Các nước phương Tây cam kết hỗ trợ Ukraine hơn 1,5 tỷ euro

VOV.VN - Ngày 11/8, tại hội nghị các nhà tài trợ cho Ukraine ở Copenhagen, 26 quốc gia đã cam kết viện trợ thêm 1,5 tỷ euro (1,55 tỷ USD) để đào tạo và trang bị cho các lực lượng của Kiev xung đột với Nga.

Phát biểu sau Hội nghị, Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch Morten Bodskov cho biết, khoản tiền này sẽ được sử dụng để tài trợ cho việc cung cấp vũ khí, tên lửa và đạn dược, tăng cường sản xuất vũ khí, huấn luyện binh lính Ukraine và rà phá bom mìn tại các khu vực bị tàn phá ở nước này.

“Hôm nay 26 quốc gia, cũng như Liên minh châu Âu, đã gặp nhau tại Copenhagen và đã gửi đi một tín hiệu rõ ràng: Cuộc chiến của Ukraine là cuộc chiến của chúng tôi. Chúng tôi sát cánh cùng Ukraine. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine trong các nhu cầu quân sự của nước này".

Tại Hội nghị lần này, số tiền chính xác mà Pháp, Đức và Mỹ hứa hẹn không được công bố song Đan Mạch tuyên bố viện trợ bổ sung 114 triệu USD cho Ukraine, nâng tổng số hỗ trợ của nước này cho Kiev lên 417 triệu USD. Bên cạnh đó, Anh cũng cam kết viện trợ bổ sung gần 300 triệu USD. Trong khi, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan, Slovakia và Cộng hòa Séc sẵn sàng mở rộng sản xuất hệ thống pháo, đạn dược và các thiết bị quân sự khác cho Ukraine.

Các cam kết này được đưa ra sau khi Ukraine liên tục kêu gọi phương Tây gửi thêm vũ khí, bao gồm pháo tầm xa, nhằm cố gắng lật ngược tình thế trong cuộc xung đột với Nga.

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksi Reznikov hoan nghênh động thái trên của các nước này và cho biết: “Các đối tác của chúng tôi biết chúng tôi cần viện trợ và họ nói rõ sẵn sàng hỗ trợ chúng tôi về tài chính. Đó là một cuộc chạy đua marathon và đối với một cuộc chạy marathon, điều bạn cần trong trường hợp này là tiền”.

Kể từ khi nổ ra cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, phương Tây với cam kết “không để Ukraine một mình” đã liên tục cung cấp vũ khí cho nước này. Tuy nhiên, chiến sự đã bước vào tháng thứ 6, mặc dù nhận được lượng lớn vũ khí của phương Tây nhưng Ukraine vẫn không thể giành ưu thế trên chiến trường. Trong khi đó, phía Nga cảnh báo “việc phương Tây tăng cường trang bị vũ khí cho Ukraine sẽ chỉ khiến Nga “thực hiện nhiều sứ mệnh hơn trên mặt đất”. Chính vì vậy, các nhà phân tích nhận định, cuộc đấu trí, đấu lực giữa Nga và phương Tây chắc chắn còn phải kéo dài để hai bên có thể đạt được những kết quả khả thi trên bàn đàm phán./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ tiếp tục viện trợ 5,5 tỷ USD cho Ukraine
Mỹ tiếp tục viện trợ 5,5 tỷ USD cho Ukraine

VOV.VN - Mỹ sẽ tiếp tục cung cấp 5,5 tỷ USD viện trợ ngân sách và quân sự cho UKraine nhằm giúp nước này ứng phó với cuộc khủng hoảng hiện nay.

Mỹ tiếp tục viện trợ 5,5 tỷ USD cho Ukraine

Mỹ tiếp tục viện trợ 5,5 tỷ USD cho Ukraine

VOV.VN - Mỹ sẽ tiếp tục cung cấp 5,5 tỷ USD viện trợ ngân sách và quân sự cho UKraine nhằm giúp nước này ứng phó với cuộc khủng hoảng hiện nay.

Soi sức mạnh cường kích A-10 Mỹ có thể viện trợ cho Ukraine
Soi sức mạnh cường kích A-10 Mỹ có thể viện trợ cho Ukraine

VOV.VN - Mỹ được cho đang phát đi tín hiệu về việc có thể chuyển giao máy bay cường kích A-10 cho Ukraine, một diễn biến có thể tạo nên bước ngoặt trong chiến sự kéo dài hơn 5 tháng qua ở quốc gia Đông Âu.

Soi sức mạnh cường kích A-10 Mỹ có thể viện trợ cho Ukraine

Soi sức mạnh cường kích A-10 Mỹ có thể viện trợ cho Ukraine

VOV.VN - Mỹ được cho đang phát đi tín hiệu về việc có thể chuyển giao máy bay cường kích A-10 cho Ukraine, một diễn biến có thể tạo nên bước ngoặt trong chiến sự kéo dài hơn 5 tháng qua ở quốc gia Đông Âu.

Hòa bình cho Ukraine: Gia tăng viện trợ vũ khí hay đàm phán ngoại giao?
Hòa bình cho Ukraine: Gia tăng viện trợ vũ khí hay đàm phán ngoại giao?

VOV.VN - Tự vũ khí không đem lại hòa bình ở Ukraine. Chỉ có mở rộng đàm phán với sự tham gia của Mỹ, Nga, cũng như EU cùng những ích lợi thấy rõ thì mới bảo đảm Nga và Ukraine đạt được thỏa thuận hòa bình.

Hòa bình cho Ukraine: Gia tăng viện trợ vũ khí hay đàm phán ngoại giao?

Hòa bình cho Ukraine: Gia tăng viện trợ vũ khí hay đàm phán ngoại giao?

VOV.VN - Tự vũ khí không đem lại hòa bình ở Ukraine. Chỉ có mở rộng đàm phán với sự tham gia của Mỹ, Nga, cũng như EU cùng những ích lợi thấy rõ thì mới bảo đảm Nga và Ukraine đạt được thỏa thuận hòa bình.