Đối thoại Shangri-La 2022: Đề cao nhu cầu gia tăng đối thoại để giảm bớt rủi ro

VOV.VN - Trước đó, trong 4 phiên thảo luận toàn thể hôm 11/6 tại Đối thoại Shangri-La 2022, nhiều đại biểu đề cao gia tăng đối thoại để giảm rủi ro, coi đây là giải pháp quan trọng khi thế giới đối mặt nhiều nguy cơ xung đột và thách thức tiềm ẩn.

 

Tại các phiên họp trong ngày hôm nay, các đại biểu nhất trí rằng thế giới đang đối mặt với rất nhiều thách thức từ đại dịch Covid-19, khủng hoảng Nga-Ukraine, sự bất tuân thủ Luật pháp quốc tế và cả những nguy cơ xung đột tiềm tàng trên biển, cạnh tranh nước lớn gia tăng. 

Mặc dù trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cáo buộc Trung Quốc có động thái ngày càng cưỡng ép và cứng rắn ở châu Á, nhưng ông cũng nhấn mạnh Washington sẽ tránh kịch bản xảy ra xung đột với Bắc Kinh bằng việc tăng cường hợp tác và thúc đẩy nâng cao trách nhiệm của các cường quốc:

"Tôi tiếp tục tin rằng các cường quốc lớn cần gánh vác những trách nhiệm lớn, làm phần việc của mình để quản lý những căng thẳng một cách có trách nhiệm, ngăn chặn xung đột, theo đuổi hòa bình và thịnh vượng. Vì vậy, chúng tôi đang hợp tác chặt chẽ với cả các đối thủ cạnh tranh lẫn bạn bè của chúng tôi để củng cố “hàng rào bảo vệ” chống lại xung đột. Nỗ lực này cũng bao gồm thiết lập các đường dây liên lạc hoàn toàn mở với các nhà lãnh đạo quốc phòng của Trung Quốc để đảm bảo rằng chúng tôi có thể tránh mọi tính toán sai lầm".

Trong phiên họp “Quản trị cạnh tranh địa chính trị trong một thế giới đa cực”, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia ông Prabowo Subianto cho rằng chỉ có tôn trọng lẫn nhau mới có thể quản trị rủi ro: "Chúng tôi cho rằng việc chọn lòng tin, chọn sự tôn trọng các quốc gia, các nước láng giềng đó là cách quản trị rủi ro tốt nhất trong bối cảnh địa chính trị phức tạp hiện nay. Đây cũng là cách thức mà chúng tôi học từ nhà lãnh đạo Nam Phi ông Nelson Mandela. Như các bạn thấy, chúng tôi làm bạn với các nước Mỹ, Australia, Trung Quốc... các nước ASEAN, qua đó nỗ lực tìm kiếm các giải pháp giảm thiểu bất đồng".

Đại biểu của nhiều nước cũng đề cao các cơ chế hợp tác đa phương, coi đó như một công cụ giúp cân bằng quyền lực trong khu vực đồng thời có thể quản lý những xung đột tiềm ẩn. Các quan chức hàng đầu của Malaysia, Singapore, Australia, New Zealand và Anh cho rằng Hiệp ước Phòng thủ Ngũ cường của 5 quốc gia này kéo dài 51 năm qua đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý căng thẳng trong khu vực. 

Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia, Hishammuddin Hussein nhấn mạnh, khi căng thẳng trong khu vực gia tăng, đặc biệt là giữa Trung Quốc và Mỹ cùng các đồng minh, Hiệp ước này có vai trò như một lực lượng điều tiết quản trị bất đồng: “Mối quan tâm lớn nhất của tôi là những sự cố và tai nạn ngoài ý muốn, khiến căng thẳng vượt tầm kiểm soát và trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu những thỏa thuận chẳng hạn như Hiệp ước phòng thủ ngũ cường không tồn tại, sẽ không có bất cứ cơ hội nào đểm quản lý các sự cố đó”.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand Peeni Henare nhắc đến mối quan tâm lớn nhất của các nước trong khu vực Nam Thái Bình Dương là hành động mở rộng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc. Hồi tháng 4 vừa qua, Bắc Kinh ký một hiệp ước an ninh với Quần đảo Solomon làm dấy lên lo ngại về sự hiện diện quân sự của Bắc Kinh ở Nam Thái Bình Dương. Về phần mình, Trung Quốc phủ nhận khả năng này và sự hiện diện của Bắc Kinh chỉ đơn thuần là hợp tác an ninh với các quốc đảo Thái Bình Dương. 

Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand nói rằng cuộc gặp của ông với Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa bên lề Đối thoại Shangri-La là cơ hội để trao đổi và hiểu rõ hơn lập trường của nhau: "Không phải ngẫu nhiên mà chúng tôi gặp gỡ với Trung Quốc bên lề Đối thoại Shangri-La. Cuộc gặp nhằm đảm bảo rằng chúng tôi có thể lắng nghe một cách trực tiếp và rõ ràng. Tôi nhận thấy chúng tôi cần tiếp tục đối thoại cởi mở nếu muốn minh bạch, tin tưởng lẫn nhau ở Thái Bình Dương và xa hơn. Điều quan trọng là chúng ta phải tạo cơ hội mở cho các kênh đối thoại đó".

Bên cạnh tầm quan trọng của đối thoại, các đại biểu như Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines khẳng định, đối với những xung đột ở khu vực, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế là những nguyên tắc quan trọng nhất./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đối thoại Shangri-La 2022: Việt Nam nỗ lực cùng các quốc gia bảo vệ hòa bình
Đối thoại Shangri-La 2022: Việt Nam nỗ lực cùng các quốc gia bảo vệ hòa bình

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định: Việt Nam thấu hiểu giá trị của hòa bình, nỗ lực cùng các nước khác bảo vệ hòa bình, ổn định và an ninh khu vực, thế giới. 

Đối thoại Shangri-La 2022: Việt Nam nỗ lực cùng các quốc gia bảo vệ hòa bình

Đối thoại Shangri-La 2022: Việt Nam nỗ lực cùng các quốc gia bảo vệ hòa bình

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định: Việt Nam thấu hiểu giá trị của hòa bình, nỗ lực cùng các nước khác bảo vệ hòa bình, ổn định và an ninh khu vực, thế giới. 

Mỹ - Nhật - Hàn nhóm họp về Triều Tiên bên lề Đối thoại Shangri-La
Mỹ - Nhật - Hàn nhóm họp về Triều Tiên bên lề Đối thoại Shangri-La

VOV.VN - Bên lề Đối thoại Shangri-La lần thứ 19 tại Singapore hôm nay (11/6), Bộ trưởng Quốc phòng các nước Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tổ chức cuộc họp ba bên để bàn về hợp tác an ninh. 

Mỹ - Nhật - Hàn nhóm họp về Triều Tiên bên lề Đối thoại Shangri-La

Mỹ - Nhật - Hàn nhóm họp về Triều Tiên bên lề Đối thoại Shangri-La

VOV.VN - Bên lề Đối thoại Shangri-La lần thứ 19 tại Singapore hôm nay (11/6), Bộ trưởng Quốc phòng các nước Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tổ chức cuộc họp ba bên để bàn về hợp tác an ninh. 

Đối thoại Shangri-La 2022: Mỹ thẳng thắn chỉ trích Trung Quốc
Đối thoại Shangri-La 2022: Mỹ thẳng thắn chỉ trích Trung Quốc

VOV.VN - Trong phát biểu làm rõ hơn chiến lược Mỹ tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Bộ trưởng Quốc phòng Austin đã kêu gọi một châu Á không có “xâm lược và bắt nạt” đồng thời đưa ra tầm nhìn của Mỹ về khu vực.

Đối thoại Shangri-La 2022: Mỹ thẳng thắn chỉ trích Trung Quốc

Đối thoại Shangri-La 2022: Mỹ thẳng thắn chỉ trích Trung Quốc

VOV.VN - Trong phát biểu làm rõ hơn chiến lược Mỹ tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Bộ trưởng Quốc phòng Austin đã kêu gọi một châu Á không có “xâm lược và bắt nạt” đồng thời đưa ra tầm nhìn của Mỹ về khu vực.

