Ước tính thời gian tiêm mũi thứ 3 vaccine COVID-19

VOV.VN - Việc tiêm mũi thứ 3 vaccine phòng COVID-19 liệu có cần thiết? Đến nay, các nhà sản xuất đã tiến hành nhiều nghiên cứu về vấn đề này, đồng thời, ước tính thời gian thực hiện tiêm mũi vaccine thứ 3.

Sự xuất hiện của biến thể Delta đã làm thay đổi chiến lược chống dịch COVID-19, thậm chí làm “sụp đổ” thành quả chống dịch tại nhiều nước. Để ứng phó với tốc độ lây lan nhanh chóng của biến thể Delta, các chuyên gia đã tính đến khả năng tiêm liều vaccine bổ sung - liều thứ 3 để bảo vệ người dân trước đại dịch.

Hiện nay, Mỹ và Israel đã rục rịch chuẩn bị cho mũi tiêm thứ 3. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo tạm dừng tiêm liều vaccine bổ sung ở các nước có thu nhập cao hơn, bởi điều này sẽ hạn chế các nước thu nhập thấp tiếp cận được vaccine. Hơn nữa, một cuộc tranh luận cũng đang nổ ra giữa các nhà sản xuất và trong giới chuyên gia về sự cần thiết của liểu vaccine bổ sung này. 

Đến nay, các nhà sản xuất cũng đã tiến hành nhiều thử nghiệm lâm sàng để xác định thời gian thực hiện tiêm mũi vaccine thứ 3.

Pfizer-BioNTech: Trong vòng 12 tháng 

Trả lời trong một chương trình sức khoẻ trên kênh truyền CNBC hồi tháng 4/2021, Giám đốc điều hành Pfizer - ông Albert Bourla cho rằng, “có khả năng” người dân sẽ cần đến liều vaccine thứ ba trong vòng 12 tháng kể từ khi được tiêm chủng đầy đủ.

“Một kịch bản có khả năng xảy ra là yêu cầu về liều vaccine thứ ba, trong khoảng thời gian từ 6-12 tháng. Sau đó, vaccine sẽ được tiêm chủng hàng năm. Tuy nhiên, tất cả những khả năng này phải xác nhận qua nghiên cứu thực tiên, trong đó, các biến thể virus sẽ đóng một vai trò quan trọng”, ông Albert Bourla nói.

Moderna: 8 tháng 

Vaccine của Moderna, sử dụng công nghệ tương tự như Pfizer, cũng được chứng minh là có hiệu quả cao sau sáu tháng tiêm chủng đủ 2 liều. Giám đốc điều hành của Moderna - ông Stephane Bancel cũng hy vọng sẽ triển khai mũi tiêm thứ ba vào mùa Thu này. 

Vào giữa tháng 8/2021, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã sửa đổi giấy phép sử dụng khẩn cấp (EUA) cho Pfizer-BioNTech và Moderna, để cho phép bổ sung một liều vaccine cho nhưng người bị suy giảm miễn dịch. Theo dữ liệu mà FDA đã đánh giá, liều thứ ba của vaccine Pfizer hoặc Moderna có thể tăng cường khả năng bảo vệ ở nhóm người dễ bị tổn thương này. Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh tật (CDC) Mỹ đầu tuần qua cũng cho rằng, nhóm người này nên được tiêm liều vaccine bổ sung của Pfizer hoặc Moderna ít nhất bốn tuần sau liều thứ hai.

Với người bình thường, CDC và FDA khuyến cáo tiêm liều bổ sung của vaccine Pfizer và Moderna sau tám tháng.

AstraZeneca: “Chưa có câu trả lời về mũi thứ 3”

Đến cuối tháng 7/2021, Giám đốc điều hành AstraZeneca - ông Pascal Soriot cho biết: “Hãng dược phẩm này chưa có câu trả lời chính xác cho việc các cần thiết phải tiêm mũi thứ 3 hay không”.

Tuy nhiên, giới chức y tế tại Brazil đã cấp phép tiến hành tiêm thử nghiệm mũi 3 vaccine AstraZeneca. Theo đó, 10.000 tình nguyện viên tham gia thử nghiệm sau khi hoàn thành mũi tiêm thứ 2 từ 11-13 tháng.

Sinovac: 6 tháng trở lên

Theo một nghiên cứu trên trang web Medrxiv.org, khả năng miễn dịch trước virus SARS-CoV-2 sẽ tăng lên đáng kể nếu như tiêm mũi thứ 3 vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm Sinovac (Trung Quốc) cách mũi thứ 2 từ 6 tháng trở lên.

Johnson & Johnson/Janssen: “Đang đánh giá về liều bổ sung”

Trong tháng 7/2021, các nhà nghiên cứu của Johnson & Johnson báo cáo rằng, vaccine tiêm 1 liều duy nhất này cung cấp khả năng miễn dịch kéo dài ít nhất tám tháng và có thể lâu hơn. Đồng thời, vaccine có khả năng bảo vệ đầy đủ trước biến thể Delta.

