Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Chủ động tháo gỡ khó khăn trong phục hồi kinh tế

VOV.VN - “Các Bộ, ngành địa phương cần chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nỗ lực triển khai chương trình đạt kết quả cao nhất”. Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã nhấn mạnh như vậy tại phiên họp Ban Chỉ đạo triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Ngày 15/9, phiên họp Ban Chỉ đạo triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội diễn ra tại Trụ sở Chính phủ. Tham dự phiên họp có Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng và lãnh đạo các Bộ ngành Trung ương. 

Báo cáo về tình hình triển khai Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, đã ban hành gần đầy đủ 15/17 văn bản cụ thể hóa các chính sách theo yêu cầu tại Nghị quyết. Còn lại 2 văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính và Bộ TTTT đang trong quá trình xây dựng. Về thực hiện, giải ngân các chính sách hỗ trợ, sơ bộ đến ngày 25/8 đã giải ngân hơn 56 nghìn tỷ đồng.

Trong đó, giải ngân các chương trình cho vay ưu đãi thông qua NHCSXH (tính đến ngày 13/9) đạt hơn 10 nghìn tỷ đồng; giải ngân hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động tính đến 14/9 đạt hơn 3.400 tỷ đồng cho gần 5,1 triệu người lao động; giải ngân hỗ trợ 2% lãi suất cho các khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình đến hết tháng 8/2022 đạt khoảng 13,5 tỷ đồng…

Qua thảo luận, một số ý kiến cũng nêu một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội như chương trình hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động thực hiện chưa được như kỳ vọng do chênh lệch giữa số liệu tại thời điểm xây dựng chính sách và triển khai thực tế; trình tự, thủ tục xác nhận, giải ngân còn phức tạp; một số cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai chưa quyết liệt. Hay như Chương trình cho vay chính sách thông qua NHCSXH gặp một số khó khăn về huy động vốn cho vay.

Có sự “lệch pha” giữa nhu cầu và kết hoạch cho vay của các chương trình tín dụng; một số Thông tư hướng dẫn chưa được ban hành hoặc khó triển khai. Cùng với đó, việc hỗ trợ lãi suất 2% còn hạn chế do khó khăn trong xác định đối tượng được hưởng hỗ trợ lãi suất; có ngân hàng thương mại còn ngần ngại do một số chương trình hỗ trợ lãi suất trước đây chưa được quyết toàn chi phí; cần xây dựng hệ thống theo dõi, hạch toán, quản lý dữ liệu; khách hàng có tâm lý e ngại công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán…

Để triển khai hiệu quả chương trình phục hồi phát triển KTXH trong thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị các Bộ, ngành nhanh chóng ban hành, điều chỉnh, bổ sung các thông tư, văn bản thuộc thẩm quyền để tạo điều kiện triển khai chương trình; đồng thời báo cáo cụ thể về các khó khăn, vướng mắc trong triển khai chính sách hỗ trợ do cơ quan mình chủ trì; tính khả thi, nhu cầu hỗ trợ đến thời điểm hiện tại, dự kiến khả năng thực hiện và giải ngân; kiến nghị, đề xuất phương án xử lý. Cùng với đó, các bộ, cơ quan trung ương, địa phương khẩn trương phê duyệt quyết định đầu tư dự án, hoàn thiện các thủ tục cần thiết, sau khi được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch. Chủ động về nhân công, mặt bằng, mỏ nguyên vật liệu,… để sẵn sàng thực hiện và giải ngân. Xem xét áp dụng các cơ chế đặc thù đã được Quốc hội cho phép để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả, đúng quy định.

Kết luận phiên họp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ rõ, vẫn còn có những bộ ngành, địa phương chưa sát sao, chưa đôn đốc, chưa đeo bám công việc, chưa lường trước những khó khăn khi triển khai chương trình.

