Bốn vụ kiện pháp lý tại Thái Lan và những hệ quả sâu rộng tiềm ẩn

VOV.VN - Tòa án Hiến pháp Thái Lan hôm nay (18/6) đã đưa ra những quyết định quan trọng liên quan tới các vụ kiện có ảnh hưởng sâu rộng tới sự ổn định chính trị cũng như kinh tế-xã hội của Thái Lan.

Trong vụ kiện liên quan tới cuộc bầu cử Thượng viện đang diễn ra tại Thái Lan, Tòa án Hiến pháp hôm nay đã nhất trí ra phán quyết rằng các quy định trong Luật Bầu cử Thượng viện năm 2018 là hợp hiến. Theo đó, cuộc bầu cử sẽ vẫn diễn ra theo đúng lịch trình, với tiến trình bỏ phiếu vòng thứ 3, cũng là vòng cuối cùng ở cấp quốc gia, sẽ diễn ra vào ngày 26/6 tới đây.

Tòa án Hiến pháp Thái Lan cũng xác định thời điểm ngày 3/7 cho phiên họp tiếp theo để xem xét quyết định về khả năng giải tán đảng đối lập Tiến bước (MFP). Trước đó, Ủy ban Bầu cử (EC) đã yêu cầu Tòa án ra phán quyết giải tán đảng Tiến bước do nỗ lực sửa đổi điều luật khi quân nhằm lật đổ chế độ Quân chủ lập hiến. Nếu đảng này bị giải tán, các thành viên Ban điều hành của đảng có thể bị cấm hoạt động chính trị tới 10 năm.

Liên quan tới vụ việc 40 thượng nghị sĩ yêu cầu Tòa án Hiến pháp ra phán quyết bãi nhiệm cương vị Thủ tướng của ông Srettha do bổ nhiệm cựu Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng Pichit Chuenban, Tòa án cho biết sẽ tiếp tục xem xét và có thể ra phán quyết vào ngày 10/7 tới.

Cũng trong sáng nay, cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra đã được tại ngoại trong vụ án cáo buộc ông về tội khi quân, với số tiền bảo lãnh là 500.000 baht (14.000 USD). Ông Thaksin đã phủ nhận mọi cáo buộc, bao gồm cả tội khi quân và cáo buộc vi phạm Đạo luật Tội phạm máy tính, xuất phát từ cuộc phỏng vấn năm 2015 của ông với một hãng tin Hàn Quốc về cuộc đảo chính năm 2014. Ngày xét xử tiếp theo của vụ án được ấn định vào ngày 19/8.

Bốn vụ việc này đều là những vấn đề chính trị hệ trọng của Thái Lan, làm lung lay niềm tin của các nhà đầu tư cũng như công chúng Thái Lan, khiến nền kinh tế vốn đã đang gặp nhiều thách thức lại phải đối diện với thêm nhiều khó khăn.

Mới hôm qua (17/6), thị trường chứng khoán Thái Lan đã bộc lộ những dấu hiệu tiêu cực với lượng cổ phiếu sụt giảm, xuống dưới 1.300 điểm, mức giảm chưa từng thấy trong nhiều năm qua.

Trong khi đó, bất ổn chính trị gần đây đã dẫn đến tình trạng thất thoát dòng vốn nước ngoài trong 17 ngày liên tiếp, với trị giá lên tới hơn 32 tỷ baht (hơn 870 triệu USD), một tín hiệu tiêu cực cho thấy nền kinh tế Thái Lan đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi các yếu tố chính trị nội bộ.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tòa án Hình sự Thái Lan chính thức truy tố cựu Thủ tướng Thaksin tội khi quân
Tòa án Hình sự Thái Lan chính thức truy tố cựu Thủ tướng Thaksin tội khi quân

VOV.VN - Tòa án Hình sự Thái Lan hôm nay (18/6) đã chính thức thông báo quyết định truy tố cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra với tội danh khi quân.

Tòa án Hình sự Thái Lan chính thức truy tố cựu Thủ tướng Thaksin tội khi quân

Tòa án Hình sự Thái Lan chính thức truy tố cựu Thủ tướng Thaksin tội khi quân

VOV.VN - Tòa án Hình sự Thái Lan hôm nay (18/6) đã chính thức thông báo quyết định truy tố cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra với tội danh khi quân.

Đảng cầm quyền Thái Lan tái khẳng định mong muốn gia nhập BRICS
Đảng cầm quyền Thái Lan tái khẳng định mong muốn gia nhập BRICS

VOV.VN - Người đứng đầu Ủy ban quốc tế của Đảng Vì nước Thái (Pheu Thai) cầm quyền, bà Nalini Thavisin vừa tái khẳng định mong muốn gia nhập BRICS của Thái Lan trong thời gian tới, bày tỏ sẵn sàng phát triển mối quan hệ với các nước trong nhóm.

Đảng cầm quyền Thái Lan tái khẳng định mong muốn gia nhập BRICS

Đảng cầm quyền Thái Lan tái khẳng định mong muốn gia nhập BRICS

VOV.VN - Người đứng đầu Ủy ban quốc tế của Đảng Vì nước Thái (Pheu Thai) cầm quyền, bà Nalini Thavisin vừa tái khẳng định mong muốn gia nhập BRICS của Thái Lan trong thời gian tới, bày tỏ sẵn sàng phát triển mối quan hệ với các nước trong nhóm.

Thái Lan ưu tiên giải quyết cuộc xung đột ở Myanmar
Thái Lan ưu tiên giải quyết cuộc xung đột ở Myanmar

VOV.VN - Tân Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Maris Sangiampongsa mới đây đã chia sẻ các chính sách đối ngoại của xứ sở chùa Vàng, trong đó nhấn mạnh vai trò của nước này trong nỗ lực đảm bảo đối thoại hòa bình nhằm giúp giải quyết cuộc xung đột ở Myanmar. 

Thái Lan ưu tiên giải quyết cuộc xung đột ở Myanmar

Thái Lan ưu tiên giải quyết cuộc xung đột ở Myanmar

VOV.VN - Tân Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Maris Sangiampongsa mới đây đã chia sẻ các chính sách đối ngoại của xứ sở chùa Vàng, trong đó nhấn mạnh vai trò của nước này trong nỗ lực đảm bảo đối thoại hòa bình nhằm giúp giải quyết cuộc xung đột ở Myanmar.