Uy lực tiêm kích Su-35S của Nga khi phá hủy các mục tiêu của Ukraine

VOV.VN - Ngày 30/1, Bộ Quốc phòng Nga công bố một video cho thấy phi đội tiêm kích Su-35S thuộc Quân khu miền Tây phá hủy các mục tiêu quân sự của đối phương bằng cách triển khai các tên lửa đầy uy lực.

Bộ Quốc phòng Nga đã đăng tải video trên trên kênh Telegram của mình. Theo đó, phi đội Su-35S đã sử dụng các vũ khí trên không phá hủy các mục tiêu của đối phương. Bộ này cũng cho biết phi đội đã sử dụng các tên lửa không đối đất và không đối không dẫn đường có độ chính xác cao để nhắm vào các máy bay, hệ thống radar và hệ thống phòng không của Ukraine.

"Hiện nay, Su-35 là tiêm kích tốt nhất thế giới. Tôi không hề e ngại khi nói điều đó, đây là tiêm kích mạnh nhất thế giới. Một loạt vũ khí, cả trên mặt đất và trên không, đã khiến nó trở thành một cỗ máy hoàn hảo". Alexander, Phó chỉ huy phi đội Su-35S cho hay.

Ông Alexander cũng khen ngợi khả năng linh hoạt của máy bay chiến đấu này, cho biết tiêm kích Su-35S có thể trang bị các tên lửa không đối không (tầm xa, tầm trung và tầm ngắn) cũng với các tên lửa không đối đất tầm xa (nhằm đối phó với radar và các mục tiêu tĩnh). Phó Chỉ huy phi đội S-35S đã thực hiện 800 nhiệm vụ chiến đấu trong suốt chiến dịch quân sự ở Ukraine. Ông cho biết, nhiệm vụ chính của phi đội này là vượt qua hệ thống phòng không - điều mà ông nhận định là khá dễ dàng.

Su-35S là một trong những tiêm kích đa nhiệm thế hệ 4++ tiên tiến nhất thế giới về mặt công nghệ và là tiêm kích hiện đại thứ hai của Nga chỉ sau tiêm kích thế hệ thứ năm Su-57.

Một số chuyên gia cho rằng Su-35 có lợi thế đánh bại tiêm kích F-22 Raptor hoặc F-35 của Mỹ trong tác chiến tầm gần do khả năng cơ động.

Quân đội Nga đã triển khai tiêm kích trên ở Ukraine để tấn công các địa điểm quân sự. Ngày 29/12, một tiêm kích Su-35S của Không quân Nga đã bắn hạ 3 tiêm kích MiG-29 của Ukraine và 2 trực thăng Mi-8 trong một cuộc không chiến.

Phi công Alexander cho biết phi đội đã sử dụng các tên lửa dẫn đường không đối không và không đối đất có độ chính xác cao để vô hiệu hóa các trạm radar, phá hủy các hệ thống phòng không và các phương tiện trên không của Không quân Ukraine.

Su-35S là một máy bay chiến đấu mặc dù nó cũng có khả năng của một máy bay ném bom. Cánh của nó có thể thích nghi với bom thả từ trên không và tên lửa không đối đất.

Su-35S cũng có thể mang cả tên lửa tầm trung R-77 và tên lửa tầm ngắn R-73E cho các nhiệm vụ chiến đấu trên không và tên lửa dẫn đường bằng radar cho các cuộc tấn công mặt đất.

Su-30 và Su-35 là những phiên bản nâng cấp của Su-27, tuy nhiên chúng có nhiều thiết bị điện tử và đạn dược hiện đại hơn.

Tập đoàn Máy bay Thống nhất của Nga cho biết Su-35 "kết hợp các đặc điểm của một tiêm kích hiện đại (sự linh động, hỗ trợ chủ động và thụ động, tốc độ siêu thanh, hoạt động tầm xa, quản lý hoạt động của nhóm tác chiến...) với một máy bay chiến thuật tốt (có thể mang nhiều vũ khí, hệ thống điện tử đa kênh hiện đại, giảm tín hiệu radar và có khả năng sống sót cao).

Hầu hết các máy bay chiến đấu Su-30 và Su-35 của Nga đều được đặt tại các căn cứ không quân ở Belarus, Crimea và phía Tây Nam của Nga để sử dụng cho chiến dịch quân sự ở Ukraine. Tiêm kích này có thể dễ dàng giành ưu thế trước các tiêm kích MiG-29 và Su-27 của Không quân Ukraine./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đọ sức “sát thủ chiến trường” T-90M và xe tăng phương Tây viện trợ cho Ukraine
Đọ sức “sát thủ chiến trường” T-90M và xe tăng phương Tây viện trợ cho Ukraine

VOV.VN - Mặc dù phải mất nhiều tháng nữa các xe tăng phương Tây như Abrams, Leopard hay Challenger mới được đưa tới Ukraine, các nhà phân tích quân sự và truyền thông phương Tây đã hình dung ra viễn cảnh những chiếc xe tăng này lần đầu tiên gặp đối thủ Nga trên chiến trường.

