Australia: Một đợt tiêm vaccine Covid-19 chưa thể tạo ra miễn dịch cộng đồng

VOV.VN - Miễn dịch cộng đồng chỉ nên được coi là mục tiêu lâu dài chứ không phải là mục tiêu có thể đạt được ngay trong đợt tiêm vaccine đầu tiên.

Hôm nay 18/1, một trong những chuyên gia y tế hàng đầu của Australia cho biết, đợt tiêm vaccine Covid-19 đầu tiên kết thúc vào tháng 10 năm nay chưa thể giúp Australia tạo ra miễn dịch cộng đồng. Để đạt được điều này, Australia có thể cân nhắc đến việc tiêm thêm vaccine loại khác.

Giáo sư Allen Cheng, đồng chủ tịch Nhóm tư vấn kỹ thuật của Australia về tiêm chủng cho biết, đợt tiêm chủng toàn dân đầu tiên diễn ra từ tháng 2 cho đến tháng 10/2021 là nhằm giảm bớt số người bị bệnh và tử vong vì Covid-19. Vì vậy, đối tượng được ưu tiên tiêm đầu tiên là những người lớn tuổi hoặc đang làm việc ở tuyến đầu chống dịch sau đó mới đến những người khác. Đợt tiêm đầu tiên này có thể giúp chính phủ Australia tự tin nới lỏng hơn các biện pháp kiểm soát dịch bệnh ở trong nước chứ có thể chưa tạo ra miễn dịch cộng đồng ngay lập tức.  

Giáo sư Allen Cheng cho biết, “vào giai đoạn hiện tại, chưa thể rõ là các vaccine hiện có có thể giúp con người phòng tránh việc nhiễm bệnh trong bao lâu, có thể là một năm hay ngắn hơn” vì thế các chuyên gia Australia đang tính đến việc nâng cấp khả năng bảo vệ cho người dân bằng đợt tiêm vaccine thứ hai. Giáo sư Allen Cheng cho hay, nếu đợt tiêm vaccine đầu tiên không tạo ra được miễn dịch cộng đồng thì người dân có thể cần tiêm vaccine có hiệu quả cao hơn trong đợt hai.

Đến nay, Australia đã đặt mua tổng cộng 140,3 triệu liều vaccine Covid-19, gồm 53,8 triệu liều từ AstraZeneca, 51 triệu liều từ Novavax, 10 triệu liều từ Pfizer, 25,5 triệu liều từ Chương trình tiếp cận vaccine COVAX. Trong đó, ở đợt tiêm đầu tiên, vaccine của Pfizer sẽ được tiêm cho những người có nguy cơ cao còn vaccine của AstraZeneca sẽ được tiêm đại trà cho toàn dân. Một liều của vaccine AstraZeneca  bao gồm 2 mũi cách nhau 4 tuần. Vì vậy, nếu cần phải tiêm đợt hai thì cần phải tìm loại vaccine khác. Giáo sư Allen Cheng cho rằng, “các vaccine sử dụng công nghệ tái tổ hợp mRNA có thể là một lựa chọn. Tuy vậy chúng ta cần nghiên cứu thêm để khẳng định được điều này”. Vì lẽ này, miễn dịch cộng đồng chỉ nên được coi là mục tiêu lâu dài chứ không phải là mục tiêu có thể đạt được ngay trong đợt tiêm vaccine đầu tiên./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ba Lan đẩy nhanh kế hoạch tiêm chủng vaccine Covid-19
Ba Lan đẩy nhanh kế hoạch tiêm chủng vaccine Covid-19

VOV.VN - Khoảng 180.000 liều vaccine của Pfizer-BioNTech đã tới Wasaw (Ba Lan) vào sáng nay (18/1), theo giờ địa phương.

Ba Lan đẩy nhanh kế hoạch tiêm chủng vaccine Covid-19

Ba Lan đẩy nhanh kế hoạch tiêm chủng vaccine Covid-19

VOV.VN - Khoảng 180.000 liều vaccine của Pfizer-BioNTech đã tới Wasaw (Ba Lan) vào sáng nay (18/1), theo giờ địa phương.

Ấn Độ thực hiện kế hoạch tiêm chủng vaccine Covid-19 quy mô lớn nhất thế giới
Ấn Độ thực hiện kế hoạch tiêm chủng vaccine Covid-19 quy mô lớn nhất thế giới

VOV.VN - Truyền thông Ấn Độ hôm qua (17/1) cho biết, Ấn Độ đã chính thức khởi động công tác tiêm chủng vaccine Covid-19 quy mô lớn nhất thế giới trên toàn quốc cách đây 2 ngày.

Ấn Độ thực hiện kế hoạch tiêm chủng vaccine Covid-19 quy mô lớn nhất thế giới

Ấn Độ thực hiện kế hoạch tiêm chủng vaccine Covid-19 quy mô lớn nhất thế giới

VOV.VN - Truyền thông Ấn Độ hôm qua (17/1) cho biết, Ấn Độ đã chính thức khởi động công tác tiêm chủng vaccine Covid-19 quy mô lớn nhất thế giới trên toàn quốc cách đây 2 ngày.

Iraq tiêm vaccine ngừa Covid-19 miễn phí cho người dân
Iraq tiêm vaccine ngừa Covid-19 miễn phí cho người dân

VOV.VN - Ủy ban Y tế và Môi trường của quốc hội Iraq đã yêu cầu Bộ Y tế nước này ký hợp đồng với các công ty sản xuất vaccine ngừa Covid-19.

Iraq tiêm vaccine ngừa Covid-19 miễn phí cho người dân

Iraq tiêm vaccine ngừa Covid-19 miễn phí cho người dân

VOV.VN - Ủy ban Y tế và Môi trường của quốc hội Iraq đã yêu cầu Bộ Y tế nước này ký hợp đồng với các công ty sản xuất vaccine ngừa Covid-19.