Ngậm ngùi Thành Huế

(VOV) - Thành Huế đang bị dân cư xâm lấn, môi trường ô nhiễm nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan và giá trị di tích.

Thành Huế - tức Kinh thành Phú Xuân, được vua Gia Long xây dựng từ năm 1805, và hoàn thành năm 1832 dưới thời vua Minh Mạng, sau 27 năm.

Đây là một công trình đô thị đặc sắc thời phong kiến, cũng là một công trình quân sự phòng thủ có ý nghĩa quan trọng. Kinh thành là vòng thành ngoài cùng (bên trong còn có Hoàng thành, Tử Cấm thành và nhiều công trình của triều đình, công trình nhà ở dân sinh khác). Kinh thành cũng là công trình lớn nhất, xây dựng tốn nhiều thời gian, vật lực, nhân lực nhất.

Kinh thành Huế có mặt bằng gần hình vuông (3 mặt thẳng, mặt trước uốn hơi cong theo dòng sông Hương), chu vi hơn 10km, diện tích khoảng 520ha (5,2km2). Cấu trúc thành được xây kiểu Vauban của phương Tây với những pháo đài nhô ra phía ngoài (tổng số 24 pháo đài).

Thành được đắp bằng đất, xây bó gạch trong và ngoài; độ dày trung bình thân thành là 21,5m, được xây làm 3 cấp thấp dần vào trong. Cấp ngoài cùng cao 6,6m, cấp trong cùng cao 2,1m.

Có tất cả 10 cổng thành; mặt trước (hướng Nam) có 4 cổng, 3 mặt còn lại mỗi mặt có 2 cổng. Về tổng thể, đây là một hệ thống phức hợp với nhiều hạng mục liên quan, như tường thành, cổng thành - vọng lâu, kỳ đài, pháo đài, hệ thống hào hộ thành, sông hộ thành, hệ thống cầu cống… được thiết kế và xây dựng cực kỳ khoa học, thẩm mỹ, có giá trị kỹ thuật và nghệ thuật cao.

Kinh thành Huế đã trải qua nhiều biến động của lịch sử, bị tàn phá trong chiến tranh và thiên tai. Tuy vậy cấu trúc và diện mạo còn khá nguyên vẹn, đã được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia vào năm 1998, và được UNESCO coi là công trình quan trọng bậc nhất của Quần thể di tích cố đô Huế, được vinh danh di sản thế giới vào năm 1993.

Hiện nay, do hoàn cảnh xã hội; thành Huế đã, đang bị xâm hại nghiêm trọng. Rất nhiều công trình dân sinh xây dựng xâm lấn vào di tích. Các công trình này được xây dựng ở thượng thành (mặt trên thành), ở các eo bầu (là phân lõm trong thành của pháo đài nhô ra ngoài thành), xâm lấn hệ thống hộ thành hào, nhiều khu vực tường thành bị hư hỏng bởi các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của người dân. Môi trường các khu vực dân cư xâm lấn bị ô nhiễm nặng và cảnh quan, giá trị di tích bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Theo điều tra, khảo sát của UBND TP Huế và Trung tâm bảo tồn Di tích cố đô Huế, hiện có khoảng 1000 hộ dân đang sống ở các khu vực thượng thành, eo bầu, tuyến phòng lộ (bên ngoài hộ thành hào) của kinh thành. Đây là khu vực 1 của di tích theo Luật di sản (khu vực bảo vệ nghiêm ngặt).

Tháng 10/2011, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã quyết định phê duyệt dự án đầu tư bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống kinh thành Huế, với tổng mức đầu tư gần 1.300 tỷ đồng. Trong đó bao gồm có nội dung quan trọng nhất là giải tỏa và tái định cư cho những hộ dân đang “sống trên di sản”.

Theo tiến độ dự án, tất cả các công việc, kể cả giải tỏa và thực hiện sẽ được thực hiện từ cuối năm 2011 - 2015, để trả lại bộ mặt cho di sản. Ngành du lịch Huế cũng đang nghiên cứu tuyến du lịch tham quan thượng thành trong tương lai.

Tới lúc đó, có thể Kinh thành Huế sẽ có diện mạo khác tích cực hơn, nhưng tại thời điểm này, ngắm thành Huế không khỏi ngậm ngùi.../. 

Thành Huế - một công trình đô thị đặc sắc thời phong kiến...