Ý nghĩa chiến lược của trận đánh Severodonetsk đối với Nga ở Đông Ukraine
Ý nghĩa chiến lược của trận đánh Severodonetsk đối với Nga ở Đông Ukraine

VOV.VN - Chiến sự Ukraine bước sang một giai đoạn mới với việc quân Nga tập trung cao độ vào Severodonetsk mang tầm quan trọng chiến lược. Kiểm soát được thành phố này, Nga sẽ dễ dàng đánh sang Lysychansk và chiếm được toàn bộ vùng Lugansk.

Ý nghĩa chiến lược của trận đánh Severodonetsk đối với Nga ở Đông Ukraine

Ý nghĩa chiến lược của trận đánh Severodonetsk đối với Nga ở Đông Ukraine

VOV.VN - Chiến sự Ukraine bước sang một giai đoạn mới với việc quân Nga tập trung cao độ vào Severodonetsk mang tầm quan trọng chiến lược. Kiểm soát được thành phố này, Nga sẽ dễ dàng đánh sang Lysychansk và chiếm được toàn bộ vùng Lugansk.

Trung Quốc đã đi trước Mỹ trong cuộc đua giành ảnh hưởng ở Nam Thái Bình Dương?
Trung Quốc đã đi trước Mỹ trong cuộc đua giành ảnh hưởng ở Nam Thái Bình Dương?

VOV.VN - Hiện nay, Mỹ được cho là đang tụt lại phía sau Trung Quốc rất nhiều trên khía cạnh tranh giành ảnh hưởng tại hàng loạt đảo quốc vùng Nam Thái Bình Dương.

Trung Quốc đã đi trước Mỹ trong cuộc đua giành ảnh hưởng ở Nam Thái Bình Dương?

Trung Quốc đã đi trước Mỹ trong cuộc đua giành ảnh hưởng ở Nam Thái Bình Dương?

VOV.VN - Hiện nay, Mỹ được cho là đang tụt lại phía sau Trung Quốc rất nhiều trên khía cạnh tranh giành ảnh hưởng tại hàng loạt đảo quốc vùng Nam Thái Bình Dương.

Cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mới chỉ bắt đầu
Cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mới chỉ bắt đầu

VOV.VN - Dưới thời Tổng thống Biden, nước Mỹ bước vào cuộc cạnh tranh quyết liệt với Trung Quốc trên “mặt trận” Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương – khu vực vừa trở thành một trong các trọng điểm nổi bật nhất đối với cả phương Tây lẫn Trung Quốc.

Cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mới chỉ bắt đầu

Cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mới chỉ bắt đầu

VOV.VN - Dưới thời Tổng thống Biden, nước Mỹ bước vào cuộc cạnh tranh quyết liệt với Trung Quốc trên “mặt trận” Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương – khu vực vừa trở thành một trong các trọng điểm nổi bật nhất đối với cả phương Tây lẫn Trung Quốc.

Lo ngại của các đảo quốc Thái Bình Dương về ý đồ của Trung Quốc và thỏa thuận chung
Lo ngại của các đảo quốc Thái Bình Dương về ý đồ của Trung Quốc và thỏa thuận chung

VOV.VN - Ngoại trưởng Trung Quốc đã và đang thăm một loạt đảo quốc ở Thái Bình Dương. Dù nỗ lực cao độ, Trung Quốc chưa đạt được đại thỏa thuận an ninh và thương mại toàn khu vực với 10 nước này. Cả phương Tây và các đảo quốc này đều có nhiều lo ngại về ý đồ của Trung Quốc.

Lo ngại của các đảo quốc Thái Bình Dương về ý đồ của Trung Quốc và thỏa thuận chung

Lo ngại của các đảo quốc Thái Bình Dương về ý đồ của Trung Quốc và thỏa thuận chung

VOV.VN - Ngoại trưởng Trung Quốc đã và đang thăm một loạt đảo quốc ở Thái Bình Dương. Dù nỗ lực cao độ, Trung Quốc chưa đạt được đại thỏa thuận an ninh và thương mại toàn khu vực với 10 nước này. Cả phương Tây và các đảo quốc này đều có nhiều lo ngại về ý đồ của Trung Quốc.