Thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp qua Chương trình OCOP

VOV.VN - Chương trình mỗi xã 1 sản phẩm (OCOP) tại Sơn La góp phần làm thay đổi tư duy sản xuất của người dân, nâng cao giá trị sản phẩm, từng bước đưa thương hiệu địa phương vươn ra thị trường quốc tế.

Tỉnh Sơn La hiện có hơn 200 sản phẩm lợi thế có thể phát triển thành các sản phẩm OCOP trong tương lai. Đây là những sản phẩm mang tính đặc hữu vùng miền của Sơn La, phong phú về chủng loại, gồm 5 nhóm chính là thực phẩm, đồ uống, thảo dược, lưu niệm và dịch vụ nông thôn.

Thực hiện Chương trình OCOP, tỉnh Sơn La đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người dân phát triển sản phẩm, đặc biệt là chú trọng tập huấn và hướng dẫn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cho người dân.

“Trong quá trình tập huấn của chương trình OCOP, chúng tôi nhận thấy mang lại lợi ích rất lớn cho hợp tác xã. Bản thân khi tham gia chương trình xã một sản phẩm OCOP để nâng cao giá trị sản phẩm và mang lại kinh tế cao cho hợp tác xã”, ông Lò Văn Nguyên, Giám đốc Hợp tác xã cây ăn quả vườn đồi, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La cho biết.

Tỉnh Sơn La hiện đã có 28 sản phẩm được công nhận OCOP, trong đó, có 19 sản phẩm hạng 3 sao, 9 sản phẩm hạng 4 sao… Sơn La đang tiếp tục xây dựng kế hoạch và hỗ trợ các chủ thể có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP và sản phẩm nông nghiệp, được tham gia các hội nghị đối tác OCOP để kết nối chuỗi giá trị đầu vào, tổ chức sản xuất, cũng như kết nối tiêu thụ sản phẩm khi có yêu cầu.

“Hiện nay tỉnh Sơn La có chính sách hỗ trợ nông nghiệp hết sức cụ thể, trong đó, hỗ trợ về sản phẩm OCOP, đó là: hỗ trợ khâu bao bì, khâu công nhận thương hiệu sản phẩm, hỗ trợ về quy trình sản xuất sản phẩm OCOP và đặc biệt là tập huấn và áp dụng các khoa học kỹ thuật tiên tiến vào trong sản phẩm OCOP. Các sản phẩm OCOP của tỉnh Sơn La đã tham gia thị trường rất tốt”, ông Nguyễn Thành Công, Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sơn La cho hay.

Sản phẩm OCOP của tỉnh Sơn La được đánh giá cao tại các diễn đàn, hội chợ trưng bày, quảng bá các sản phẩm nông sản tiêu biểu trong nước và quốc tế. Đây là kết quả quan trọng, khẳng định hiệu quả từ định hướng tái cơ cấu nền nông nghiệp theo hướng sản xuất sạch và bền vững./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nông dân Lý Sơn làm “bẫy đèn” trừ sâu để tăng giá trị nông sản
Nông dân Lý Sơn làm “bẫy đèn” trừ sâu để tăng giá trị nông sản

VOV.VN - Những chiếc “bẫy đèn” thân thiện môi trường đã giúp nông dân huyện đảo tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng giá trị cho sản phẩm nông nghiệp.

Nông dân Lý Sơn làm “bẫy đèn” trừ sâu để tăng giá trị nông sản

Nông dân Lý Sơn làm “bẫy đèn” trừ sâu để tăng giá trị nông sản

VOV.VN - Những chiếc “bẫy đèn” thân thiện môi trường đã giúp nông dân huyện đảo tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng giá trị cho sản phẩm nông nghiệp.

Cơ hội cho nông sản Việt Nam vào châu Âu sau khi EVFTA có hiệu lực
Cơ hội cho nông sản Việt Nam vào châu Âu sau khi EVFTA có hiệu lực

VOV.VN - Thị hiếu của người tiêu dùng châu Âu có những khác biệt, vì vậy nông sản Việt Nam cần có những thay đổi trong cách thức sản xuất, cung ứng để vào thị trường châu Âu.

Cơ hội cho nông sản Việt Nam vào châu Âu sau khi EVFTA có hiệu lực

Cơ hội cho nông sản Việt Nam vào châu Âu sau khi EVFTA có hiệu lực

VOV.VN - Thị hiếu của người tiêu dùng châu Âu có những khác biệt, vì vậy nông sản Việt Nam cần có những thay đổi trong cách thức sản xuất, cung ứng để vào thị trường châu Âu.

Sản phẩm OCOP - Bước đầu làm mới kinh tế nông thôn
Sản phẩm OCOP - Bước đầu làm mới kinh tế nông thôn

VOV.VN - Việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) đang trở thành động lực để kích thích, làm mới kinh tế nông thôn ở Đắk Lắk.

Sản phẩm OCOP - Bước đầu làm mới kinh tế nông thôn

Sản phẩm OCOP - Bước đầu làm mới kinh tế nông thôn

VOV.VN - Việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) đang trở thành động lực để kích thích, làm mới kinh tế nông thôn ở Đắk Lắk.