Đọ sức “sát thủ chiến trường” T-90M và xe tăng phương Tây viện trợ cho Ukraine

Đọ sức “sát thủ chiến trường” T-90M và xe tăng phương Tây viện trợ cho Ukraine

VOV.VN - Mặc dù phải mất nhiều tháng nữa các xe tăng phương Tây như Abrams, Leopard hay Challenger mới được đưa tới Ukraine, các nhà phân tích quân sự và truyền thông phương Tây đã hình dung ra viễn cảnh những chiếc xe tăng này lần đầu tiên gặp đối thủ Nga trên chiến trường.

Ukraine đối mặt thách thức hậu cần lớn khi nhận xe tăng phương Tây
Ukraine đối mặt thách thức hậu cần lớn khi nhận xe tăng phương Tây

VOV.VN - Các mẫu xe tăng mà phương Tây cam kết viện trợ cho Ukraine đều là hỏa lực có giá trị đối với Kiev, nhưng lại là thách thức không hề nhỏ trong việc mua sắm đạn dược, huấn luyện lực lượng vận hành, cũng như việc tổ chức hậu cần cho nhiều hệ thống vũ khí cùng lúc.

Ukraine đối mặt thách thức hậu cần lớn khi nhận xe tăng phương Tây

Ukraine đối mặt thách thức hậu cần lớn khi nhận xe tăng phương Tây

VOV.VN - Các mẫu xe tăng mà phương Tây cam kết viện trợ cho Ukraine đều là hỏa lực có giá trị đối với Kiev, nhưng lại là thách thức không hề nhỏ trong việc mua sắm đạn dược, huấn luyện lực lượng vận hành, cũng như việc tổ chức hậu cần cho nhiều hệ thống vũ khí cùng lúc.

Điểm yếu của xe tăng hạng nặng Abrams Mỹ hỗ trợ cho Ukraine
Điểm yếu của xe tăng hạng nặng Abrams Mỹ hỗ trợ cho Ukraine

VOV.VN - Xe tăng M1 Abrams mà Mỹ quyết định hỗ trợ cho Ukraine có những điểm yếu khiến cho chúng dễ bị phá hủy bởi những vũ khí thời Liên Xô, trong đó có xe tăng T-55, chuyên gia quân sự Sergey Suvorov nhận định trên Tass.

Điểm yếu của xe tăng hạng nặng Abrams Mỹ hỗ trợ cho Ukraine

Điểm yếu của xe tăng hạng nặng Abrams Mỹ hỗ trợ cho Ukraine

VOV.VN - Xe tăng M1 Abrams mà Mỹ quyết định hỗ trợ cho Ukraine có những điểm yếu khiến cho chúng dễ bị phá hủy bởi những vũ khí thời Liên Xô, trong đó có xe tăng T-55, chuyên gia quân sự Sergey Suvorov nhận định trên Tass.

Tên lửa Pantsir-S1 "che lưng" cho lục quân Nga trên chiến trường Ukraine
Tên lửa Pantsir-S1 "che lưng" cho lục quân Nga trên chiến trường Ukraine

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video ghi cảnh Quân khu miền Tây của nước này phóng tên lửa phòng không Pantsir-S1 để bảo vệ lục quân Nga trước các cuộc tấn công từ trên không.

Tên lửa Pantsir-S1 "che lưng" cho lục quân Nga trên chiến trường Ukraine

Tên lửa Pantsir-S1 "che lưng" cho lục quân Nga trên chiến trường Ukraine

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video ghi cảnh Quân khu miền Tây của nước này phóng tên lửa phòng không Pantsir-S1 để bảo vệ lục quân Nga trước các cuộc tấn công từ trên không.

Thụy Điển gửi hệ thống pháo Archer cho Ukraine
Thụy Điển gửi hệ thống pháo Archer cho Ukraine

VOV.VN - Chính phủ Thụy Điển ngày 19/1 công bố gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine trong đó bao gồm các phương tiện chiến đấu bộ binh bọc thép và hệ thống pháo Archer.

Thụy Điển gửi hệ thống pháo Archer cho Ukraine

Thụy Điển gửi hệ thống pháo Archer cho Ukraine

VOV.VN - Chính phủ Thụy Điển ngày 19/1 công bố gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine trong đó bao gồm các phương tiện chiến đấu bộ binh bọc thép và hệ thống pháo Archer.