Nhấn mạnh, từ nay tới cuối năm các bộ ngành liên quan cần rút kinh nghiệm để tổ chức triển khai có hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nêu rõ: "Tôi đề nghị các bộ, ngành có liên quan đến chương trình các đồng chí trong Ban chỉ đạo, đặc biệt là Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải dành nhiều thời gian nắm bắt tình hình để tháo gỡ khó khăn để đánh giá lại chương trình là báo cáo với Chính phủ trong. Sau đó đề xuất các giải pháp phát huy tối đa tác động của gói hỗ trợ cho quá trình phát triển và phục hồi kinh tế của nước ta."

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng đề nghị, Bộ Tài chính, Bộ TTTT từ nay đến trước ngày 25/9/2022 phải ban hành 2 thông tư để triển khai chương trình. Giao Bộ Tài chính phối hợp với Bộ KHĐT khẩn trương thống nhất ý kiến đối với những dự án đủ điều kiện phân bổ, trình Chính phủ bổ sung dự toán ngân sách năm 2022 để giao kế hoạch chi tiết vốn cho các dự án đầu tư công./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Băn khoăn quy định gửi hàng hóa qua xe khách phải cung cấp đủ 6 thông tin
Băn khoăn quy định gửi hàng hóa qua xe khách phải cung cấp đủ 6 thông tin

VOV.VN - Gửi hàng hoá nói chung qua các phương tiện vận tải là nhu cầu thực tế của người dân ở mọi miền đất nước. Quy định mới có hiệu lực từ 1/9 năm nay - yêu cầu khách hàng muốn gửi hàng hoá qua xe khách sẽ phải cung cấp đủ 6 loại thông tin.

Băn khoăn quy định gửi hàng hóa qua xe khách phải cung cấp đủ 6 thông tin

Băn khoăn quy định gửi hàng hóa qua xe khách phải cung cấp đủ 6 thông tin

VOV.VN - Gửi hàng hoá nói chung qua các phương tiện vận tải là nhu cầu thực tế của người dân ở mọi miền đất nước. Quy định mới có hiệu lực từ 1/9 năm nay - yêu cầu khách hàng muốn gửi hàng hoá qua xe khách sẽ phải cung cấp đủ 6 loại thông tin.

Thêm một sao Việt chọn NovaWorld Phan Thiet làm ngôi nhà thứ hai
Thêm một sao Việt chọn NovaWorld Phan Thiet làm ngôi nhà thứ hai

VOV.VN - Thụy Vân yêu biển, thích không gian hòa mình vào thiên nhiên nên NovaWorld Phan Thiet là second home lý tưởng cho cả gia đình.

Thêm một sao Việt chọn NovaWorld Phan Thiet làm ngôi nhà thứ hai

Thêm một sao Việt chọn NovaWorld Phan Thiet làm ngôi nhà thứ hai

VOV.VN - Thụy Vân yêu biển, thích không gian hòa mình vào thiên nhiên nên NovaWorld Phan Thiet là second home lý tưởng cho cả gia đình.

Lùm xùm thu phí không dừng: Chuyển đổi số vẫn “mờ mịt”
Lùm xùm thu phí không dừng: Chuyển đổi số vẫn “mờ mịt”

VOV.VN - Nếu nhìn vào những chuyển động trong lĩnh vực giao thông, đặc biệt là lùm xùm về chuyện thu phí không dừng (ETC), có vẻ như vẫn là “bình mới rượu cũ”. Nhiều nơi chỉ coi chuyển đổi số là ứng dụng công nghệ một cách máy móc vào các quy trình hoạt động.

Lùm xùm thu phí không dừng: Chuyển đổi số vẫn “mờ mịt”

Lùm xùm thu phí không dừng: Chuyển đổi số vẫn “mờ mịt”

VOV.VN - Nếu nhìn vào những chuyển động trong lĩnh vực giao thông, đặc biệt là lùm xùm về chuyện thu phí không dừng (ETC), có vẻ như vẫn là “bình mới rượu cũ”. Nhiều nơi chỉ coi chuyển đổi số là ứng dụng công nghệ một cách máy móc vào các quy trình hoạt động.