TP.HCM thành lập Tổ công tác để giải bài toán làm 220 km đường sắt đô thị

VOV.VN - Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) vừa đề xuất UBND TP.HCM thành lập Tổ công tác xây dựng đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM nhằm tìm giải pháp đột phá hoàn thành 200 km metro từ nay đến năm 2035.

Theo Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đến năm 2035 sẽ hoàn hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị tại TP.HCM.

Quy hoạch hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM hơn 220km với tổng mức đầu tư khoảng hơn 25 tỷ USD, nhưng đến nay TP.HCM mới triển khai được 2 tuyến. Trong đó, tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) dài gần 20 km dự kiến hoàn thành cuối năm nay và tuyến Metro số 2 giai đoạn 1 (Bến Thành – Tham Lương) dài 11 km dự kiến hoàn thành năm 2032.

Theo MAUR, tuyến Metro số 1 thực hiện khoảng 16 năm và tuyến Metro số 2 khoảng 22 năm. Thực tế sau khoảng 20 năm từ khi triển khai nghiên cứu, phát triển các dự án đường sắt đô thị, đến nay TP.HCM vẫn chưa có tuyến đường sắt đô thị nào chính thức vận hành thương mại.

Việc TP.HCM phải hoàn thành toàn bộ mạng lưới đường sắt đô thị còn lại (khoảng 200km) trong 12 năm là một thách thức rất lớn. Nếu tiếp tục triển khai với cách làm tương tự như trong thời gian qua thì không thể thực hiện được mục tiêu tại Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị.

Do đó, MAUR cho rằng TP.HCM phải quyết tâm thay đổi hết sức quyết liệt, toàn diện, mạnh mẽ và đột phá để hoàn thành mạng lưới đường sắt đô thị vào năm 2035. Trong đó, có thể nhận diện 5 lĩnh vực trọng yếu nhất cần được ưu tiên gấp rút nghiên cứu hoàn thiện cơ sở pháp lý, xây dựng lộ trình thực hiện gồm quy hoạch, thu hồi đất và giải phóng mặt bằng; nguồn lực tài chính; thủ tục đầu tư; phê duyệt và triển khai dự án; giải pháp về công nghệ, tổ chức thi công, cung cấp vật tư thiết bị; mô hình tổ chức, quản lý, nguồn nhân lực.

Để làm được các công việc trên, MAUR đề xuất UBND TP.HCM thành lập Tổ công tác xây dựng đồ án phát triển hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM. Tổ công tác này dự kiến có 14 thành viên do Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi làm Tổ trưởng và Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường làm Tổ phó; 12 thành viên còn lại là lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.

Theo MAUR, thuận lợi là trong Nghị quyết 98 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM cho phép Thành phố thác quỹ đất, không gian dọc tuyến metro theo mô hình TOD (phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng). Mô hình này giúp TP.HCM huy động tối đa nguồn lực từ đất đai, tạo nguồn ngân sách để phát triển xây dựng hệ thống metro.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sẽ làm đường sắt đô thị từ Hà Nội đi Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Nam?
Sẽ làm đường sắt đô thị từ Hà Nội đi Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Nam?

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho biết, thời gian tới sẽ triển khai các tuyến đường sắt đô thị kết nối đô thị trung tâm với đô thị vệ tinh của Hà Nội; nghiên cứu đầu tư các tuyến đường sắt đô thị kết nối Hà Nội với các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Nam...

Sẽ làm đường sắt đô thị từ Hà Nội đi Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Nam?

Sẽ làm đường sắt đô thị từ Hà Nội đi Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Nam?

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho biết, thời gian tới sẽ triển khai các tuyến đường sắt đô thị kết nối đô thị trung tâm với đô thị vệ tinh của Hà Nội; nghiên cứu đầu tư các tuyến đường sắt đô thị kết nối Hà Nội với các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Nam...

Hà Nội khởi công dự án tăng cường cho tuyến đường sắt đô thị số 3
Hà Nội khởi công dự án tăng cường cho tuyến đường sắt đô thị số 3

VOV.VN - Sáng 7/10, thành phố Hà Nội tổ chức khởi công Dự án tăng cường giao thông đô thị bền vững cho Dự án tuyến đường sắt đô thị số 3.

Hà Nội khởi công dự án tăng cường cho tuyến đường sắt đô thị số 3

Hà Nội khởi công dự án tăng cường cho tuyến đường sắt đô thị số 3

VOV.VN - Sáng 7/10, thành phố Hà Nội tổ chức khởi công Dự án tăng cường giao thông đô thị bền vững cho Dự án tuyến đường sắt đô thị số 3.

Vì sao tuyến Đường sắt Đô thị Nhổn - ga Hà Nội chậm tiến độ?
Vì sao tuyến Đường sắt Đô thị Nhổn - ga Hà Nội chậm tiến độ?

VOV.VN - Nguyên nhân chính dẫn đến dự án chậm tiến độ như hiện nay là do công tác giải phóng mặt bằng chậm trễ; chính sách bồi thường, hỗ trợ và quy trình thực hiện bồi thường cho các hộ dân...

Vì sao tuyến Đường sắt Đô thị Nhổn - ga Hà Nội chậm tiến độ?

Vì sao tuyến Đường sắt Đô thị Nhổn - ga Hà Nội chậm tiến độ?

VOV.VN - Nguyên nhân chính dẫn đến dự án chậm tiến độ như hiện nay là do công tác giải phóng mặt bằng chậm trễ; chính sách bồi thường, hỗ trợ và quy trình thực hiện bồi thường cho các hộ dân...