Người Việt tại Ukraine kể về hành trình sơ tán gian nan khi chiến sự bùng phát

VOV.VN - Hành trình sơ tán khỏi các vùng chiến sự của Ukraine rất gian nan, vất vả. Nhưng chính trong hoàn cảnh hoạn nạn đó, người Việt Nam tại Ukraine đã phát huy truyền thống đoàn kết, lá lành đùm lá rách, luôn tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau.

“Chúng tôi ra đi với hai bàn tay trắng”

Gần 30 năm gắn bó với con người và đất nước Ukraine, ông Nguyễn Văn Loan, Chủ tịch hội cựu chiến binh Việt Nam tại Ukraine cho biết, quốc gia này giống như là mảnh đất quê hương thứ hai của ông. Ông Loan cũng như nhiều bà con Việt kiều khác từng làm ăn, buôn bán và xây dựng được cơ ngơi cũng như có cuộc sống đủ đầy ở Ukraine. Tuy nhiên, từ khi xung đột giữa Nga và Ukraine xảy ra, họ phải đi lánh nạn, chấp nhận mất trắng. 

Ông Loan chia sẻ, trước xung đột, cộng đồng người Việt ở Ukraine có hơn 7.000 người. Bà con sang đó hầu hết từ thời hợp tác lao động và từng có cuộc sống rất yên bình. Khi chiến sự nổ ra, cả người Ukraine và người Việt tại Ukraine đều phải chịu hậu quả và phải di tản sang châu Âu. Hầu hết bà con người Việt đều đi sơ tán, chỉ còn khoảng 100 người ở lại.

Ông Loan cho biết: “Khi đi lánh nạn chúng tôi bỏ lại hết nhà cửa, ruộng vườn, hàng hóa và ra đi với 2 bàn tay trắng để đảm bảo an toàn, thậm chí vali cũng không dám cầm theo vì chúng tôi phải chen chúc nhau trên những chiếc xe hay những chiếc phà, tàu chật hẹp. Đường đi di tản từ các tỉnh phía Đông, từ Kiev lên biên giới qua hàng chục trạm kiểm soát của an ninh, lực lượng biên phòng, quân đội. Đến cửa khẩu biên giới, chúng tôi phải xếp hàng dài 2,3 ngày dưới trời gió rét mới qua được”.

Hành trình sơ tán rất gian truân, vất vả. Nhưng chính trong hoàn cảnh hoạn nạn đó, người Việt Nam tại Ukraine đã phát huy truyền thống đoàn kết, lá lành đùm lá rách, luôn tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Không chỉ chia sẻ đồ ăn thức uống, xe cộ, nhường nhịn nhau chỗ ngồi, mọi người cũng chia sẻ thông tin về việc đi tuyến đường nào an toàn hơn và ít nguy hiểm hơn.

Hơn nữa, nhờ sự giúp đỡ, chỉ đạo từ các cơ quan chức năng liên quan ở trong nước, từ đại sứ quán, các hội đoàn nên người Việt được di tản rất nhanh chóng và an toàn. Gần như tất cả đại sứ quán Việt Nam ở châu Âu đều tham gia hỗ trợ bà con từ việc đưa ra biên giới, đến ổn định nơi ăn chốn ở, cung cấp lương thực, thực phẩm. Chính vì vậy, gần 7.000 bà con người Việt sơ tán sang các nước châu Âu rất an toàn và không ai bị thiệt mạng. Đây có thể nói là một thành công lớn.  

Theo ông Loan, Đảng và Nhà nước đã quan tâm và chỉ đạo rất sát sườn, có nhiều chỉ thị sớm để bảo vệ công dân và hỗ trợ bà con di tản: “Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine cũng như các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở châu Âu đã tổ chức đón kiều bào kịp thời. Các hội đoàn cũng như những tổ chức đồng hương người Việt, bà con người Việt ở châu Âu với tấm lòng vàng đã hỗ trợ và bao bọc chúng tôi khi di tản từ Ukraine”.

Tình cảnh khó khăn của những người lựa chọn ở lại

Theo ông Loan, sau khi chiến sự nổ ra một vài tháng, rất nhiều người Việt từ châu Âu, thậm chí là đã về Việt Nam nhưng vẫn quay trở lại Ukraine vì cuộc sống và vì kế sinh nhai, con số này ước tính lên đến 400 người. Như vậy tính đến thời điểm hiện tại có tổng cộng 500 người Việt đang sinh sống tại Ukraine. Một số người quay lại để giải quyết những công việc còn dở dang. Một số người khác thì cố gắng bám trụ bất chất giao tranh tiếp tục xảy ra. Đa số kiều bào Việt Nam sinh sống tại Odessa, còn một số ít sống ở Kharkov hoặc Kiev.

