Tăng hiệu quả của hoạt động liên kết chuỗi sản xuất trong vùng kinh tế

VOV.VN - Vùng kinh tế Đồng bằng sông Hồng cần có giải pháp thúc đẩy khoa học, công nghệ, liên kết chuỗi trong sản xuất nâng cao giá trị sản phẩm, liên kết vùng trong xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu theo quy mô chuyên nghiệp.

Vùng kinh tế Đồng bằng sông Hồng (vùng) chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu xuất nhập khẩu chung của cả nước. Có vị trí thuận lợi và hạ tầng phù hợp để phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ và logistics lớn,… Tuy nhiên, vùng cũng đang đối mặt với những vấn đề cần giải quyết, như kinh tế vùng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế.

Các địa phương phát triển không đồng đều, phụ thuộc nhiều vào vốn và lao động. Mặt khác, vùng còn chưa hình thành được những chuỗi giá trị rõ nét trong sản xuất, đột phá phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, khu thương mại tự do cũng như vùng sản xuất nông sản tập trung.

Đến nay, hầu hết nông sản của tỉnh Hải Dương đã được đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi số, cấp mã số vùng trồng, cấp chứng nhận VietGAP, GlobalGAP và hình thành mô hình chuỗi liên kết. Nông sản của Hải Dương đã được xuất khẩu sang nhiều thị trường đem lại giá trị kinh tế cao, song theo bà Vũ Thị Kim Phượng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hải Dương, hoạt động liên kết vùng, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản vẫn còn bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc.

“Nhiều HTX chưa mạnh dạn tham gia tiêu thụ nông sản cũng như chưa phát huy được vai trò cầu nối giữa nông dân với DN, hoặc có tham gia nhưng ở mức độ và quy mô hạn chế. Liên kết, hợp tác giữa DN và nông dân chưa bền vững nên việc tiêu thụ còn qua nhiều trung gian khiến giá trị nông sản chưa thực sự gia tăng”, bà Phượng cho biết.

Ngoài việc chưa hình thành được những chuỗi giá trị rõ nét trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Thời gian qua, việc triển khai hoạt động xúc tiến thương mại liên kết vùng còn gặp phải một số khó khăn, nhất là hạn chế về cơ cấu tổ chức và nguồn lực thực hiện.

Khó khăn trong phát triển Vùng Đồng bằng sông Hồng được ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) chỉ ra, 11 tỉnh, thành phố vùng hiện chỉ có 3 mô hình trung tâm xúc tiến thương mại, thuộc các đơn vị quản lý khác nhau dẫn đến những bất cập trong công tác quản lý nhà nước và triển khai có hiệu quả hoạt động. Ngoài ra, một số địa phương gặp khó trong việc bố trí địa điểm, dịch vụ thuận lợi để tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại lớn và thường xuyên. 

“Ngay tại 3 cực tăng trưởng là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đến nay vẫn thiếu các trung tâm hội chợ triển lãm, hội nghị đảm bảo diện tích và đầy đủ công năng phù hợp để tổ chức sự kiện mang tính chất khu vực, quốc tế nhằm thu hút đầu tư, thúc đẩy thương mại, quảng bá văn hóa, du lịch quốc gia”, ông Vũ Bá Phú nêu.

Đề cao liên kết chuỗi sản xuất tăng giá trị sản phẩm

Trong Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển KT-XH và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đưa ra nhiều điểm mới, có tính đột phá trong phát triển của vùng, nhất là về định hướng phát triển, mục tiêu cụ thể, giải pháp rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể; gắn với một số chủ trương lớn về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, văn hóa, khoa học công nghệ, chuyển đổi số gắn với đổi mới sáng tạo và xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù phát triển vùng sẽ là cơ hội cho vùng Đồng bằng sông Hồng phát triển trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo bà Nguyễn Kiều Oanh, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, phát huy vai trò trung tâm kết nối sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu, lan tỏa và hỗ trợ phát triển kinh tế vùng, Hà Nội đang tập trung liên kết phát triển các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ với mục tiêu năm 2025 thành phố có khoảng 1.000 DN.

