Thừa Thiên Huế: Sâm Bố Chính ở A Lưới chết hàng loạt

VOV.VN - Phần lớn diện tích sâm Bố Chính được trồng ở A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế bị chết hàng loạt khiến người dân gặp khó khăn. Nguyên nhân cây sâm chết do bị bệnh nấm rồi thối gốc. Ngành Nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai các giải pháp khắc phục.

Nhiều diện tích sâm Bố Chính trồng tại huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế bỗng dưng bị héo lá, vàng úa và chết khô. Ông Phạm Minh Tú, một trong những hộ trồng sâm Bố Chính tại xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới cho biết, từ năm 2022, gia đình ông trồng thử nghiệm cây sâm Bố Chính. Thời điểm đó, cây sâm phát triển tốt, cho củ đạt tiêu chuẩn về mặt chất lượng lẫn kích cỡ nên đầu năm 2023, gia đình ông trồng 3 sào loại cây này. Từ đầu tháng 6/2023, khi cây sâm đang ra hoa thì nhiều cây có biểu hiện héo úa, rụng lá, hoa và sau đó thối dần từ lá xuống củ.

“Kỹ thuật, giống, phân bón, tất tần tật về quy trình trồng sâm thì không bỏ sót. Bà con làm đầy đủ, đến giờ này không biết vì sao nó bị hư như thế này, như vậy là trắng tay. Trồng 3 sào thế này lên luống, làm đất, phơi đất, nói chung là làm đúng quy trình phải hai chục triệu đồng rồi, còn sau này phải về chăm sóc, làm cỏ rồi tưới tiêu chơ cũng rất nhiều, chừ thối củ rồi giờ ai mua nữa”, ông Phạm Minh Tú lo lắng.

Cây sâm Bố Chính chết hàng loạt ở huyện A Lưới gây thiệt hại lớn cho người trồng. Đây là diện tích sâm do bà con liên kết với Công ty TNHH SBC Hoàng Gia, thành phố Huế đưa vào trồng theo hình thức liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm. Ông Nguyễn Hải Teo, Giám đốc HTX Quảng Nhâm, huyện A Lưới cho biết, chu kỳ sinh trưởng của cây phải từ 8 tháng đến 1 năm mới thu hoạch được. Vì vậy, khi cây sâm đổ bệnh, bắt đầu chết hàng loạt, người trồng không biết xử lý thế nào. Trước thực trạng này nhiều hộ gia đình trồng sâm đành phải thu hoạch sớm diện tích sâm mong vớt vát chút tiền vốn nhưng số lượng sâm thu hoạch được rất ít và đa phần bị thối, không đạt chất lượng.

Ông Nguyễn Hải Teo cho biết thêm, đến thời điểm này, diện tích sâm tại Hợp tác xã bị chết gần hết: “Cây sâm có hoa là bắt đầu có hiện tượng trụi hết từ lá đến ngọn rồi đến củ luôn, trụi sạch luôn. Để trồng cả 1ha như thế, chi phí mất cả 120 triệu đồng đến 130 triệu đồng. Năm ni thì phải nói bà con  như vậy là trắng tay rồi đó.”

Toàn huyện A Lưới có tổng diện tích 8,2 hec ta sâm Bố Chính, với 50 hộ tham gia trồng ở các xã Quảng Nhâm, Hồng Bắc, Sơn Thủy. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thừa Thiên Huế đã lấy mẫu cây bị bệnh, gửi Viện Bảo vệ thực vật giám định. Kết quả phân lập của Viện Bảo vệ thực vật cho biết, bệnh thối gốc rễ hại cây sâm Bố Chính do nấm Fusarium gây ra. Nấm Fusarium có sẵn trong đất và dễ dàng tấn công vào chóp rễ, làm rễ bị thối. Bệnh thường phát sinh gây hại nặng trong điều kiện ẩm độ cao, trồng mật độ dày, vườn thường xuyên ngập nước và thoát nước kém...

