Australia ngừng sử dụng máy bay không người lái DJI của Trung Quốc

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Australia vừa quyết định dừng sử dụng máy bay không người lái và các sản phẩm của một công ty công nghệ của Trung Quốc.

Cuối tuần qua, Bộ Quốc phòng Australia đã thông báo về việc Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Greg Moriarty và Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng Tướng Angus Campbell đã ký lệnh ngừng sử dụng tất cả các máy bay không người lái và các sản phẩm của công ty DJI của Trung Quốc trong khi chờ hoàn thành kiểm tra an ninh.

Trước đó, truyền thông Australia cho biết, lực lượng quốc phòng của nước này đang sử dụng hàng trăm máy bay không người lái do công ty DJI sản xuất và phân phối trong các hoạt động huấn luyện và đang lên kế hoạch để sử dụng các máy bay không người lái này trong các cuộc tập trận quân sự tại các khu vực bờ biển thuộc bang Queensland. Tuy vậy vào tháng trước, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles đã yêu cầu đánh giá lại toàn bộ chuỗi cung ứng, bao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp để loại bỏ và cấm tất cả các công nghệ được cho là có mối lo ngại về bảo mật, đặc biệt là các thiết bị được kết nối mạng như máy bay không người lái được trang bị camera và camera an ninh.

Theo truyền thông Australia, công ty DJI là nhà sản xuất máy bay không người lái lớn thế giới. Tuy nhiên, công ty này đã bị Mỹ cho vào danh sách đen khi cho rằng có mối quan hệ với quân đội Trung Quốc.

Trước đó, vào năm 2017, máy bay không người lái của công ty DJI cũng đã bị quân đội Australia tạm ngừng sử dụng trong một khoảng thời gian do các lo ngại về an ninh. Tuy nhiên, việc sử dụng các sản phẩm của công ty này đã được nối lại sau khi chúng được điều chỉnh để đảm bảo không được kết nối với các cơ sở dữ liệu của Bộ Quốc phòng hoặc được sử dụng tại các vị trí nhạy cảm. Công ty DJI đã từ chối cáo buộc cho rằng mình là một công ty quốc phòng và khẳng định các máy bay không người lái do công ty thiết kế là nhằm phục vụ mục đích dân sự.

Ngoài máy bay không người lái và các sản phẩm của công ty DJI, vào năm ngoái, khoảng 1.000 camera và một số thiết bị của hai công ty công nghệ của Trung Quốc là Hikvision và Dahua cũng đã được gỡ bỏ tại nhiều cơ quan của Australia, trong đó có các cơ sở quốc phòng và văn phòng của các nghị sỹ liên bang.

Tiếp đến vào tháng trước, Australia cũng đã cấm sử dụng và gỡ bỏ bỏ ứng dụng TikTok tại tất cả các thiết bị của chính quyền do lo ngại về vấn đề rò rỉ thông tin. Trung Quốc chưa có phản ứng trước quyết định mới của Australia về công ty DJI nhưng trước đó với các quyết định về công ty Hikvision và Dahua cũng như TikTok, Trung Quốc luôn yêu cầu Australia đối xử công bằng với các công ty của mình và tạo thuận lợi cho môi trường hợp tác kinh tế, thương mại song phương./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Australia xem xét sửa luật để ứng phó gián điệp nước ngoài tăng mạnh sau AUKUS
Australia xem xét sửa luật để ứng phó gián điệp nước ngoài tăng mạnh sau AUKUS

VOV.VN - Theo báo cáo của Cơ quan Tình báo An ninh Australia công bố hôm nay (2/5), Chính phủ Australia đang xem xét Dự thảo sửa đổi Luật tình báo 2023 nhằm tăng cường các biện pháp ngăn chặn gián điệp nước ngoài tăng đột biến tại Australia, đặc biệt sau khi công bố các chi tiết của Thoả thuận AUKUS.

Australia xem xét sửa luật để ứng phó gián điệp nước ngoài tăng mạnh sau AUKUS

Australia xem xét sửa luật để ứng phó gián điệp nước ngoài tăng mạnh sau AUKUS

VOV.VN - Theo báo cáo của Cơ quan Tình báo An ninh Australia công bố hôm nay (2/5), Chính phủ Australia đang xem xét Dự thảo sửa đổi Luật tình báo 2023 nhằm tăng cường các biện pháp ngăn chặn gián điệp nước ngoài tăng đột biến tại Australia, đặc biệt sau khi công bố các chi tiết của Thoả thuận AUKUS.

Singapore ủng hộ AUKUS và sẵn sàng chào đón tàu ngầm Australia
Singapore ủng hộ AUKUS và sẵn sàng chào đón tàu ngầm Australia

VOV.VN - Sự ra đời của AUKUS vào tháng 9/2021 nhận được phản ứng trái chiều trong khu vực khi có quốc gia ủng hộ, có quốc gia thận trọng và có quốc gia phản đối mạnh mẽ.

Singapore ủng hộ AUKUS và sẵn sàng chào đón tàu ngầm Australia

Singapore ủng hộ AUKUS và sẵn sàng chào đón tàu ngầm Australia

VOV.VN - Sự ra đời của AUKUS vào tháng 9/2021 nhận được phản ứng trái chiều trong khu vực khi có quốc gia ủng hộ, có quốc gia thận trọng và có quốc gia phản đối mạnh mẽ.

Cận cảnh UAV cảm tử gắn đạn chống tăng của Nga hủy diệt mục tiêu
Cận cảnh UAV cảm tử gắn đạn chống tăng của Nga hủy diệt mục tiêu

VOV.VN - Clip sau cho thấy khóa huấn luyện của Bộ Quốc phòng Nga về sử dụng UAV cảm tử lên thẳng có gắn đạn chống tăng chuyên diệt thiết giáp đối phương.

