Đức kiện Italy ra tòa vì tiếp tục cho phép đòi bồi thường cho nạn nhân chế độ Quốc xã

VOV.VN - Nước Đức vừa đệ đơn kiện Italy ra Tòa Hình sự Quốc tế (ICJ) - tòa cao nhất của Liên Hợp Quốc, vì cho rằng Italy tiếp tục cho phép các tòa nội địa tiếp nhận đơn đòi Đức phải bồi thường cho các nạn nhân của chế độ Đức Quốc xã.

Phía Đức cho rằng các đơn đòi bồi thường như thế là bất hợp pháp theo một phán quyết của ICJ vào năm 2012.  Theo Đức, kể từ năm 2012 đến giờ đã có hơn 25 vụ kiện mới đòi bồi thường ở Italy nhằm vào Đức. Trong một số vụ, tòa Italy đã ra phán quyết Đức phải bồi thường.

Berlin cho biết, lần này họ tiến hành thủ tục kiện là do có 2 vụ kiện đang diễn ra tạo ra nguy cơ tài sản thuộc sở hữu của nhà nước Đức ở Rome có thể bị tịch thu để chi trả cho việc đền bù. Cụ thể, một phiên tòa ở Italy tuyên bố họ sẽ quyết định vào ngày 25/5 là liệu có buộc phải bán một số tòa nhà nhất định trong đó có những tòa là trụ sở của các cơ quan văn hóa, lịch sử, và giáo dục của Đức.

Vụ tranh chấp này có từ năm 2008, khi tòa cao nhất của Italy ra phán quyết Đức cần phải thanh toán khoảng 1 triệu euro cho người thân của 9 người nằm trong số 203 người bị lực lượng Đức Quốc xã sát hại ở Tuscany vào năm 1944.

Đức cho rằng họ đã chi trả hàng tỷ euro cho các nước bị ảnh hưởng bởi Thế chiến II kể từ khi xung đột quân sự toàn cầu này kết thúc vào năm 1945.

Theo Đức, Italy khi cho phép các vụ kiện đòi bồi thường như trên đã "vi phạm nghĩa vụ tôn trọng quyền miễn trừ mà Cộng hòa Liên bang Đức được hưởng dựa trên luật pháp quốc tế".

ICJ có trụ sở ở La Hay (Hà Lan) là cơ quan tư pháp chính của Liên Hợp Quốc. Một trong các vai trò chính của tòa này là giải quyết các tranh chấp pháp lý giữa các quốc gia./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dân Moscow (Nga) biểu tình rầm rộ về chuyện đền bù đất đai nhà ở
Dân Moscow (Nga) biểu tình rầm rộ về chuyện đền bù đất đai nhà ở

VOV.VN - Nhà nước muốn giải tỏa các khối nhà cũ để xây chung cư mới nhưng hàng ngàn người dân Moscow đã biểu tình do lo ngại không được đền bù thỏa đáng.

Dân Moscow (Nga) biểu tình rầm rộ về chuyện đền bù đất đai nhà ở

Dân Moscow (Nga) biểu tình rầm rộ về chuyện đền bù đất đai nhà ở

VOV.VN - Nhà nước muốn giải tỏa các khối nhà cũ để xây chung cư mới nhưng hàng ngàn người dân Moscow đã biểu tình do lo ngại không được đền bù thỏa đáng.

Chuyên gia Đức gợi ý chiến lược buộc Trung Quốc tuân thủ phán quyết từ PCA về Biển Đông
Chuyên gia Đức gợi ý chiến lược buộc Trung Quốc tuân thủ phán quyết từ PCA về Biển Đông

VOV.VN - Nhân kỷ niệm 5 năm phán quyết từ Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS (ở đây gọi tắt là tòa PCA), chuyên gia Đức về Biển Đông đã nêu bật vai trò của phán quyết này và gợi ý chiến lược buộc Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết đó.

Chuyên gia Đức gợi ý chiến lược buộc Trung Quốc tuân thủ phán quyết từ PCA về Biển Đông

Chuyên gia Đức gợi ý chiến lược buộc Trung Quốc tuân thủ phán quyết từ PCA về Biển Đông

VOV.VN - Nhân kỷ niệm 5 năm phán quyết từ Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS (ở đây gọi tắt là tòa PCA), chuyên gia Đức về Biển Đông đã nêu bật vai trò của phán quyết này và gợi ý chiến lược buộc Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết đó.

