COP26 khai mạc với nỗi lo ngày càng lớn về một hội nghị thất bại

VOV.VN - Theo ông Boris Johnson, những cam kết mà các nền kinh tế lớn nhất thế giới vừa đạt được tại Thượng đỉnh G20 vừa kết thúc tại Italia là một sự khích lệ nhưng tham vọng mà G20 đưa ra là chưa đủ.

Thủ tướng Anh Boris Johnson thừa nhận nguy cơ Hội nghị COP26 thất bại trong việc thông qua được một thỏa thuận mang tính đột phá trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu đang ngày càng lớn hơn, vào thời điểm Hội nghị quan trọng nhất về khí hậu khai mạc hôm nay tại thành phố Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh, với sự tham dự của gần 200 nhà lãnh đạo các quốc gia và các tổ chức quốc tế lớn.

Trong thông điệp gửi đi trước giờ khai mạc chính thức Hội nghị thượng đỉnh khí hậu của Liên hiệp quốc COP26 với phát biểu của nguyên thủ các quốc gia, Thủ tướng Anh, nước chủ nhà của Hội nghị, ông Boris Johnson thừa nhận, khả năng COP26 thành công hiện chỉ là 6 trên 10 và việc các quốc gia đưa ra các cam kết không đủ tham vọng đang khiến nguy cơ COP26 thất bại ngày càng lớn hơn.

Theo ông Boris Johnson, những cam kết mà các nền kinh tế lớn nhất thế giới vừa đạt được tại Thượng đỉnh G20 vừa kết thúc tại Italia là một sự khích lệ nhưng tham vọng mà G20 đưa ra là chưa đủ.

Thủ tướng Anh nói: “Chúng ta đã đạt được một số tiến bộ tại G20. Chúng ta đã có mội Hội nghị G20 với kết quả hợp lý nhưng vẫn còn phải đi tiếp một chặng đường rất dài. Chúng ta đều biết rằng chúng ta có công nghệ nhưng cái chúng cần biết bây giờ là việc nâng mức hỗ trợ tài chính, và trên hết là ý chí chính trị để hội nghị tại Glasgow đạt được một số cam kết nuôi sống hy vọng hạn chế được mức tăng nhiệt độ trái đất không quá 1,5 độ C”.

Tại Thượng đỉnh G20 vừa kết thúc sau hai ngày họp tại Roma, Italia, nhóm các nền kinh tế lớn nhất thế giới đã lần đầu tiên ủng hộ mục tiêu giữ cho trái đất không nóng thêm quá 1,5 độ C vào cuối thế kỷ này, đồng thời đưa ra một số cam kết như đạt mức trung hòa khí thải vào giữa thế kỷ 21; chấm dứt việc tài trợ cho các dự án điện than tại các quốc gia nằm ngoài G20.

Tuy nhiên, Thủ tướng Anh Boris Johnson trích dẫn đánh giá của các chuyên gia môi trường cảnh báo, với tốc độ cam kết và hành động như hiện nay, mục tiêu giữ trái đất không nóng thêm quá 1,5 độ C như Thỏa thuận khí hậu Paris 2015 đề cập là không khả thi. Cách đây 2 tuần, Liên hiệp quốc tính toán, với tốc độ chống biến đổi khí hậu của các quốc gia như hiện nay, đến cuối thế kỷ 21 trái đất sẽ nóng thêm 2,7 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp và sẽ gây ra các hậu quả thảm khốc về môi trường.

Dựa trên các cam kết mà các nước công bố trước khi COP26 khai mạc, giới chuyên gia cho rằng để có thể thực hiện được mục tiêu trái đất nóng thêm dưới 1,5 độ C, giai đoạn từ nay đến năm 2030 có ý nghĩa vô cùng quan trọng và các nước cần phải cam kết cắt giảm ít nhất 50% lượng khí thải hiện nay. Tuy nhiên, tốc độ như hiện nay không những không cắt giảm được mà sẽ còn khiến lượng khí thải năm 2030 tăng thêm 15%.

Do đó, tham vọng được nước chủ nhà Anh đưa ra tại COP26 lần này là vận động, gây sức ép để các quốc gia ngay lập tức đưa ra các cam kết mạnh mẽ hơn cho giai đoạn từ nay đến 2030. Tuy nhiên, trong số các nước G20, vốn chiếm đến 80% lượng khí thải toàn cầu, chỉ có 12 nước cam kết trung hòa các-bon vào năm 2050. Một số nước như Trung Quốc, Saudi Arabia cam kết đến năm 2060. Có 3 nước không cam kết là Indonesia, Ấn Độ và Mexico còn Australia cam kết trung hòa các-bon vào năm 2050 nhưng không công bố kế hoạch hành động cụ thể trong thập kỷ này.

Dự kiến, sau phiên khai mạc với phát biểu của lãnh đạo các nước tại COP26 trong các ngày từ 1/11 -3/11, các đoàn đại biểu tham dự COP26 sẽ có 10 ngày để thảo luận về một thỏa thuận chung để công bố vào ngày bế mạc COP26, 12/11./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

COP26: Hy vọng cuối cùng và tốt nhất để khống chế mức tăng nhiệt của Trái đất
COP26: Hy vọng cuối cùng và tốt nhất để khống chế mức tăng nhiệt của Trái đất

VOV.VN - Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26) đang diễn ra tại Glasgow, Scotland từ ngày 31/10 đến 12/11, với hy vọng đạt được bước đột phá trong việc ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu.

COP26: Hy vọng cuối cùng và tốt nhất để khống chế mức tăng nhiệt của Trái đất

COP26: Hy vọng cuối cùng và tốt nhất để khống chế mức tăng nhiệt của Trái đất

VOV.VN - Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26) đang diễn ra tại Glasgow, Scotland từ ngày 31/10 đến 12/11, với hy vọng đạt được bước đột phá trong việc ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu.

Thách thức chờ đợi Thượng đỉnh khí hậu COP26
Thách thức chờ đợi Thượng đỉnh khí hậu COP26

VOV.VN - Liên minh châu Âu đã công bố các biện pháp cụ thể để đến năm 2030 cắt giảm được 55% lượng phát thải khí carbon và 30% lượng phát thải khí metan.

Thách thức chờ đợi Thượng đỉnh khí hậu COP26

Thách thức chờ đợi Thượng đỉnh khí hậu COP26

VOV.VN - Liên minh châu Âu đã công bố các biện pháp cụ thể để đến năm 2030 cắt giảm được 55% lượng phát thải khí carbon và 30% lượng phát thải khí metan.

Khủng hoảng năng lượng tại châu Âu phủ bóng hội nghị khí hậu COP26
Khủng hoảng năng lượng tại châu Âu phủ bóng hội nghị khí hậu COP26

VOV.VN - Một số nhà phân tích cho rằng, COP26 sẽ là dịp để các nhà lãnh đạo châu Âu nhìn nhận những sai lầm của mình và rút ra bài học kinh nghiệm khi phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng.

Khủng hoảng năng lượng tại châu Âu phủ bóng hội nghị khí hậu COP26

Khủng hoảng năng lượng tại châu Âu phủ bóng hội nghị khí hậu COP26

VOV.VN - Một số nhà phân tích cho rằng, COP26 sẽ là dịp để các nhà lãnh đạo châu Âu nhìn nhận những sai lầm của mình và rút ra bài học kinh nghiệm khi phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng.