Các nước Trung-Đông Âu hối thúc NATO tăng cường hiện diện quân sự

VOV.VN - Lãnh đạo các nước Trung và Đông Âu cho rằng NATO cần tăng cường hiện diện quân sự tại khu vực để hỗ trợ các nước đồng minh đối phó thách thức an ninh.

Lãnh đạo 9 nước Trung-Đông Âu trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Bucharest 9 diễn ra tại thành phố Kosice của Slovakia hôm qua (28/2) đã thông qua tuyên bố, kêu gọi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tăng cường sự hiện diện để đối phó với những thách thức an ninh ngày càng tăng trong khu vực. 

Tổng thống Andrej Kiska của Slovakia, nước chủ nhà của sự kiện. Ảnh: Reuters.

Trong bối cảnh môi trường an ninh trong khu vực có nhiều thách thức, trong đó có cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine, căng thẳng tại vùng biển Azov và Biển Đen mới đây, khủng hoảng Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), cùng với sự gia tăng các mối đe dọa và chiến dịch tin giả, lãnh đạo các nước Trung và Đông Âu bao gồm Bulgaria, Cộng hòa Séc, Estonia, Lithuana, Latvia, Hungary, Ba Lan, Romania, và Slovakia cho rằng không một quốc gia riêng lẻ nào có thể kiểm soát được và NATO cần tăng cường sự hiện diện của mình tại khu vực để hỗ trợ các nước đồng minh đối phó với những thách thức trên.

Điều này thể hiện rất rõ trong tuyên bố của hội nghị khi các nhà lãnh đạo nhấn mạnh tới tầm quan trọng của sự hiện diện của NATO từ Biển Baltic đến Biển Đen, cũng như các sáng kiến khác nhằm tăng cường khả năng bảo vệ công dân và lãnh thổ của các nước thành viên, coi đây là một phần trong nỗ lực tăng cường răn đe và phòng thủ tập thể của NATO. Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo cũng tán thành sự hiện diện quân sự ngày một tăng cường của Mỹ và Canada tại châu Âu, đặc biệt là tại sườn phía Đông của NATO, đồng thời cam kết ủng hộ nỗ lực duy trì an ninh và ổn định tại khu vực Tây Balkans.

Phát biểu với báo chí sau hội nghị, Tổng thống Andrej Kiska của Slovakia, nước chủ nhà của sự kiện cho biết các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị đều ủng hộ tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Liên minh châu Âu (EU) và NATO, nhưng khẳng định NATO có vai trò khó có thể thay thế được trong việc duy trì an ninh và ổn định tại châu Âu.

“Trong suốt cuộc họp, không có một ai lên tiếng nói rằng chúng ta nên tạo ra các cấu trúc mới. Sức mạnh của NATO luôn nằm trong sự thống nhất của nó. Khi chúng ta nói về các sáng kiến liên quan đến an ninh châu Âu, chúng ta đang nói về việc bổ sung cho NATO, chứ không phải thay thế nó”, ông Andrej Kiska nói.

Tham dự cuộc họp, Tổng thư ký NATO Stoltenberg nhấn mạnh, thế giới ngày càng trở nên phức tạp và khó lường hơn bao giờ hết, và vì vậy theo ông cách duy nhất để đối phó với một thế giới khó lường đó là cần phải mạnh mẽ, đoàn kết và tiếp tục thích nghi. Cùng với Tổng thống các nước, Tổng thư ký NATO đã thảo luận về việc NATO tiếp tục thích ứng với các thách thức an ninh hiện tại và sự cần thiết phải đảm bảo chia sẻ gánh nặng công bằng trong Liên minh. Ông hoan nghênh 9 nước hoặc đã tăng chí phí quốc phòng lên 2% GDP hoặc có lộ trình rõ ràng để đạt được điều đó.

