“Cuộc đua Marathon” Mỹ - Trung tại châu Á trong thế giới hậu Covid-19

VOV.VN - Cạnh tranh Mỹ-Trung để giành vai trò then chốt trong một thế giới hậu Covid-19 vẫn là một cuộc đua đường dài cần thời gian trả lời.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang tiếp đón những người đồng cấp từ 4 quốc gia Đông Nam Á, gồm Indonesia, Singapore, Philippines và Malaysia. Các cuộc gặp được xem là phản ứng của Trung Quốc trước những hoạt động ngoại giao gia tăng của Mỹ tại khu vực thời gian gần đây. Bất chấp đại dịch Covid-19, cuộc cạnh tranh Mỹ- Trung vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt, mà thậm chí còn nóng hơn trên tất cả các mặt trận.

Nhận lời mời của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, Ngoại trưởng 4 nước Đông Nam Á bao gồm Singapore, Malaysia, Indonesia và Philippines hôm qua bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc 4 ngày từ 31/3-2/4. Trong thông báo về những chuyến thăm này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nhấn mạnh, Trung Quốc coi trọng việc phát triển quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á, luôn coi Đông Nam Á là phương hướng ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng của nước này.

Các cuộc gặp diễn ra trong bối đại dịch Covid-19 vẫn diễn ra phức tạp tại nhiều nơi trên thế giới sau hơn 1 năm bùng phát. Riêng tại Đông Nam Á, làn sóng Covid-19 cũ chưa được kiểm soát, song biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đã chực chờ bùng phát, buộc các quốc gia căng mình chống dịch.

Cuộc tiếp đón các nhà ngoại giao hàng đầu Đông Nam Á hay tần suất công du khu vực dày đặc của các quan chức Trung Quốc thời gian qua dường như đều nằm trong chiến lược rõ ràng của Trung Quốc nhằm mở rộng ảnh hưởng, cũng như xây dựng hình ảnh Trung Quốc như một nước lớn có trách nhiệm trong cuộc chiến chống Covid-19 và phục hồi sau đại dịch.

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, không giống như những cuộc gặp trước đó, bên cạnh hai vấn đề lớn hiện nay của Đông Nam Á là kiểm soát đại dịch Covid-19 và khôi phục kinh tế, cuộc gặp cũng sẽ xoay quanh cuộc khủng hoảng tại Myanmar và vấn đề Triều Tiên sau các vụ phóng tên lửa mới đây của nước này. Ngoài ra, điều mà Trung Quốc gọi là “cuộc bao vây chiến lược của Mỹ” nhằm vào nước này dự kiến ít nhiều cũng sẽ được đề cập tới. Chính phủ Trung Quốc mới đây chỉ trích cách tiếp cận của Mỹ với Trung Quốc cho thấy Washington đang hiểu sai về Bắc Kinh, khiến quan hệ hai bên trở nên khó khăn.

Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải nhấn mạnh: “Những phát biểu của Tổng thống Joe Biden phản ánh suy nghĩ rối ren của các nhà hoạch định chính sách Mỹ về chính sách với Trung Quốc. Một mặt, họ nhận ra nhu cầu hợp tác giữa Trung Quốc và Mỹ, nhưng đồng thời, họ không thể buông bỏ suy nghĩ rằng thế giới luôn có vẻ bị thống trị bởi một số quốc gia lớn. Thực tế, đây là một sự hiểu sai rất lớn về mục tiêu phát triển của Trung Quốc, và nó cũng là một sự ngộ nhận lớn đối với thế giới hiện tại”.

Theo chuyên gia Aaron Jed Rabena thuộc Tổ chức Con đường tiến bộ châu Á - Thái Bình Dương, bên cạnh việc xây dựng hình ảnh “một cường quốc có trách nhiệm”, các cuộc gặp cũng có thể được xem là một nỗ lực của Trung Quốc nhằm thu hút và trấn an các nước trong khu vực giữa lúc chính quyền Tổng thống Biden đang nỗ lực thiết lập liên minh đa phương, song phương với đồng minh và các đối tác, với hạt nhân là Bộ tứ Kim Cương (Quad) và quan hệ hai bờ Đại Tây Dương.

Tuy nhiên một tình huống không mấy thoải mái không chỉ với Mỹ, mà cả Trung Quốc là các nước Đông Nam Á dường như tới nay vẫn rất thận trọng để tránh bị cuốn vào cuộc canh tranh Mỹ - Trung. Chính vì thế, cạnh tranh Mỹ - Trung nhằm đóng vai then chốt trong một thế giới hậu Covid-19 vẫn là một cuộc đua đường dài, cần thời gian trả lời./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Canh bạc lớn của Trung Quốc ở Trung Đông
Canh bạc lớn của Trung Quốc ở Trung Đông

VOV.VN - Thỏa thuận 25 năm với Iran liệu sẽ là đòn bẩy để Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng ở Trung Đông hay có thể trở thành trở ngại ngáng đường các tham vọng của nước này?

Canh bạc lớn của Trung Quốc ở Trung Đông

Canh bạc lớn của Trung Quốc ở Trung Đông

VOV.VN - Thỏa thuận 25 năm với Iran liệu sẽ là đòn bẩy để Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng ở Trung Đông hay có thể trở thành trở ngại ngáng đường các tham vọng của nước này?

Trung Quốc đẩy mạnh ngoại giao quốc phòng tại châu Âu
Trung Quốc đẩy mạnh ngoại giao quốc phòng tại châu Âu

VOV.VN - Nằm trong chuỗi hoạt động ngoại giao sôi động của Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng nước này Ngụy Phượng Hòa đang có chuyến thăm dài ngày tại châu Âu với nỗ lực đẩy mạnh ngoại giao quốc phòng tại “Lục địa già”.

Trung Quốc đẩy mạnh ngoại giao quốc phòng tại châu Âu

Trung Quốc đẩy mạnh ngoại giao quốc phòng tại châu Âu

VOV.VN - Nằm trong chuỗi hoạt động ngoại giao sôi động của Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng nước này Ngụy Phượng Hòa đang có chuyến thăm dài ngày tại châu Âu với nỗ lực đẩy mạnh ngoại giao quốc phòng tại “Lục địa già”.

Mỹ đã sẵn sàng đối phó “thủ thuật” mới của Trung Quốc trong “Vành đai và Con đường”?
Mỹ đã sẵn sàng đối phó “thủ thuật” mới của Trung Quốc trong “Vành đai và Con đường”?

VOV.VN - Đại dịch Covid-19 đã gây tổn thất lớn cho chiến lược “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc. Nhưng sáng kiến này đã có những điều chỉnh để thích ứng với khó khăn. Trong bối cảnh đó, Mỹ buộc phải có một đối sách đa diện nếu muốn cạnh tranh đại cường với Trung Quốc.

Mỹ đã sẵn sàng đối phó “thủ thuật” mới của Trung Quốc trong “Vành đai và Con đường”?

Mỹ đã sẵn sàng đối phó “thủ thuật” mới của Trung Quốc trong “Vành đai và Con đường”?

VOV.VN - Đại dịch Covid-19 đã gây tổn thất lớn cho chiến lược “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc. Nhưng sáng kiến này đã có những điều chỉnh để thích ứng với khó khăn. Trong bối cảnh đó, Mỹ buộc phải có một đối sách đa diện nếu muốn cạnh tranh đại cường với Trung Quốc.