Thanh niên dân tộc Tày làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương

VOV.VN - Tốt nghiệp đại học, nhưng anh Lưu Viết Long, dân tộc Tày ở xã Bộc Nhiêu, huyện Định Hóa (Thái Nguyên) không theo ngành nghề mình đã học mà chọn con đường khởi nghiệp từ mảnh đất quê hương.

Thời gian qua, tại các vùng miền núi ở tỉnh Thái Nguyên xuất hiện những tấm gương đồng bào dân tộc thiểu số tiêu biểu với các mô hình kinh tế đem lại hiệu quả cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Họ chính là những nhân tố tích cực trong các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế tại địa phương.

Tốt nghiệp đại học, nhưng anh Lưu Viết Long, dân tộc Tày ở xã Bộc Nhiêu, huyện Định Hóa không theo ngành nghề mình đã học mà chọn con đường khởi nghiệp từ mảnh đất quê hương. Sau nhiều năm trồng, kinh doanh các sản phẩm về chè, chàng thanh niên Lưu Viết Long với những kinh nghiệm tích lũy được đã quyết định thành lập Hợp tác xã Đồng Tiến, nhằm liên kết các hộ sản xuất nhỏ lẻ ở địa phương tiến tới xây dựng thương hiệu chè an toàn. Đến nay, quy mô sản xuất của HTX được mở rộng, doanh thu trung bình năm đạt trên 5 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 12 lao động. 

Anh Lưu Viết Long, xã Bộc Nhiêu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, cho biết: "HTX thành lập từ năm 2018, mảng chè đưa vào từ năm 2019. Định hướng đưa sản phẩm này vào vì đó là sản phẩm chủ đạo của địa phương. Nó chiếm tỷ lệ người sản xuất ở đây rất nhiều, tôi thấy tính ổn định và bền vững".

Ở một xã vùng cao khác, ông Dương Tiến Đường, dân tộc Dao ở xóm Tân Lập, xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ lại có cách làm giàu cho gia đình mình từ việc trồng rừng và chăn nuôi. Với hơn 8 ha rừng, từ đầu năm đến nay, ông Đường đạt doanh thu 900 triệu từ trồng cây keo giống. Cùng với rừng, ông còn xây dựng chuồng trại nuôi trâu sinh sản và trâu thịt. Đây là thành quả lao động không biết mệt mỏi trong nhiều năm, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi tiên phong phát triển kinh tế tại địa phương.

Ông Dương Tiến Đường, xóm Tân Lập, xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên, chia sẻ: "Vụ đầu tiên tôi không có kinh nghiệm reo hạt năm bán được 200 triệu đồng. Năm thứ hai mình trồng keo hạt bán được 500 triệu đồng, năm nay bán được 900 triệu đồng".

Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp chính quyển thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc, cùng với nỗ lực của các điển hình làm kinh tế giỏi đã góp phần thay đổi diện mạo nhiều thôn bản ở tỉnh Thái Nguyên. Phần lớn trong số họ đều phát triển kinh tế hiệu quả từ lĩnh vực nông, lâm nghiệp. Với việc thay đổi tư duy trong sản xuất, bà con các dân tộc đang từng bước chủ động tiếp cận kiến thức mới, từng bước thích ứng với nền nông nghiệp hiện đại. Họ là những tấm gương năng động, dám nghĩ, dám làm trong sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa, sản xuất liên kết chuỗi, tạo việc làm cho nhiều lao động ở địa phương.

Ông Ngô Xuân Huy, Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, cho biết, các điển hình đồng bào dân tộc thiểu số tiêu biểu trong phát triển kinh tế đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế, xã hội của địa phương.

Theo ông Huy: "Các hộ làm kinh tế giỏi huyện cũng rất quan tâm nhân rộng mô hình này, ngoài ra còn tổ chức khen thưởng động viên các mô hình trên".

Ông Lê Kim Phúc, Phó Trưởng Ban phụ trách Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên, chỉ rõ: "Hoạt động biểu dương đồng bào dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi nhằm khuyến khích, nhân rộng các gương điển hình tiên tiến tiêu biểu. Thông qua đó sẽ khích lệ đồng bào dân tộc thiểu số vượt qua khó khăn đồng thời cũng thể hiện chính sách của Đảng và Nhà nước".

Ở Thái Nguyên có gần 30% là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Thời gian qua, những tấm gương hộ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế ở Thái Nguyên ngày càng xuất hiện nhiều hơn đã trở thành động lực phát triển tại các vùng dân tộc miền núi trên địa bàn tỉnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Các tỉnh Tây Nguyên đẩy mạnh đợt cao điểm kiểm soát thị trường dịp Tết
Các tỉnh Tây Nguyên đẩy mạnh đợt cao điểm kiểm soát thị trường dịp Tết

VOV.VN - Hôm nay (13/12), tại thành phố Buôn Ma Thuột, Tổng Cục Quản lý thị trường tổ chức Hội nghị Triển khai công tác quản lý thị trường đợt cao điểm Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 tại các tỉnh Tây Nguyên và giáp Tây Nguyên.

Các tỉnh Tây Nguyên đẩy mạnh đợt cao điểm kiểm soát thị trường dịp Tết

Các tỉnh Tây Nguyên đẩy mạnh đợt cao điểm kiểm soát thị trường dịp Tết

VOV.VN - Hôm nay (13/12), tại thành phố Buôn Ma Thuột, Tổng Cục Quản lý thị trường tổ chức Hội nghị Triển khai công tác quản lý thị trường đợt cao điểm Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 tại các tỉnh Tây Nguyên và giáp Tây Nguyên.

Mỹ áp thuế thép và nhôm nhập khẩu là vi phạm nguyên tắc của WTO
Mỹ áp thuế thép và nhôm nhập khẩu là vi phạm nguyên tắc của WTO

VOV.VN - Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho rằng, các biện pháp áp thuế của Mỹ với thép và nhôm nhập khẩu từ nước ngoài là đi ngược lại các quy tắc thương mại toàn cầu.

Mỹ áp thuế thép và nhôm nhập khẩu là vi phạm nguyên tắc của WTO

Mỹ áp thuế thép và nhôm nhập khẩu là vi phạm nguyên tắc của WTO

VOV.VN - Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho rằng, các biện pháp áp thuế của Mỹ với thép và nhôm nhập khẩu từ nước ngoài là đi ngược lại các quy tắc thương mại toàn cầu.

OPEC+ giữ nguyên mức cắt giảm sản lượng dầu 2 triệu thùng/ngày
OPEC+ giữ nguyên mức cắt giảm sản lượng dầu 2 triệu thùng/ngày

VOV.VN - Sản lượng dầu được OPEC+ đưa ra hồi tháng 10 vẫn tiếp tục có hiệu lực đến năm 2023, dựa trên các dữ liệu thực tế, nhằm đảm bảo sự ổn định của thị trường dầu mỏ. 

OPEC+ giữ nguyên mức cắt giảm sản lượng dầu 2 triệu thùng/ngày

OPEC+ giữ nguyên mức cắt giảm sản lượng dầu 2 triệu thùng/ngày

VOV.VN - Sản lượng dầu được OPEC+ đưa ra hồi tháng 10 vẫn tiếp tục có hiệu lực đến năm 2023, dựa trên các dữ liệu thực tế, nhằm đảm bảo sự ổn định của thị trường dầu mỏ.