Cùng ngày, Tổng thư ký NATO cũng đã tham dự và phát biểu tại một sự kiện do Diễn đàn an ninh toàn cầu (GLOBSEC) của Slovakia tổ chức với chủ đề Sự can dự của NATO – Đối thoại Kosice 2019. Tại đây, ông khẳng định với mục đích gìn giữ hòa bình và ngăn chặn xung đột, NATO đã tạo điều kiện cho việc duy trì hòa bình và thịnh vượng chưa từng thấy trong suốt 70 năm hình thành và phát triển của mình.

Ông Stoltenberg cho rằng trong thế kỷ 21 NATO cần phải duy trì hiệu quả chiến lược phòng thủ và răn đe, cũng như trở nên nhanh nhẹn hơn, phản ứng nhanh hơn và thậm chí hiệu quả hơn trước những mối đe dọa và thách thức phức tạp, khó định đoán của môi trường an ninh thế giới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ukraine thông qua sửa đổi Hiến pháp, thúc đẩy gia nhập EU, NATO
Ukraine thông qua sửa đổi Hiến pháp, thúc đẩy gia nhập EU, NATO

VOV.VN - Việc hội nhập châu Âu là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Ukraine.

Ukraine thông qua sửa đổi Hiến pháp, thúc đẩy gia nhập EU, NATO

Ukraine thông qua sửa đổi Hiến pháp, thúc đẩy gia nhập EU, NATO

VOV.VN - Việc hội nhập châu Âu là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Ukraine.

INF đổ vỡ, NATO sẽ không triển khai vũ khí hạt nhân tại châu Âu
INF đổ vỡ, NATO sẽ không triển khai vũ khí hạt nhân tại châu Âu

VOV.VN - Những lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang mới ở châu Âu đang gia tăng sau khi Mỹ bắt đầu tiến trình rút khỏi hiệp ước hạt nhân với Nga.

INF đổ vỡ, NATO sẽ không triển khai vũ khí hạt nhân tại châu Âu

INF đổ vỡ, NATO sẽ không triển khai vũ khí hạt nhân tại châu Âu

VOV.VN - Những lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang mới ở châu Âu đang gia tăng sau khi Mỹ bắt đầu tiến trình rút khỏi hiệp ước hạt nhân với Nga.

NATO ấn định thời gian tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh
NATO ấn định thời gian tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh

VOV.VN - Hội nghị Thượng đỉnh sắp tới của NATO sẽ diễn ra vào tháng 12/2019 tại thủ đô London, Anh.

NATO ấn định thời gian tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh

NATO ấn định thời gian tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh

VOV.VN - Hội nghị Thượng đỉnh sắp tới của NATO sẽ diễn ra vào tháng 12/2019 tại thủ đô London, Anh.

NATO - 70 năm hình thành, phát triển và tương lai đi về đâu?
NATO - 70 năm hình thành, phát triển và tương lai đi về đâu?

VOV.VN - 70 năm đã qua, Liên minh NATO đang chứng kiến sự rạn nứt trong mối quan hệ giữa các thành viên chủ chốt trong nhiều vấn đề

NATO - 70 năm hình thành, phát triển và tương lai đi về đâu?

NATO - 70 năm hình thành, phát triển và tương lai đi về đâu?

VOV.VN - 70 năm đã qua, Liên minh NATO đang chứng kiến sự rạn nứt trong mối quan hệ giữa các thành viên chủ chốt trong nhiều vấn đề

NATO phản ứng khi Tổng thống Putin dọa tấn công Mỹ và đồng minh
NATO phản ứng khi Tổng thống Putin dọa tấn công Mỹ và đồng minh

VOV.VN - NATO đã phản hồi lại đe dọa của Tổng thống Putin ngày 20/2 rằng Nga sẽ nhắm vào Mỹ nếu Washington triển khai các tên lửa tầm trung ở châu Âu.

NATO phản ứng khi Tổng thống Putin dọa tấn công Mỹ và đồng minh

NATO phản ứng khi Tổng thống Putin dọa tấn công Mỹ và đồng minh

VOV.VN - NATO đã phản hồi lại đe dọa của Tổng thống Putin ngày 20/2 rằng Nga sẽ nhắm vào Mỹ nếu Washington triển khai các tên lửa tầm trung ở châu Âu.