Đối ngoại độc lập - cách Philippines vượt qua cạnh tranh địa chính trị

VOV.VN - Chính sách đối ngoại này được giới chuyên gia học giả nhận định là cách tốt nhất để Philippines vượt qua cạnh tranh quyền lực địa chính trị gia tăng trong khu vực.

Thúc đẩy chính sách đối ngoại độc lập với lợi ích quốc gia là kim chỉ nam cơ bản hay "không chọn bên" trong bối cảnh cạnh tranh giữa các cường quốc là những chính sách đối ngoại mà chính quyền Tổng thống Ferdinan Marcos đề cập sau khi lên nắm quyền vào cuối tháng 6 vừa qua. Chính sách này được giới chuyên gia học giả nhận định là cách tốt nhất để Philippines vượt qua cạnh tranh quyền lực địa chính trị gia tăng trong khu vực.

Trong Thông điệp quốc gia đầu tiên của tân Tổng thống Marcos, ông nhấn mạnh Philippines sẽ giữ vững chính sách đối ngoại độc lập với lợi ích quốc gia là "kim chỉ nam cơ bản”. Philippines sẽ tiếp tục thúc đẩy các mối quan hệ nhiều mặt và mạnh mẽ hơn với tất cả các đối tác trên toàn thế giới.

"Chúng tôi sẽ là một người hàng xóm tốt - luôn tìm cách hợp tác và hợp tác với mục tiêu cuối cùng là kết quả đôi bên cùng có lợi. Nếu chúng ta đồng ý thì sẽ hợp tác và cùng nhau thực hiện. Nếu chúng ta khác biệt, hãy đối thoại đến khi đạt được sự đồng thuận”.

Liên quan đến căng thẳng Mỹ - Trung sau khi Chủ tịch Quốc hội Mỹ Nancy Pelosi đến Đài Loan (Trung Quốc), Cố vấn an ninh quốc gia Philippines Clarita Carlos cũng khẳng định, Philippines không thể chọn bên giữa Mỹ và Trung Quốc. Mối quan tâm của Philippines là nhận được bất kỳ lợi ích nào có thể từ mối quan hệ với hai cường quốc này và Philippines sẽ tiếp tục hợp tác với cả hai bên.

Lập trường này của Philippines cũng được thực hiện với hàng loạt cuộc tiếp xúc giữa các quan chức Mỹ và Philippines, mới nhất là chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, trước đó là Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman.

Song song với đó, Philippines cũng thúc đẩy hợp tác kinh tế, nối lại đàm phán với Trung Quốc về các dự án giao thông do Trung Quốc tài trợ. Theo Chuyên gia phân tích an ninh Châu Á Lucio Blanco Pitlo III của Tổ chức Con đường tiến bộ châu Á - Thái Bình Dương, cả Mỹ và Trung Quốc đều là những đối tác quan trọng của Philippines. Mỹ là quốc gia ký Hiệp ước Phòng thủ chung với Philippines, là nhà đầu tư lớn tại quốc gia Đông Nam Á này.

Trong khi đó, Trung Quốc là nước láng giềng lớn, đối tác thương mại lớn của Philippines. Khi sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc nóng lên, nhu cầu khẳng định quyền tự chủ lớn hơn ngày càng tăng. Theo ông Luicio Blanco Pitlo, một chính sách đối ngoại độc lập sẽ đảm bảo không gian rộng rãi để phát triển trong bối cảnh địa chính trị thay đổi nhanh chóng hay căng thẳng gia tăng giữa các cường quốc.

Thúc đẩy mối quan hệ với cả Mỹ và Trung Quốc sẽ tạo ra những cơ hội lớn cho Philippines phát triển kinh tế. Philippines có thể hợp tác với Mỹ về an ninh, giáo dục, nâng cao năng lực và y tế, trong khi thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc về cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, kinh tế kỹ thuật số và năng lượng xanh... Cả Mỹ và Trung Quốc đều có thể giúp Philippines phát triển các thành phố thông minh, vấn đề năng lượng tái tạo hay các giải pháp chống biến đổi khí hậu….