Một người phát ngôn của Johnson & Johnson trả lời CNN rằng, hãng này đang thu thập dữ liệu để xem xét liệu mũi tiêm bổ sung có cần thiết hay không./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

CDC Mỹ: Vaccine Covid-19 hiệu quả 66% trước biến thể Delta
CDC Mỹ: Vaccine Covid-19 hiệu quả 66% trước biến thể Delta

VOV.VN - Theo một nghiên cứu do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ công bố hôm 24/8, hiệu quả của vaccine Covid-19 giảm từ 91% xuống 66% khi biến thể Delta chiếm phần lớn số ca mắc bệnh.

CDC Mỹ: Vaccine Covid-19 hiệu quả 66% trước biến thể Delta

CDC Mỹ: Vaccine Covid-19 hiệu quả 66% trước biến thể Delta

VOV.VN - Theo một nghiên cứu do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ công bố hôm 24/8, hiệu quả của vaccine Covid-19 giảm từ 91% xuống 66% khi biến thể Delta chiếm phần lớn số ca mắc bệnh.

Phân biệt lây nhiễm đột phá và tác dụng phụ của vaccine COVID-19
Phân biệt lây nhiễm đột phá và tác dụng phụ của vaccine COVID-19

VOV.VN - Những người đã được tiêm chủng vẫn có thể nhiễm COVID-19 và vẫn có nguy cơ truyền bệnh cho người khác.

Phân biệt lây nhiễm đột phá và tác dụng phụ của vaccine COVID-19

Phân biệt lây nhiễm đột phá và tác dụng phụ của vaccine COVID-19

VOV.VN - Những người đã được tiêm chủng vẫn có thể nhiễm COVID-19 và vẫn có nguy cơ truyền bệnh cho người khác.

Điều gì xảy ra nếu bạn tiêm vaccine khi đang mắc COVID-19?
Điều gì xảy ra nếu bạn tiêm vaccine khi đang mắc COVID-19?

VOV.VN - Có thể xảy ra trường hợp một người mắc COVID-19 không triệu chứng tại thời điểm tiêm chủng mà không biết. Vậy, điều gì sẽ xảy ra nếu bạn chủng ngừa?

Điều gì xảy ra nếu bạn tiêm vaccine khi đang mắc COVID-19?

Điều gì xảy ra nếu bạn tiêm vaccine khi đang mắc COVID-19?

VOV.VN - Có thể xảy ra trường hợp một người mắc COVID-19 không triệu chứng tại thời điểm tiêm chủng mà không biết. Vậy, điều gì sẽ xảy ra nếu bạn chủng ngừa?

Mỹ bảo vệ kế hoạch tiêm liều vaccine tăng cường chống COVID-19
Mỹ bảo vệ kế hoạch tiêm liều vaccine tăng cường chống COVID-19

VOV.VN - Ngày 22/8, TS Vivek Murthy, Tổng Y sĩ Mỹ đã lên tiếng bảo vệ kế hoạch của Chính quyền Tổng thống Joe Biden thực hiện tiêm mũi nhắc lại vaccine COVID-19 cho nhiều người Mỹ từ ngày 20/9 tới.

Mỹ bảo vệ kế hoạch tiêm liều vaccine tăng cường chống COVID-19

Mỹ bảo vệ kế hoạch tiêm liều vaccine tăng cường chống COVID-19

VOV.VN - Ngày 22/8, TS Vivek Murthy, Tổng Y sĩ Mỹ đã lên tiếng bảo vệ kế hoạch của Chính quyền Tổng thống Joe Biden thực hiện tiêm mũi nhắc lại vaccine COVID-19 cho nhiều người Mỹ từ ngày 20/9 tới.

Tại sao những người từng mắc COVID-19 vẫn nên tiêm vaccine?
Tại sao những người từng mắc COVID-19 vẫn nên tiêm vaccine?

VOV.VN - Các chuyên gia cho biết khả năng miễn dịch đạt được sau  một lần mắc bệnh có thể không đủ để giúp bạn không bị tái nhiễm virus SARS-CoV-2. 

Tại sao những người từng mắc COVID-19 vẫn nên tiêm vaccine?

Tại sao những người từng mắc COVID-19 vẫn nên tiêm vaccine?

VOV.VN - Các chuyên gia cho biết khả năng miễn dịch đạt được sau  một lần mắc bệnh có thể không đủ để giúp bạn không bị tái nhiễm virus SARS-CoV-2. 

Sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19, cần lưu ý về "chuyện ấy"
Sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19, cần lưu ý về "chuyện ấy"

VOV.VN - Bác sĩ Nguyễn Đình Liên - chuyên gia nam học Bệnh viện E khuyến cáo, sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19, bạn nên lắng nghe cơ thể mình, không nên hoạt động “chuyện ấy” một cách quá sức, dù cho bạn không bị bất kỳ một phản ứng nào sau tiêm.

Sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19, cần lưu ý về "chuyện ấy"

Sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19, cần lưu ý về "chuyện ấy"

VOV.VN - Bác sĩ Nguyễn Đình Liên - chuyên gia nam học Bệnh viện E khuyến cáo, sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19, bạn nên lắng nghe cơ thể mình, không nên hoạt động “chuyện ấy” một cách quá sức, dù cho bạn không bị bất kỳ một phản ứng nào sau tiêm.