Ông Loan cho biết, cách đây 1,5 tháng, ông đã quay lại Ukraine sau khi nhận được giấy tờ tị nạn tại Đức. Về tình hình hiện tại của những bà con lựa chọn ở lại, ông Nguyễn Văn Loan nói, trong bối cảnh giao tranh ác liệt, khi các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng ngày càng gia tăng, bà con thiếu thốn đủ bề, từ điện, nước, Internet. Đặc biệt trong mùa Đông, cuộc sống vô cùng khó khăn.

Theo ông Loan, ngoại trừ những điểm nóng xung đột, còn lại ở những khu vực khác, người dân không quá lo ngại mối đe dọa từ bom đạn. Nhưng vấn đề nhức nhối là làm sao để có thể bám trụ trong mùa Đông khắc nghiệt khi những nhu cầu thiết yếu không được đáp ứng. Tại Odessa, có những nơi mất điện đến 2,3 ngày. Nhiều người phải thắp nến, đốt củi sưởi ấm.

Câu hỏi lớn nhất hiện nay là những người Việt lựa chọn ở lại Ukraine sẽ làm gì để sinh sống? Trong bối cảnh giao tranh diễn ra ác liệt, các nhà máy, xí nghiệp gần như đóng cửa. Lương của những người lao động, đặc biệt là những đối tượng hưu trí, hầu như không đủ để mua lương thực, thực phẩm, trả tiền thuê nhà...

“Đa số người Việt tại Ukraine đều sinh sống nhờ làm ăn buôn bán, nhưng khi đem hàng hóa ra chợ thì không có người mua do ảnh hưởng của xung đột khiến cuộc sống của nhiều người dân Ukraine trở nên nghèo túng. Thậm chí nếu hòa bình lặp lại thì kinh tế Ukraine phải mất thời gian dài mới có thể khôi phục được. Có thể nói rằng triển vọng cho nền kinh tế Ukraine rất ảm đạm và chưa thấy tương lai”, ông Loan nói. 

Mong muốn được nhận sự hỗ trợ nhiều hơn

Ông Nguyễn Văn Loan nhấn mạnh, với tình cảnh khó khăn hiện nay cộng đồng người Việt tại Ukraine rất mong được sự hỗ trợ nhiều hơn từ các đại sứ quán và các cơ quan liên quan trong nước.

Ông Loan cho biết thêm, không chỉ người Việt lựa chọn bám trụ tại Ukraine mà những người Việt di tản sang châu Âu cũng gặp rất nhiều khó khăn vì đa số đều sang với hai bàn tay trắng và nhiều người quá độ tuổi lao động. Do đó việc kiếm công ăn việc làm và hòa nhập cộng đồng rất khó khăn. “Việc thích nghi với cuộc sống mới có lẽ phải mất thời gian dài. Những người trẻ tuổi thì có khả năng hòa nhập và sinh sống ở nước sở tại cao hơn là những người đã lớn tuổi”.

Theo ông Loan, mỗi nước châu Âu đều có những chính sách hỗ trợ khác nhau dành cho người tị nạn. Tại một số nước như Đức, có sự hỗ trợ hoàn toàn cho những người không có công ăn việc làm, nhưng tại Ba Lan, chính quyền chủ yếu chỉ hỗ trợ cho trẻ em. Vì thế đến nay nhiều người Việt vẫn đang bơ vơ chưa thể tìm công ăn việc làm. Ông Loan nhấn mạnh, bà con Việt kiều rất mong các đại sứ quán và hội đoàn hỗ trợ về mặt pháp lý, giấy tờ cũng như đào tạo tiếng để tìm công ăn việc làm, ổn định cuộc sống tại nước sở tại./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga còn bao nhiêu tên lửa sau hàng loạt cuộc tập kích vào Ukraine?
Nga còn bao nhiêu tên lửa sau hàng loạt cuộc tập kích vào Ukraine?

VOV.VN - Câu hỏi về việc Nga còn lại bao nhiêu tên lửa đã làm dấy lên làn sóng tranh cãi gay gắt suốt 3 tháng tháng qua, khi Nga bắt đầu tiến hành hàng loạt cuộc tấn công lớn vào mạng lưới năng lượng của Ukraine, với tần suất từ 1 đến 2 tuần một lần.

