TPP - Mở cửa để hòa nhập cộng đồng

TPP đòi hỏi Việt Nam phải cải cách thể chế, pháp luật nhà nước, chủ trương, chính sách để tuân thủ các cam kết của mình.

Hòa vào xu thế hội nhập để thực thi cam kết trong TPP, Việt Nam sẽ phải điều chỉnh, sửa đổi một số quy định pháp luật về thương mại, đầu tư, đấu thầu, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường.

Để phát triển kinh tế trong xu hướng hội nhập, con đường được trải ra để thu hút nhà đầu tư nước ngoài phải thật sự “thông thoáng”. Điều này có nghĩa các quy định lạc hậu, chồng chéo và mang tính giới hạn đối với đầu tư từ nước ngoài phải được thay đổi. Trên thực tế, hệ thống văn bản pháp luật cũng đang hướng tới một nền hành chính công hiệu quả, minh bạch… phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của tất cả các hiệp định quốc tế. Một số quy định pháp luật đã được thay đổi trong giai đoạn đàm phán TPP, tạo bước đệm cho tiến trình hội nhập TPP sau này.

Cửa đã mở…

Luật Đầu tư 2014 có hiệu lực ngày 1-7-2015 đã bãi bỏ thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong nước (quy định tại Khoản 2 Điều 36 Luật Đầu tư 2014), ngoài ra đã thu hẹp phạm vi áp dụng cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, đối với các dự án của nhà đầu tư nước ngoài hoặc DN có vốn đầu tư nước ngoài góp vốn 51% vốn điều lệ mới phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Đây là một bước mở nhằm góp phần thu hút, khuyến khích đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam.

TPP tạo thuận lợi cho thương mại, nâng cao tính minh bạch hóa trong các thủ tục hải quan

Hiện tại, Luật DN 2014 và Luật Đầu tư 2014 đã tách bạch thủ tục đăng ký thành lập DN với các thủ tục về đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đồng thời khi thay đổi ngành, nghề kinh doanh, thay đổi cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, DN chỉ phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh để được thay đổi nội dung đăng ký DN.

Luật Nhà ở 2014 quy định tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam với các điều kiện thông thoáng, dễ chịu hơn (quy định tại Điều 159, Điều 160 Luật Nhà ở). Theo đó, để được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam phải có giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án; DN có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của DN nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam phải có giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Ngoài ra, trong hoạt động kinh doanh bất động sản, tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh ở một số lĩnh vực; tổ chức, cá nhân nước nước ngoài có quyền kinh doanh các dịch vụ môi giới bất động sản, sàn giao dịch bất động sản, tư vấn bất động sản, quản lý bất động sản theo quy định của pháp luật.

Về ngành nghề kinh doanh, Luật Đầu tư đã quy định cụ thể các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh và các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Theo đó nhà đầu tư, DN chỉ bị cấm kinh doanh các lĩnh vực được liệt kê tại Điều 6 và các phụ lục 1, 2, 3 của Luật Đầu tư. Nói cách khác, nhà đầu tư có quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Đồng thời Luật Đầu tư cũng đã quy định cụ thể 267 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, trong đó có 72 ngành, nghề pháp luật Việt Nam đã quy định về điều kiện đầu tư và kinh doanh đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Tiếp tục mở

Tuy nhiên, vẫn cần một số chính sách pháp luật tiếp tục chuyển biến. Thứ nhất, chính sách về thuế và thủ tục hải quan. Các bên đã nhất trí về việc tạo thuận lợi cho thương mại, nâng cao tính minh bạch hóa trong các thủ tục hải quan và đảm bảo tính chính trực trong quản lý hải quan. Do vậy, với mục tiêu xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các thành viên, pháp luật về thuế phải thay đổi dần theo từng thời điểm để đến một mức nhất định sao cho phù hợp với thỏa thuận.