 

...Cũng là một công trình quân sự quan trọng

 

Nhưng nay Thành Huế đang bị xâm hại nghiêm trọng

 

Nhiều nhà dân ngang nhiên xây dựng ở thượng thành

 

Ô nhiễm nặng nề ngay từ đường dẫn vào thành

 

Nhà dân xuất hiện ngay cả ở khu vực bảo vệ nghiêm ngặt

 

Tuyến phòng lộ thành hào bị xâm thực

 

Những hộ dân đang “sống trên di sản”

 

Trên thành, ngoại thành không thiếu hàng quán lấn chiếm

 

Ngang nhiên

 

Nhà dân xuất hiện bất cứ ngóc ngách nào

 

Thượng thành, nội thành được người dân canh tác

 

...và làm nhà

 

Ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan và giá trị di tích
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

"Nhan sắc" mùa hạ Huế
"Nhan sắc" mùa hạ Huế

Mùa hạ ở Huế như một bức tranh rực rỡ đầy quyến rũ. Bất cứ nơi đâu cũng có thể bắt gặp những cây hoa đua nhau khoe sắc.

"Nhan sắc" mùa hạ Huế

"Nhan sắc" mùa hạ Huế

Mùa hạ ở Huế như một bức tranh rực rỡ đầy quyến rũ. Bất cứ nơi đâu cũng có thể bắt gặp những cây hoa đua nhau khoe sắc.

Nét thơ xứ Huế
Nét thơ xứ Huế

Cây cầu mảnh mai ấy là sự kết nối đầy quan trọng và ý nghĩa của lịch sử, của quá khứ - hiện tại, là niềm tin - khát vọng của tương lai

Nét thơ xứ Huế

Nét thơ xứ Huế

Cây cầu mảnh mai ấy là sự kết nối đầy quan trọng và ý nghĩa của lịch sử, của quá khứ - hiện tại, là niềm tin - khát vọng của tương lai

Huế, mùa Thu…
Huế, mùa Thu…

Cảnh sắc mùa thu, thời tiết, khí hậu mùa thu làm cho Huế đẹp hơn bao giờ hết, vừa duyên dáng lãng mạn và cũng phảng phất lạnh buồn, u tịch.

Huế, mùa Thu…

Huế, mùa Thu…

Cảnh sắc mùa thu, thời tiết, khí hậu mùa thu làm cho Huế đẹp hơn bao giờ hết, vừa duyên dáng lãng mạn và cũng phảng phất lạnh buồn, u tịch.

Huế đón giao thừa trong mưa
Huế đón giao thừa trong mưa

Giao thừa tại Huế không kém phần sôi động và như lung linh hơn khi trời mưa...

Huế đón giao thừa trong mưa

Huế đón giao thừa trong mưa

Giao thừa tại Huế không kém phần sôi động và như lung linh hơn khi trời mưa...

Sắc phượng và cánh diều xứ Huế
Sắc phượng và cánh diều xứ Huế

Những con diều với đủ các màu sắc tung bay trên cầu Tràng Tiền bên cạnh những chùm phượng vĩ đỏ rực đã tạo cho Huế một góc riêng đặc sắc mà hầu như mọi du khách đều muốn dừng chân chiêm ngưỡng khi đến với Festival Huế 2010.

Sắc phượng và cánh diều xứ Huế

Sắc phượng và cánh diều xứ Huế

Những con diều với đủ các màu sắc tung bay trên cầu Tràng Tiền bên cạnh những chùm phượng vĩ đỏ rực đã tạo cho Huế một góc riêng đặc sắc mà hầu như mọi du khách đều muốn dừng chân chiêm ngưỡng khi đến với Festival Huế 2010.

“Kiến trúc hoà bình” ở Kinh thành Huế
“Kiến trúc hoà bình” ở Kinh thành Huế

Những công trình kiến trúc đẹp và rất hoà bình từ tên gọi như: Điện Thái Hòa, Lầu Thái Bình, Lầu Tứ Phương Vô Sự, Cửa Hòa Bình, Cửa An Hòa,… 

“Kiến trúc hoà bình” ở Kinh thành Huế

“Kiến trúc hoà bình” ở Kinh thành Huế

Những công trình kiến trúc đẹp và rất hoà bình từ tên gọi như: Điện Thái Hòa, Lầu Thái Bình, Lầu Tứ Phương Vô Sự, Cửa Hòa Bình, Cửa An Hòa,… 

Đầm Chuồn vẻ đẹp của đầm phá Huế
Đầm Chuồn vẻ đẹp của đầm phá Huế

Cách Huế khoang hơn 10km, Đầm Chuồn là một phần trong hệ thống Đầm phá Tam Giang, đi qua quốc lộ 49 rẽ về hướng An Truyền.

Đầm Chuồn vẻ đẹp của đầm phá Huế

Đầm Chuồn vẻ đẹp của đầm phá Huế

Cách Huế khoang hơn 10km, Đầm Chuồn là một phần trong hệ thống Đầm phá Tam Giang, đi qua quốc lộ 49 rẽ về hướng An Truyền.