Nga còn bao nhiêu tên lửa sau hàng loạt cuộc tập kích vào Ukraine?

Nga còn bao nhiêu tên lửa sau hàng loạt cuộc tập kích vào Ukraine?

VOV.VN - Câu hỏi về việc Nga còn lại bao nhiêu tên lửa đã làm dấy lên làn sóng tranh cãi gay gắt suốt 3 tháng tháng qua, khi Nga bắt đầu tiến hành hàng loạt cuộc tấn công lớn vào mạng lưới năng lượng của Ukraine, với tần suất từ 1 đến 2 tuần một lần.

Cận cảnh xe tăng và thiết giáp di chuyển gần “chảo lửa” Bakhmut
Cận cảnh xe tăng và thiết giáp di chuyển gần “chảo lửa” Bakhmut

VOV.VN - Reuters ngày 13/1 đăng tải video cho thấy, nhiều xe tăng và xe bọc thép chạy dọc theo tuyến đường gần thành phố Bakhmut ở miền Đông Ukraine, nơi đang diễn ra giao tranh ác liệt giữa quân đội Nga và Ukraine.

Cận cảnh xe tăng và thiết giáp di chuyển gần “chảo lửa” Bakhmut

Cận cảnh xe tăng và thiết giáp di chuyển gần “chảo lửa” Bakhmut

VOV.VN - Reuters ngày 13/1 đăng tải video cho thấy, nhiều xe tăng và xe bọc thép chạy dọc theo tuyến đường gần thành phố Bakhmut ở miền Đông Ukraine, nơi đang diễn ra giao tranh ác liệt giữa quân đội Nga và Ukraine.

Ukraine củng cố tuyến phòng thủ gần biên giới Belarus phòng nguy cơ bị tấn công
Ukraine củng cố tuyến phòng thủ gần biên giới Belarus phòng nguy cơ bị tấn công

VOV.VN - Lực lượng bảo vệ biên giới Ukraine ngày 13/1 cho biết họ đang tích cực củng cố các vị trí phòng thủ để đẩy lùi bất kỳ cuộc tấn công nào có thể xảy ra từ nước láng giềng Belarus.

Ukraine củng cố tuyến phòng thủ gần biên giới Belarus phòng nguy cơ bị tấn công

Ukraine củng cố tuyến phòng thủ gần biên giới Belarus phòng nguy cơ bị tấn công

VOV.VN - Lực lượng bảo vệ biên giới Ukraine ngày 13/1 cho biết họ đang tích cực củng cố các vị trí phòng thủ để đẩy lùi bất kỳ cuộc tấn công nào có thể xảy ra từ nước láng giềng Belarus.

Người Việt bỏ tài sản chạy khỏi vùng chiến sự Ukraine
Người Việt bỏ tài sản chạy khỏi vùng chiến sự Ukraine

VOV.VN - Chiến tranh tại Ukraine đã làm đảo lộn cuộc sống của hàng nghìn người Việt. Để đảm bảo an toàn tính mạng, không còn cách nào khác, kiều bào Việt Nam phải bỏ lại tài sản, chạy nạn sang các nước để tìm cách trở về Việt Nam.

Người Việt bỏ tài sản chạy khỏi vùng chiến sự Ukraine

Người Việt bỏ tài sản chạy khỏi vùng chiến sự Ukraine

VOV.VN - Chiến tranh tại Ukraine đã làm đảo lộn cuộc sống của hàng nghìn người Việt. Để đảm bảo an toàn tính mạng, không còn cách nào khác, kiều bào Việt Nam phải bỏ lại tài sản, chạy nạn sang các nước để tìm cách trở về Việt Nam.

Bảo hộ công dân tại Ukraine: Việt Nam chỉ đạo quyết liệt ngay từ đầu
Bảo hộ công dân tại Ukraine: Việt Nam chỉ đạo quyết liệt ngay từ đầu

VOV.VN - Quán triệt tinh thần này của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, công tác sơ tán công dân Việt Nam ở Ukraine về nước được triển khai thuận lợi, nhanh chóng với gần 600 công dân đã được đón về nước an toàn.

Bảo hộ công dân tại Ukraine: Việt Nam chỉ đạo quyết liệt ngay từ đầu

Bảo hộ công dân tại Ukraine: Việt Nam chỉ đạo quyết liệt ngay từ đầu

VOV.VN - Quán triệt tinh thần này của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, công tác sơ tán công dân Việt Nam ở Ukraine về nước được triển khai thuận lợi, nhanh chóng với gần 600 công dân đã được đón về nước an toàn.