TP.HCM sẽ thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon

VOV.VN - Đó là chia sẻ của lãnh đạo Sở TN&MT TP.HCM tại Hội thảo Thị trường tín chỉ Carbon - Động lực - Xây dựng Việt Nam xanh do Báo Tuổi trẻ phối hợp với Bộ TN&MT tổ chức sáng 20/4.

Thị trường thiếu hành lang pháp lý

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Toàn Thắng - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho biết, Sở được giao nhiệm vụ xây dựng Đề án thí điểm cơ chế tài chính, với mục tiêu là triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính. Sở TM&MT đề xuất lựa chọn 2 dự án tiềm năng, đó là thay thế đèn đường LED và lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà công.

Việc triển khai hoạt động mua, bán tín chỉ carbon trên địa bàn thành phố sẽ tạo cơ hội thu hút đầu tư, mở ra cánh cửa mới cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, từ đó thúc đẩy các dự án xanh và tạo ra việc làm mới. TP.HCM có tiềm năng lớn để phát triển thị trường tín chỉ carbon, do có nhiều doanh nghiệp phát thải khí nhà kính và có nhu cầu giảm phát thải.

Tuy nhiên, ông Thắng cho rằng, đi cùng cơ hội thu lợi nhuận từ bán tín chỉ carbon cũng có những thách thức, đặc biệt trong khối công. Trong đó, việc thiếu hành lang pháp lý chi tiết cho các hoạt động tính toán, đánh giá và thẩm định tín chỉ carbon cản trở việc thực hiện hiệu quả. 

“Trong lần Thủ tướng Chính phủ làm việc với Thành phốTP.HCM, thành phố cũng đã đề nghị các Bộ, ngành chức năng hỗ trợ. Hiện nay thiếu một môi trường mua bán rộng rãi và hiệu quả, đặc biệt là kết nối với các thị trường quốc tế, nơi tín chỉ có thể được bán với giá cao. Bởi vì trên thị trường có việc trao đổi, có nhu cầu cung - cầu để thực hiện giao dịch mua bán”, ông Thắng nêu.

Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực

Còn PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện chiến lược - Chính sách tài nguyên và môi trường - Bộ TN&MT cho rằng, thời gian tới Việt Nam cần chuẩn bị lực lượng lao động lớn, chuyên nghiệp, có hiểu biết chuyên sâu về các cơ chế thẩm định, lập hồ sơ liên quan, kê khai và đánh giá các loại tín chỉ carbon để xây dựng thị trường tín chỉ carbon bắt buộc.

Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia nghiên cứu về biến đổi khí hâu cho rằng, thời gian tới doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ gặp thách thức khi các chính sách áp thuế tín chỉ carbon ở thị trường quốc tế được ban hành, vì hiện nay nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho việc đo đếm phát thải carbon. Các công nghệ để đo đạc phát thải carbon trong các doanh nghiệp chưa đồng bộ nên dù thúc đẩy nhanh về chính sách nhưng việc thực hành vẫn chậm.

“Vai trò của Nhà nước là rất quan trọng, đó là kết nối với đơn vị chủ quản điều hành của thị trường carbon toàn cầu. Trong việc hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực của Việt Nam, nhân lực này có thể là của Nhà nước hoặc của doanh nghiệp độc lập, để có được những nhà kiểm định, xác minh khí carbon ở trong nước nhưng vẫn được cấp tín chỉ từ ISO của quốc tế, bằng cách đó chi phí kiểm kê, kiểm định khí nhà kính sẽ giảm đi”, ông Huy chỉ rõ.

Nhiều doanh nghiệp cũng cho rằng, thị trường carbon tại Việt Nam chỉ mới ở mức sơ khởi, chưa có các quy định rõ ràng, khiến các doanh nghiệp khó tìm được nguồn tín chỉ carbon chính thống.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Minh - Trưởng Phòng kinh tế và thông tin biến đổi khí hậu - Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TM&MT) cho biết, theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, lộ trình này bao gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn đến hết năm 2027 là xây dựng quy định quản lý tín chỉ carbon, hoạt động trao đổi hạn ngạch và tín chỉ carbon, xây dựng quy chế vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon. Đây cũng là giai đoạn triển khai thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong các lĩnh vực tiềm năng và hướng dẫn thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thu 51,5 triệu USD từ bán tín chỉ carbon: Cơ hội lớn chuyển đổi sản xuất xanh
Thu 51,5 triệu USD từ bán tín chỉ carbon: Cơ hội lớn chuyển đổi sản xuất xanh

VOV.VN - Mới đây Việt Nam chính thức thu về 51,5 triệu USD (khoảng 1.200 tỷ đồng) bán 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng từ Ngân hàng thế giới (WorldBank). Việt Nam cũng là quốc gia đầu tiên tại khu vực Đông Á Thái Bình Dương nhận được khoản chi trả này, mở ra cơ hội lớn cho các hoạt động chuyển đổi sản xuất xanh.

Thu 51,5 triệu USD từ bán tín chỉ carbon: Cơ hội lớn chuyển đổi sản xuất xanh

Thu 51,5 triệu USD từ bán tín chỉ carbon: Cơ hội lớn chuyển đổi sản xuất xanh

VOV.VN - Mới đây Việt Nam chính thức thu về 51,5 triệu USD (khoảng 1.200 tỷ đồng) bán 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng từ Ngân hàng thế giới (WorldBank). Việt Nam cũng là quốc gia đầu tiên tại khu vực Đông Á Thái Bình Dương nhận được khoản chi trả này, mở ra cơ hội lớn cho các hoạt động chuyển đổi sản xuất xanh.

Thương mại tín chỉ carbon, lợi ích kép cho doanh nghiệp
Thương mại tín chỉ carbon, lợi ích kép cho doanh nghiệp

VOV.VN - Việt Nam có 14 triệu hecta rừng, nếu quản lý, phát triển bền vững sẽ tạo ra các tín chỉ carbon thông qua hoạt động giảm phát thải khí nhà kính, tăng hấp thụ carbon, thêm nguồn tài chính xanh cho DN. Bên cạnh đó, các DN sản xuất nếu giảm phát thải dư tiêu chuẩn cũng có thể bán tín chỉ này. Tuy nhiên, đây là việc còn mới mẻ và khó nên không phải DN nào cũng làm được và cần hỗ trợ.

Thương mại tín chỉ carbon, lợi ích kép cho doanh nghiệp

Thương mại tín chỉ carbon, lợi ích kép cho doanh nghiệp

VOV.VN - Việt Nam có 14 triệu hecta rừng, nếu quản lý, phát triển bền vững sẽ tạo ra các tín chỉ carbon thông qua hoạt động giảm phát thải khí nhà kính, tăng hấp thụ carbon, thêm nguồn tài chính xanh cho DN. Bên cạnh đó, các DN sản xuất nếu giảm phát thải dư tiêu chuẩn cũng có thể bán tín chỉ này. Tuy nhiên, đây là việc còn mới mẻ và khó nên không phải DN nào cũng làm được và cần hỗ trợ.

Vì sao tỉnh Quảng Nam chưa bán được tín chỉ carbon rừng?
Vì sao tỉnh Quảng Nam chưa bán được tín chỉ carbon rừng?

VOV.VN - Tỉnh Quảng Nam là địa phương đầu tiên tại Việt Nam được Chính phủ đồng ý thực hiện Đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ carbon rừng, thời gian thực hiện từ năm 2021 - 2025. Tuy nhiên, sau nhiều năm triển khai, đề án bán tín chỉ carbon ở Quảng Nam vẫn nằm trên giấy.

Vì sao tỉnh Quảng Nam chưa bán được tín chỉ carbon rừng?

Vì sao tỉnh Quảng Nam chưa bán được tín chỉ carbon rừng?

VOV.VN - Tỉnh Quảng Nam là địa phương đầu tiên tại Việt Nam được Chính phủ đồng ý thực hiện Đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ carbon rừng, thời gian thực hiện từ năm 2021 - 2025. Tuy nhiên, sau nhiều năm triển khai, đề án bán tín chỉ carbon ở Quảng Nam vẫn nằm trên giấy.