Hành vi bắt cóc trẻ em cấu thành một số tội danh

VOV.VN - Trẻ em là đối tượng được pháp luật ưu tiên bảo vệ. Luật Trẻ em 2016 nêu rõ những hành vi bị nghiêm cấm thực hiện đối với trẻ em là bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

Theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017, người có hành vi bắt cóc trẻ em tùy theo mục đích, tình tiết thực hiện hành vi phạm tội mà có thể cấu thành một trong những tội danh sau:

Tội mua bán người dưới 16 tuổi:

- Hành vi:

+ Chuyển giao/tiếp nhận trẻ em để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo.

+ Chuyển giao/tiếp nhận trẻ em để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.

+ Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp trẻ em để thực hiện 02 hành vi ở trên.

- Mức hình phạt cao nhất: tù chung thân.

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng - 200.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

(Theo Điều 151 Bộ luật Hình sự)

Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi:

- Hành vi: Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi.

- Mức hình phạt cao nhất: lên đến 15 năm tù.

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng - 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

(Theo Điều 153 Bộ luật Hình sự)

Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản:

- Hành vi: Bắt cóc trẻ em làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.

- Mức hình phạt cao nhất: tù chung thân.

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng - 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

(Theo Điều 169 Bộ luật Hình sự)

Tội bắt cóc con tin:

- Hành vi: Bắt, giữ hoặc giam trẻ em làm con tin nhằm cưỡng ép cơ quan, tổ chức, cá nhân… làm hoặc không làm một việc như một điều kiện để thả con tin.

- Mức hình phạt cao nhất: 15 năm tù.

(Theo Điều 301 Bộ luật Hình sự)

Để hiểu rõ hơn về dấu hiệu pháp lý của tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi và khung hình phạt của tội này, mời quý vị và các bạn cùng nghe tư vấn của luật sư Nguyễn Văn Hưng - Giám đốc Công ty luật Phúc Khánh Hưng:

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cặp vợ chồng bắt cóc người để đòi nợ
Cặp vợ chồng bắt cóc người để đòi nợ

Lâm, Vân cùng đối tượng tên Tâm khống chế con nợ, đưa từ TP Cần Thơ lên TP Hồ Chí Minh, quản lý tại nhà để người này tác động gia đình trả nợ.

Cặp vợ chồng bắt cóc người để đòi nợ

Cặp vợ chồng bắt cóc người để đòi nợ

Lâm, Vân cùng đối tượng tên Tâm khống chế con nợ, đưa từ TP Cần Thơ lên TP Hồ Chí Minh, quản lý tại nhà để người này tác động gia đình trả nợ.

Kẻ sát hại nam thanh niên rồi bắt cóc cô gái ở phố Láng Hạ bị tuyên án tử hình
Kẻ sát hại nam thanh niên rồi bắt cóc cô gái ở phố Láng Hạ bị tuyên án tử hình

VOV.VN - Bị cáo Lê Văn Thức (SN 1993, Lạng Sơn) – đối tượng sát hại nam thanh niên trên phố Láng Hạ gây rúng động dư luận vừa bị TAND TP Hà Nội tuyên mức án tử hình.

Kẻ sát hại nam thanh niên rồi bắt cóc cô gái ở phố Láng Hạ bị tuyên án tử hình

Kẻ sát hại nam thanh niên rồi bắt cóc cô gái ở phố Láng Hạ bị tuyên án tử hình

VOV.VN - Bị cáo Lê Văn Thức (SN 1993, Lạng Sơn) – đối tượng sát hại nam thanh niên trên phố Láng Hạ gây rúng động dư luận vừa bị TAND TP Hà Nội tuyên mức án tử hình.

Bố dàn cảnh bắt cóc con ruột để mượn tiền trả nợ
Bố dàn cảnh bắt cóc con ruột để mượn tiền trả nợ

VOV.VN - Nguyễn Văn Đông tạo hiện trường giả con bị bắt cóc nhằm dễ dàng vay mượn tiền từ những người thân quen để trả nợ.

Bố dàn cảnh bắt cóc con ruột để mượn tiền trả nợ

Bố dàn cảnh bắt cóc con ruột để mượn tiền trả nợ

VOV.VN - Nguyễn Văn Đông tạo hiện trường giả con bị bắt cóc nhằm dễ dàng vay mượn tiền từ những người thân quen để trả nợ.