Cận cảnh UAV cảm tử gắn đạn chống tăng của Nga hủy diệt mục tiêu

Cận cảnh UAV cảm tử gắn đạn chống tăng của Nga hủy diệt mục tiêu

VOV.VN - Clip sau cho thấy khóa huấn luyện của Bộ Quốc phòng Nga về sử dụng UAV cảm tử lên thẳng có gắn đạn chống tăng chuyên diệt thiết giáp đối phương.

Tranh cãi về mức độ thật giả trong vụ UAV tấn công vào điện Kremlin
Tranh cãi về mức độ thật giả trong vụ UAV tấn công vào điện Kremlin

VOV.VN - Khi mạng xã hội đăng tải clip về một thiết bị bay không người lái (UAV) phát nổ bên trên điện Kremlin, trên mạng internet lập tức xuất hiện một số thuyết âm mưu và các cáo buộc về mức độ thật giả mà clip đó phản ánh.

Tranh cãi về mức độ thật giả trong vụ UAV tấn công vào điện Kremlin

Tranh cãi về mức độ thật giả trong vụ UAV tấn công vào điện Kremlin

VOV.VN - Khi mạng xã hội đăng tải clip về một thiết bị bay không người lái (UAV) phát nổ bên trên điện Kremlin, trên mạng internet lập tức xuất hiện một số thuyết âm mưu và các cáo buộc về mức độ thật giả mà clip đó phản ánh.

Ông Medvedev kêu gọi loại bỏ Tổng thống Ukraine sau vụ UAV ở điện Kremlin
Ông Medvedev kêu gọi loại bỏ Tổng thống Ukraine sau vụ UAV ở điện Kremlin

VOV.VN - Cựu Tổng thống Nga Mevedev viết trên kênh Telegram vào hôm 3/5: "Việc Ukraine tiến hành tấn công UAV vào điện Kremlin đã khiến Nga không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải loại bỏ Tổng thống Ukraine Zelensky và đội ngũ của ông ấy."

Ông Medvedev kêu gọi loại bỏ Tổng thống Ukraine sau vụ UAV ở điện Kremlin

Ông Medvedev kêu gọi loại bỏ Tổng thống Ukraine sau vụ UAV ở điện Kremlin

VOV.VN - Cựu Tổng thống Nga Mevedev viết trên kênh Telegram vào hôm 3/5: "Việc Ukraine tiến hành tấn công UAV vào điện Kremlin đã khiến Nga không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải loại bỏ Tổng thống Ukraine Zelensky và đội ngũ của ông ấy."

Chính sách lấp lửng của Trung Quốc khiến EU chia rẽ trong vấn đề Ukraine?
Chính sách lấp lửng của Trung Quốc khiến EU chia rẽ trong vấn đề Ukraine?

VOV.VN - Tương tự quan điểm của Mỹ về Đài Loan, quan điểm của Trung Quốc về việc Nga tấn công Ukraine cũng được giới quan sát đánh giá là “mập mờ chiến lược”. Chính sách lấp lửng này có thể làm EU thêm chia rẽ trước các vấn đề như cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga.

Chính sách lấp lửng của Trung Quốc khiến EU chia rẽ trong vấn đề Ukraine?

Chính sách lấp lửng của Trung Quốc khiến EU chia rẽ trong vấn đề Ukraine?

VOV.VN - Tương tự quan điểm của Mỹ về Đài Loan, quan điểm của Trung Quốc về việc Nga tấn công Ukraine cũng được giới quan sát đánh giá là “mập mờ chiến lược”. Chính sách lấp lửng này có thể làm EU thêm chia rẽ trước các vấn đề như cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga.

Trung Quốc chuẩn bị đối phó tình huống phương Tây tung đòn phong tỏa kinh tế
Trung Quốc chuẩn bị đối phó tình huống phương Tây tung đòn phong tỏa kinh tế

VOV.VN - Phản ứng của Trung Quốc trước trần giá mà nhóm G7 áp lên Nga cho thấy Trung Quốc đang chuẩn bị cho tình huống phương Tây áp dụng điều tương tự với họ. Dường như Trung Quốc đang chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống chiến tranh kinh tế với phương Tây.

Trung Quốc chuẩn bị đối phó tình huống phương Tây tung đòn phong tỏa kinh tế

Trung Quốc chuẩn bị đối phó tình huống phương Tây tung đòn phong tỏa kinh tế

VOV.VN - Phản ứng của Trung Quốc trước trần giá mà nhóm G7 áp lên Nga cho thấy Trung Quốc đang chuẩn bị cho tình huống phương Tây áp dụng điều tương tự với họ. Dường như Trung Quốc đang chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống chiến tranh kinh tế với phương Tây.

Australia mua pháo tầm xa HIMARS để thực hiện chiến lược răn đe
Australia mua pháo tầm xa HIMARS để thực hiện chiến lược răn đe

VOV.VN - Australia tiếp tục tích trữ các tên lửa tầm xa như HIMARS nhằm đạt được mục tiêu răn đe chiến lược một cách độc lập trong bối cảnh quan hệ giữa họ và một nước Đông Á vẫn tiếp tục căng thẳng.

Australia mua pháo tầm xa HIMARS để thực hiện chiến lược răn đe

Australia mua pháo tầm xa HIMARS để thực hiện chiến lược răn đe

VOV.VN - Australia tiếp tục tích trữ các tên lửa tầm xa như HIMARS nhằm đạt được mục tiêu răn đe chiến lược một cách độc lập trong bối cảnh quan hệ giữa họ và một nước Đông Á vẫn tiếp tục căng thẳng.