Học giả Ấn Độ yêu cầu Trung Quốc tuân thủ phán quyết PCA về Biển Đông
Học giả Ấn Độ yêu cầu Trung Quốc tuân thủ phán quyết PCA về Biển Đông

VOV.VN - Học giả Ấn Độ khẳng định quốc tế cần đấu tranh để buộc Trung Quốc tôn trọng UNCLOS và phán quyết của tòa quốc tế PCA về Biển Đông.

Học giả Ấn Độ yêu cầu Trung Quốc tuân thủ phán quyết PCA về Biển Đông

Học giả Ấn Độ yêu cầu Trung Quốc tuân thủ phán quyết PCA về Biển Đông

VOV.VN - Học giả Ấn Độ khẳng định quốc tế cần đấu tranh để buộc Trung Quốc tôn trọng UNCLOS và phán quyết của tòa quốc tế PCA về Biển Đông.

Số phận và vai trò của tù binh Đức ở Liên Xô trong và sau Thế chiến II
Số phận và vai trò của tù binh Đức ở Liên Xô trong và sau Thế chiến II

VOV.VN - Hơn 4 triệu lính Đức bị bắt, tống giam, và đưa đi lao động ở Liên Xô sau Thế chiến II. Họ đã đóng vai trò đáng kể trong việc cung cấp nhân lực tái thiết Liên Xô hậu chiến tranh. Và không phải ai trong số các tù binh này cũng có cơ hội về được quê hương.

Số phận và vai trò của tù binh Đức ở Liên Xô trong và sau Thế chiến II

Số phận và vai trò của tù binh Đức ở Liên Xô trong và sau Thế chiến II

VOV.VN - Hơn 4 triệu lính Đức bị bắt, tống giam, và đưa đi lao động ở Liên Xô sau Thế chiến II. Họ đã đóng vai trò đáng kể trong việc cung cấp nhân lực tái thiết Liên Xô hậu chiến tranh. Và không phải ai trong số các tù binh này cũng có cơ hội về được quê hương.

Hội nghị diệt chủng Do Thái Wannsee của phát xít Đức vẫn ám ảnh nhân loại đến ngày nay
Hội nghị diệt chủng Do Thái Wannsee của phát xít Đức vẫn ám ảnh nhân loại đến ngày nay

VOV.VN - Hội nghị Wannsee cho thấy quái vật có thể mang nhiều hình thức khác nhau và các ý tưởng tàn độc có thể xuất phát từ cả những phần tử có nền tảng giáo dục tốt. Sau hội nghị này, người Do Thái đã bị thảm sát hàng loạt, một cách có hệ thống, trên quy mô công nghiệp.

Hội nghị diệt chủng Do Thái Wannsee của phát xít Đức vẫn ám ảnh nhân loại đến ngày nay

Hội nghị diệt chủng Do Thái Wannsee của phát xít Đức vẫn ám ảnh nhân loại đến ngày nay

VOV.VN - Hội nghị Wannsee cho thấy quái vật có thể mang nhiều hình thức khác nhau và các ý tưởng tàn độc có thể xuất phát từ cả những phần tử có nền tảng giáo dục tốt. Sau hội nghị này, người Do Thái đã bị thảm sát hàng loạt, một cách có hệ thống, trên quy mô công nghiệp.

Đại sứ Israel: Cuộc diệt chủng Do Thái buộc dân tộc này phải thành lập quốc gia riêng
Đại sứ Israel: Cuộc diệt chủng Do Thái buộc dân tộc này phải thành lập quốc gia riêng

VOV.VN - Bi kịch diệt chủng Do Thái (trong đó có tới 6 triệu người Do Thái - tức 1/3 dân tộc này khi ấy, bị giết hại) là một bài học cực lớn đối với họ, buộc họ phải thành lập một quốc gia có chủ quyền của riêng mình.

Đại sứ Israel: Cuộc diệt chủng Do Thái buộc dân tộc này phải thành lập quốc gia riêng

Đại sứ Israel: Cuộc diệt chủng Do Thái buộc dân tộc này phải thành lập quốc gia riêng

VOV.VN - Bi kịch diệt chủng Do Thái (trong đó có tới 6 triệu người Do Thái - tức 1/3 dân tộc này khi ấy, bị giết hại) là một bài học cực lớn đối với họ, buộc họ phải thành lập một quốc gia có chủ quyền của riêng mình.