Nghiên cứu mới tiết lộ bí ẩn các ngôi sao bất tử ở trung tâm Dải Ngân hà

VOV.VN - Theo một nghiên cứu mới, một chòm sao kỳ lạ quay quanh khu vực trung tâm dữ dội của Dải Ngân hà có thể trở nên "bất tử" bằng cách liên tục tóm lấy và phá hủy các phân tử vật chất tối ở lõi của chúng.

Sử dụng các mô phỏng máy tính về quá trình tiến hóa của sao, các nhà nghiên cứu thấy rằng các phân tử vật chất tối, bị "tóm" bởi lực hút của các ngôi sao này, có lẽ thường xuyên va chạm và phá hủy nhau bên trong ngôi sao, biến thành các phân tử bình thường trong khi giải phóng đáng kể năng lượng.

Nguồn năng lượng gia tăng này có thể duy trì sự ổn định của ngôi sao và có tiềm năng khiến nó trở nên bất tử, thậm chí cả sau khi nguồn cung nhiên liệu hạt nhân thường xuyên cạn kiệt, các nhà nghiên cứu cho hay.

"Các ngôi sao đốt cháy hydro trong phản ứng tổng hợp hạt nhân", chủ nhiệm nghiên cứu Isabelle John thuộc Đại học Stockholm nhận định với Livescience qua email. “Áp suất bên ngoài từ đây cân bằng áp suất bên trong từ lực hấp dẫn và giữ cho các ngôi sao ở trạng thái cân bằng ổn định”.

Tuy nhiên, nhiều ngôi sao được phát hiện gần lỗ đen trung tâm của Dải Ngân hà dường như trẻ hơn nhiều so với các lý thuyết dự đoán về sự tiến hóa của các ngôi sao. Để điều tra bí ẩn này, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra xem liệu các ngôi sao này có thể lấy năng lượng từ nguồn cung vật chất tối dồi dào được cho là tồn tại ở trung tâm thiên hà hay không.

"Các mô phỏng của chúng tôi cho thấy nếu các ngôi sao có thể thu thập lượng lớn vật chất tối phân hủy bên trong nó thì điều này có thể tạo ra một áp suất hướng ra ngoài tương tự, làm cho ngôi sao ổn định do sự phân hủy vật chất tối thay vì phản ứng tổng hợp hạt nhân. Vì vậy, các ngôi sao có thể sử dụng vật chất tối như một nguồn nhiên liệu thay vì hydro", nhà nghiên cứu John nói. Theo ông: "Sự khác biệt quan trọng là các ngôi sao sử dụng hết hydro, điều này cuối cùng sẽ khiến chúng chết. Nhưng mặt khác, các ngôi sao cũng có thể liên tục thu thập vật chất tối”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lần đầu tiên chứng kiến quá trình hố đen thức giấc, nuốt chửng vật chất xung quanh
Lần đầu tiên chứng kiến quá trình hố đen thức giấc, nuốt chửng vật chất xung quanh

VOV.VN - Các nhà thiên văn học đã chứng kiến một cảnh tượng chưa từng thấy trong vũ trụ: Đó là sự thức giấc của hố đen siêu nặng ở trung tâm một thiên hà xa xôi.

Lần đầu tiên chứng kiến quá trình hố đen thức giấc, nuốt chửng vật chất xung quanh

Lần đầu tiên chứng kiến quá trình hố đen thức giấc, nuốt chửng vật chất xung quanh

VOV.VN - Các nhà thiên văn học đã chứng kiến một cảnh tượng chưa từng thấy trong vũ trụ: Đó là sự thức giấc của hố đen siêu nặng ở trung tâm một thiên hà xa xôi.

Phát hiện ít nhất 150.000 tấn nước đóng băng trên đỉnh núi lửa cao nhất sao Hỏa
Phát hiện ít nhất 150.000 tấn nước đóng băng trên đỉnh núi lửa cao nhất sao Hỏa

VOV.VN - Nước đóng băng lần đầu tiên được phát hiện trên những ngọn núi lửa xích đạo khổng lồ của sao Hỏa, bất chấp suy đoán trước đây rằng sự hiện diện của nước ở đây là bất khả thi.

Phát hiện ít nhất 150.000 tấn nước đóng băng trên đỉnh núi lửa cao nhất sao Hỏa

Phát hiện ít nhất 150.000 tấn nước đóng băng trên đỉnh núi lửa cao nhất sao Hỏa

VOV.VN - Nước đóng băng lần đầu tiên được phát hiện trên những ngọn núi lửa xích đạo khổng lồ của sao Hỏa, bất chấp suy đoán trước đây rằng sự hiện diện của nước ở đây là bất khả thi.

Hành tinh cách 1.800 năm ánh sáng giữ bí mật về số phận Trái Đất 5 tỷ năm nữa
Hành tinh cách 1.800 năm ánh sáng giữ bí mật về số phận Trái Đất 5 tỷ năm nữa

VOV.VN - Nằm cách đây 1.800 năm ánh sáng, một hành tinh có kích cỡ bằng sao Hải Vương quay gần ngôi sao đỏ rực và phình lên của nó có thể tiết lộ những manh mối về số phận của Trái Đất trong hàng tỷ năm nữa.

Hành tinh cách 1.800 năm ánh sáng giữ bí mật về số phận Trái Đất 5 tỷ năm nữa

Hành tinh cách 1.800 năm ánh sáng giữ bí mật về số phận Trái Đất 5 tỷ năm nữa

VOV.VN - Nằm cách đây 1.800 năm ánh sáng, một hành tinh có kích cỡ bằng sao Hải Vương quay gần ngôi sao đỏ rực và phình lên của nó có thể tiết lộ những manh mối về số phận của Trái Đất trong hàng tỷ năm nữa.