Trong đó, 40% DN có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ năng lực cung ứng, tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam. Ngoài ra, Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh liên kết cung ứng, xuất khẩu lĩnh vực công nghiệp có nhu cầu cao về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; đã phát triển trong vùng như sản xuất ô tô, xe máy; sản phẩm cơ khí chế tạo; điện tử văn phòng, gia dụng,...

“Hà Nội sẽ hình thành các khu công nghiệp - đô thị, tăng cường cụm liên kết ngành và khu công nghiệp chuyên biệt. Đặc biệt, thành phố tiếp tục triển khai cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp lĩnh vực công nghiệp ưu tiên, DN sản phẩm công nghiệp chủ lực, công nghiệp hỗ trợ, xuất nhập khẩu theo kế hoạch của thành phố, chương trình xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu…”, bà Oanh nêu định hướng.

Để tạo ra bước chuyển biến mới mang tính đột phá trong việc phát huy vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt và khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng, lợi thế phát triển của vùng, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho rằng, Vùng Đồng bằng sông Hồng cần có giải pháp thúc đẩy khoa học, công nghệ, liên kết chuỗi trong sản xuất nâng cao giá trị sản phẩm, liên kết vùng trong xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu theo quy mô chuyên nghiệp.

“Vùng Đồng bằng sông Hồng phải phát huy tối đa các nguồn lực, thực thi hiệu quả chương trình hành động mang tính đột phá. Các đơn vị chức năng của Bộ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình sẽ trao đổi về những phương pháp, hoặc hướng tháo gỡ vấn đề các địa phương trong vùng đang còn vướng mắc với hoạt động liên kết phát triển xuất nhập khẩu, tận dụng cơ hội thị trường nước ngoài và xúc tiến thương mại”, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phát triển thương mại vùng Tây Nguyên cần định hướng và công thức mới
Phát triển thương mại vùng Tây Nguyên cần định hướng và công thức mới

VOV.VN - Các địa phương vùng Tây Nguyên cần liên kết, thống nhất đồng hành phát triển các sản phẩm thế mạnh chủ lực cho từng nhóm sản phẩm, từ đó xác định các mô hình chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị phù hợp để khai thác các giá trị sản phẩm tốt nhất.

Phát triển thương mại vùng Tây Nguyên cần định hướng và công thức mới

Phát triển thương mại vùng Tây Nguyên cần định hướng và công thức mới

VOV.VN - Các địa phương vùng Tây Nguyên cần liên kết, thống nhất đồng hành phát triển các sản phẩm thế mạnh chủ lực cho từng nhóm sản phẩm, từ đó xác định các mô hình chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị phù hợp để khai thác các giá trị sản phẩm tốt nhất.

Quảng Ninh tăng trưởng kinh tế dẫn đầu Vùng đồng bằng sông Hồng
Quảng Ninh tăng trưởng kinh tế dẫn đầu Vùng đồng bằng sông Hồng

VOV.VN - Năm 2023, tỉnh Quảng Ninh đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP 11,03%, dẫn đầu Vùng đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 3 cả nước. Năm 2023 cũng là năm thứ 8 liên tiếp (2016-2023), Quảng Ninh đạt tăng trưởng “2 con số”.

Quảng Ninh tăng trưởng kinh tế dẫn đầu Vùng đồng bằng sông Hồng

Quảng Ninh tăng trưởng kinh tế dẫn đầu Vùng đồng bằng sông Hồng

VOV.VN - Năm 2023, tỉnh Quảng Ninh đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP 11,03%, dẫn đầu Vùng đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 3 cả nước. Năm 2023 cũng là năm thứ 8 liên tiếp (2016-2023), Quảng Ninh đạt tăng trưởng “2 con số”.

Cởi “nút thắt” hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi
Cởi “nút thắt” hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi

VOV.VN - 6 tháng đầu năm 2023, Sơn La giải ngân nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia mới đạt trên 600 tỷ đồng, bằng hơn 20% kế hoạch.

Cởi “nút thắt” hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Cởi “nút thắt” hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi

VOV.VN - 6 tháng đầu năm 2023, Sơn La giải ngân nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia mới đạt trên 600 tỷ đồng, bằng hơn 20% kế hoạch.