vươn xa - cơ hội và thách thức

VOV.VN - Không chỉ cải thiện sinh kế, những năm gần đây, cây cà phê ở Sơn La đã, đang dần trở thành thương hiệu đặc sản, được nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới ưa chuộng. Nắm bắt những cơ hội và vượt qua các thách thức, Sơn La đang nỗ lực để từng bước đưa thương hiệu Arabica Sơn La – hương vị núi rừng Tây Bắc vươn xa hơn nữa.

Để cà phê Sơn La vươn xa - cơ hội và thách thức

Để cà phê Sơn La vươn xa - cơ hội và thách thức

VOV.VN - Không chỉ cải thiện sinh kế, những năm gần đây, cây cà phê ở Sơn La đã, đang dần trở thành thương hiệu đặc sản, được nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới ưa chuộng. Nắm bắt những cơ hội và vượt qua các thách thức, Sơn La đang nỗ lực để từng bước đưa thương hiệu Arabica Sơn La – hương vị núi rừng Tây Bắc vươn xa hơn nữa.

10.800 sản phẩm OCOP là từng ấy câu chuyện được kể khi bán hàng trực tuyến
10.800 sản phẩm OCOP là từng ấy câu chuyện được kể khi bán hàng trực tuyến

VOV.VN - Từ tháng 3/2023 đến nay, 10.800 sản phẩm OCOP của Việt Nam được livestream trên nền tảng Tiktok Shop đã kể 10.800 câu chuyện về giá trị bản địa, quy trình sản xuất, nguồn gốc xuất xứ và được người tiêu dùng tiếp cận đặt hàng trực tiếp.

10.800 sản phẩm OCOP là từng ấy câu chuyện được kể khi bán hàng trực tuyến

10.800 sản phẩm OCOP là từng ấy câu chuyện được kể khi bán hàng trực tuyến

VOV.VN - Từ tháng 3/2023 đến nay, 10.800 sản phẩm OCOP của Việt Nam được livestream trên nền tảng Tiktok Shop đã kể 10.800 câu chuyện về giá trị bản địa, quy trình sản xuất, nguồn gốc xuất xứ và được người tiêu dùng tiếp cận đặt hàng trực tiếp.

Sơn La duy trì 218 mã số vùng trồng xuất khẩu cho 7 loại cây trồng
Sơn La duy trì 218 mã số vùng trồng xuất khẩu cho 7 loại cây trồng

VOV.VN - Đến nay tỉnh Sơn La đã được Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đàm phán với nước nhập khẩu cấp được 293 mã số vùng trồng.

Sơn La duy trì 218 mã số vùng trồng xuất khẩu cho 7 loại cây trồng

Sơn La duy trì 218 mã số vùng trồng xuất khẩu cho 7 loại cây trồng

VOV.VN - Đến nay tỉnh Sơn La đã được Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đàm phán với nước nhập khẩu cấp được 293 mã số vùng trồng.