Thứ hai, vấn đề tuân thủ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ. TPP được thỏa thuận trên tinh thần điều chỉnh các lĩnh vực về bằng sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền, bí mật thương mại, các hình thức khác của quyền sở hữu trí tuệ và việc thực thi các quyền về sở hữu trí tuệ, cũng như các lĩnh vực mà các thành viên đồng ý hợp tác. Hiện tại, việc thực thi bảo hộ sở hữu trí tuệ ở Việt Nam vẫn chưa mang lại hiệu quả tích cực và còn tồn tại nhiều vi phạm. Như vậy, để có được những thành tựu trong việc bảo hộ sở hữu trí tuệ như những nước phát triển Hoa Kỳ, Canada, Australia hay Nhật Bản, buộc Việt Nam phải siết chặt các quy định về sở hữu trí tuệ hơn nữa.

Thứ ba, vấn đề thực thi các yêu cầu về môi trường, lao động, cạnh tranh. Đây là những khía cạnh có đặc điểm chung là đề cao tính “mở cửa” và hội nhập, đòi hỏi hệ thống pháp luật phải thông thoáng và đồng bộ, không có quy định chồng chéo ở các quy định pháp luật thường liên quan đến hoạt động đầu tư và kinh doanh như thương mại, DN, đầu tư, bất động sản…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hiệp định TPP, cơ hội và thách thức - Hành động của chúng ta
Hiệp định TPP, cơ hội và thách thức - Hành động của chúng ta

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa có bài viết nhan đề “Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, cơ hội và thách thức - Hành động của chúng ta”.

Hiệp định TPP, cơ hội và thách thức - Hành động của chúng ta

Hiệp định TPP, cơ hội và thách thức - Hành động của chúng ta

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa có bài viết nhan đề “Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, cơ hội và thách thức - Hành động của chúng ta”.

Hiệp định TPP - cú hích mạnh cho công nghiệp hóa của Việt Nam
Hiệp định TPP - cú hích mạnh cho công nghiệp hóa của Việt Nam

VOV.VN -Việc mở rộng thị trường, tăng tính cạnh tranh là cơ hội và thách thức để công nghiệp Việt Nam phát triển trong hội nhập.

Hiệp định TPP - cú hích mạnh cho công nghiệp hóa của Việt Nam

Hiệp định TPP - cú hích mạnh cho công nghiệp hóa của Việt Nam

VOV.VN -Việc mở rộng thị trường, tăng tính cạnh tranh là cơ hội và thách thức để công nghiệp Việt Nam phát triển trong hội nhập.

Sản xuất công nghiệp trong TPP: Không dễ có ước mơ bình yên
Sản xuất công nghiệp trong TPP: Không dễ có ước mơ bình yên

VOV.VN - Chuyên gia nhận định, hi vọng nền công nghiệp Việt Nam có sự phát triển bình yên, ổn định trong TPP là một mơ ước cần sớm phải được từ bỏ.

Sản xuất công nghiệp trong TPP: Không dễ có ước mơ bình yên

Sản xuất công nghiệp trong TPP: Không dễ có ước mơ bình yên

VOV.VN - Chuyên gia nhận định, hi vọng nền công nghiệp Việt Nam có sự phát triển bình yên, ổn định trong TPP là một mơ ước cần sớm phải được từ bỏ.

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng vào cơ hội từ Hiệp định TPP
Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng vào cơ hội từ Hiệp định TPP

VOV.VN - Cộng đồng doanh nghiệp Việt mong muốn sẽ có những cơ chế, chính sách hỗ trợ vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội từ Hiệp định TPP.

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng vào cơ hội từ Hiệp định TPP

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng vào cơ hội từ Hiệp định TPP

VOV.VN - Cộng đồng doanh nghiệp Việt mong muốn sẽ có những cơ chế, chính sách hỗ trợ vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội từ Hiệp định TPP.

Hội nhập TPP: Thách thức lớn nhất là khi không tận dụng được cơ hội
Hội nhập TPP: Thách thức lớn nhất là khi không tận dụng được cơ hội

VOV.VN -Triển vọng mở ra là to lớn với mỗi quốc gia thành viên TPP, nhưng để triển vọng biến thành hiện thực, tùy thuộc vào sự chuẩn bị của mỗi quốc gia.

Hội nhập TPP: Thách thức lớn nhất là khi không tận dụng được cơ hội

Hội nhập TPP: Thách thức lớn nhất là khi không tận dụng được cơ hội

VOV.VN -Triển vọng mở ra là to lớn với mỗi quốc gia thành viên TPP, nhưng để triển vọng biến thành hiện thực, tùy thuộc vào sự chuẩn bị của mỗi quốc gia.