Căng thẳng bùng phát sau chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến Đài Loan (Trung Quốc) là một lời nhắc nhở rõ ràng về những tác động của các quốc gia lân cận trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng. Chuyến thăm Philippines của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken gần đây cũng cho thấy tầm quan trọng của Philippines trong tính toán an ninh của Mỹ. Do đó, một chính sách đối ngoại độc lập đảm bảo sẽ giúp Philippines tránh bị lôi kéo vào sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Theo ông Luicio Blanco Pitlo, thể hiện sự cân bằng linh hoạt trong thế giới liên kết và phụ thuộc lẫn nhau này sẽ là chìa khóa để tồn tại và phát triển trong thời điểm đầy bất trắc này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng thống Philippines thăm 2 nước ASEAN đầu tiên - ưu tiên về đối ngoại
Tổng thống Philippines thăm 2 nước ASEAN đầu tiên - ưu tiên về đối ngoại

VOV.VN - Tổng thống Philippines Ferdinand “Bongbong” Marcos Jr. sẽ thăm Indonesia - nước chủ tịch ASEAN năm 2023 và Singapore từ ngày 4 - 7/9 tới. 

Tổng thống Philippines thăm 2 nước ASEAN đầu tiên - ưu tiên về đối ngoại

Tổng thống Philippines thăm 2 nước ASEAN đầu tiên - ưu tiên về đối ngoại

VOV.VN - Tổng thống Philippines Ferdinand “Bongbong” Marcos Jr. sẽ thăm Indonesia - nước chủ tịch ASEAN năm 2023 và Singapore từ ngày 4 - 7/9 tới. 

Philippines nối lại đàm phán về các dự án giao thông do Trung Quốc tài trợ
Philippines nối lại đàm phán về các dự án giao thông do Trung Quốc tài trợ

VOV.VN - Bộ Giao thông Vận tải Philippines hôm 14/8 thông báo đã chính thức khởi động lại các cuộc đàm phán về những dự án giao thông lớn do Trung Quốc tài trợ. Hai bên cũng thảo luận về các dự án hợp tác hàng hải.

Philippines nối lại đàm phán về các dự án giao thông do Trung Quốc tài trợ

Philippines nối lại đàm phán về các dự án giao thông do Trung Quốc tài trợ

VOV.VN - Bộ Giao thông Vận tải Philippines hôm 14/8 thông báo đã chính thức khởi động lại các cuộc đàm phán về những dự án giao thông lớn do Trung Quốc tài trợ. Hai bên cũng thảo luận về các dự án hợp tác hàng hải.

Philippines sẵn sàng kế hoạch dự phòng khi căng thẳng Mỹ - Trung leo thang
Philippines sẵn sàng kế hoạch dự phòng khi căng thẳng Mỹ - Trung leo thang

VOV.VN - Bộ Ngoại giao Philippines ngày 11/8 cho biết nước này đã chuẩn bị sẵn sàng các kế hoạch dự phòng trong trường hợp căng thẳng Mỹ - Trung leo thang sau chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến Đài Loan (Trung Quốc).

Philippines sẵn sàng kế hoạch dự phòng khi căng thẳng Mỹ - Trung leo thang

Philippines sẵn sàng kế hoạch dự phòng khi căng thẳng Mỹ - Trung leo thang

VOV.VN - Bộ Ngoại giao Philippines ngày 11/8 cho biết nước này đã chuẩn bị sẵn sàng các kế hoạch dự phòng trong trường hợp căng thẳng Mỹ - Trung leo thang sau chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến Đài Loan (Trung Quốc).