Ông Hồ Văn Ngưm, Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng: nguyên nhân tình trạng cây sâm Bố Chính chết là cây trồng này mẫn cảm với thời tiết dẫn đến phát sinh các loại nấm hại. Thời tiết thời gian qua bất lợi, mưa nhiều, dẫn đến sâm không thích nghi nên chết dần. 

"Đối với sâm Bố Chính, hai năm trước hiệu quả rất là tốt. Tuy nhiên, sau này chúng ta mở rộng diện tích. Vừa rồi, trong điều kiện sâm phát triển củ, nó lại bị mưa, mà mưa thì bị úng, sâm nó lại bị thối. Thời tiết rất là bất thường. Huyện đã có chỉ đạo xử lý trước mắt, đó là số sâm non cho thu hoạch sớm, đem sấy khô, giao lại cho các hợp tác xã tìm đầu mối để tìm đầu ra”, ông Hồ Văn Ngưm cho biết thêm./.

  

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cách nào để phân biệt sâm Ngọc Linh thật - giả?
Cách nào để phân biệt sâm Ngọc Linh thật - giả?

VOV.VN - Việc phân biệt sâm Ngọc Linh thật, giả bằng mắt thường hay bằng kinh nghiệm là điều không thể.

Cách nào để phân biệt sâm Ngọc Linh thật - giả?

Cách nào để phân biệt sâm Ngọc Linh thật - giả?

VOV.VN - Việc phân biệt sâm Ngọc Linh thật, giả bằng mắt thường hay bằng kinh nghiệm là điều không thể.

Đề nghị thanh tra Công ty Cổ phần rượu sâm Ngọc Linh Kon Tum
Đề nghị thanh tra Công ty Cổ phần rượu sâm Ngọc Linh Kon Tum

VOV.VN - Trước những liên quan đến hoạt động của Công ty Cổ phần rượu sâm Ngọc Linh- Kon Tum, UBND huyện Tu Mơ Rông vừa có văn bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, đồng thời kiến nghị UBND tỉnh Kon Tum cho thành lập đoàn liên ngành thanh tra toàn diện dự án nuôi cấy mô và các hoạt động của công ty này

Đề nghị thanh tra Công ty Cổ phần rượu sâm Ngọc Linh Kon Tum

Đề nghị thanh tra Công ty Cổ phần rượu sâm Ngọc Linh Kon Tum

VOV.VN - Trước những liên quan đến hoạt động của Công ty Cổ phần rượu sâm Ngọc Linh- Kon Tum, UBND huyện Tu Mơ Rông vừa có văn bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, đồng thời kiến nghị UBND tỉnh Kon Tum cho thành lập đoàn liên ngành thanh tra toàn diện dự án nuôi cấy mô và các hoạt động của công ty này

Khai mạc Lễ hội Sâm Ngọc Linh tại Quảng Nam
Khai mạc Lễ hội Sâm Ngọc Linh tại Quảng Nam

VOV.VN - Tối 1/8, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam tổ chức Khai mạc Lễ hội Sâm Ngọc Linh lần thứ 5 và kỷ niệm 20 năm ngày tái lập huyện Nam Trà My. Từ một huyện có tỷ lệ hộ nghèo nằm trong nhóm cao nhất cả nước, huyện này đặt mục tiêu trở thành “Thủ phủ Sâm Ngọc Linh”, trung tâm giống dược liệu quý hiếm của Quốc gia”.

Khai mạc Lễ hội Sâm Ngọc Linh tại Quảng Nam

Khai mạc Lễ hội Sâm Ngọc Linh tại Quảng Nam

VOV.VN - Tối 1/8, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam tổ chức Khai mạc Lễ hội Sâm Ngọc Linh lần thứ 5 và kỷ niệm 20 năm ngày tái lập huyện Nam Trà My. Từ một huyện có tỷ lệ hộ nghèo nằm trong nhóm cao nhất cả nước, huyện này đặt mục tiêu trở thành “Thủ phủ Sâm Ngọc Linh”, trung tâm giống dược liệu quý hiếm của Quốc gia”.