Nga, Trung Quốc có thể bình thường hóa vấn đề Triều Tiên khiến Mỹ “đau đầu”
Nga, Trung Quốc có thể bình thường hóa vấn đề Triều Tiên khiến Mỹ “đau đầu”

VOV.VN - Trước sức ép từ Mỹ thời gian qua, Nga và Trung Quốc đã tăng cường quan hệ với Triều Tiên và có thể tiến tới bình thường hóa vấn đề Triều Tiên khác với trước đây. Khi đó, Mỹ sẽ lại có thêm một nhân tố gây đau đầu nữa.

Nga, Trung Quốc có thể bình thường hóa vấn đề Triều Tiên khiến Mỹ “đau đầu”

Nga, Trung Quốc có thể bình thường hóa vấn đề Triều Tiên khiến Mỹ “đau đầu”

VOV.VN - Trước sức ép từ Mỹ thời gian qua, Nga và Trung Quốc đã tăng cường quan hệ với Triều Tiên và có thể tiến tới bình thường hóa vấn đề Triều Tiên khác với trước đây. Khi đó, Mỹ sẽ lại có thêm một nhân tố gây đau đầu nữa.

Trung Quốc làm căng với Mỹ, Nhật đến đâu trong vấn đề Đài Loan?
Trung Quốc làm căng với Mỹ, Nhật đến đâu trong vấn đề Đài Loan?

VOV.VN - Vừa qua Trung Quốc đã thực hiện tập trận rầm rộ để phản đối lãnh đạo Hạ viện Mỹ thăm Đài Loan. Liệu cơn tức giận này của Trung Quốc sẽ được duy trì hay sẽ phải hạ nhiệt để lấy lòng các nước châu Á cận kề mình?

Trung Quốc làm căng với Mỹ, Nhật đến đâu trong vấn đề Đài Loan?

Trung Quốc làm căng với Mỹ, Nhật đến đâu trong vấn đề Đài Loan?

VOV.VN - Vừa qua Trung Quốc đã thực hiện tập trận rầm rộ để phản đối lãnh đạo Hạ viện Mỹ thăm Đài Loan. Liệu cơn tức giận này của Trung Quốc sẽ được duy trì hay sẽ phải hạ nhiệt để lấy lòng các nước châu Á cận kề mình?

Khác biệt giữa Trung Quốc và Nga trong xử lý quan hệ với Mỹ
Khác biệt giữa Trung Quốc và Nga trong xử lý quan hệ với Mỹ

VOV.VN - Trung Quốc và Nga là hai nước có quan hệ gần gũi với nhau trong bối cảnh quốc tế hiện nay. Tuy nhiên giữa Nga và Trung Quốc vẫn có những đặc điểm khác biệt lớn, khiến cách tiếp cận của họ đối với Mỹ là khác nhau đáng kể.

Khác biệt giữa Trung Quốc và Nga trong xử lý quan hệ với Mỹ

Khác biệt giữa Trung Quốc và Nga trong xử lý quan hệ với Mỹ

VOV.VN - Trung Quốc và Nga là hai nước có quan hệ gần gũi với nhau trong bối cảnh quốc tế hiện nay. Tuy nhiên giữa Nga và Trung Quốc vẫn có những đặc điểm khác biệt lớn, khiến cách tiếp cận của họ đối với Mỹ là khác nhau đáng kể.

Nguy cơ xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc khi bà Pelosi thăm Đài Loan
Nguy cơ xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc khi bà Pelosi thăm Đài Loan

VOV.VN - Chiến thuật cắt lát salami của Mỹ đã gây ra nhiều căng thẳng giữa nước này và Trung Quốc. Chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Pelosi tới vùng lãnh thổ Đài Loan có thể châm ngòi cho một cuộc xung đột giữa 2 nước.

Nguy cơ xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc khi bà Pelosi thăm Đài Loan

Nguy cơ xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc khi bà Pelosi thăm Đài Loan

VOV.VN - Chiến thuật cắt lát salami của Mỹ đã gây ra nhiều căng thẳng giữa nước này và Trung Quốc. Chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Pelosi tới vùng lãnh thổ Đài Loan có thể châm ngòi cho một cuộc xung đột giữa 2 nước.