Giá lạnh càn quét Đông Á: Thời tiết khắc nghiệt sẽ trở thành “điều bình thường mới”

VOV.VN - Hàng chục triệu người trên khắp Đông Á đang phải trải qua một đợt lạnh giá nghiêm trọng khi nhiệt độ xuống dưới 0 độ C và tuyết rơi dày.

Thời tiết khắc nghiệp đã gây khó khăn cho việc di chuyển trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Các chuyên gia khí hậu cảnh báo, những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như vậy đã trở thành “bình thường mới”.  

Hàn Quốc đã đưa ra cảnh báo tuyết dày trong tuần này khi nhiệt độ ở thủ đô Seoul xuống thấp bất thường tới âm 15 độ C và giảm mạnh xuống mức thấp kỷ lục ở các thành phố khác. Tại hòn đảo du lịch nổi tiếng Jeju, thời tiết khắc nghiệt đã khiến hàng trăm chuyến bay bị hủy, trong khi các tàu chở khách buộc phải ở lại cảng do sóng lớn. Đợt lạnh ở Hàn Quốc năm nay được giải thích một phần là do sự tan chảy của các chỏm băng ở Bắc Cực do khí hậu ấm lên.

Theo chuyên gia Kevin Trenberth tại Trung tâm Nghiên cứu khí quyển quốc gia Mỹ (NCAR), trong khi các nhà khoa học có cái nhìn dài hạn về biến đổi khí hậu thì “chúng ta có thể coi thời tiết khắc nghiệt này - cực nóng vào mùa hè và cực lạnh vào mùa đông - là một trong những tín hiệu của biến đổi khí hậu”.

“Các hiện tượng thời tiết cực đoan là bình thường mới. Chúng ta chắc chắn có thể dự đoán rằng các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ tồi tệ hơn trước đây”.

Bên kia biên giới, ở Bình Nhưỡng, giới chức Triều Tiên cảnh báo về điều kiện thời tiết khắc nghiệt khi đợt lạnh tràn qua Bán đảo Triều Tiên. Truyền thông nhà nước đưa tin nhiệt độ ở các vùng của Triều Tiên dự kiến ​​sẽ giảm xuống dưới âm 30 độ C.

Tại nước láng giềng Nhật Bản, hàng trăm chuyến bay nội địa đã bị hủy trong 2 ngày qua do tuyết rơi dày và gió mạnh cản trở tầm nhìn. Các hãng hàng không lớn Japan Airlines và All Nippon Airways đã hủy tổng cộng 229 chuyến bay. Trong khi đó, Tập đoàn Đường sắt Nhật Bản cho biết, các chuyến tàu cao tốc giữa các ga phía bắc Fukushima và Shinjo đã bị đình chỉ.

Cơ quan khí tượng của Trung Quốc cũng đã dự báo nhiệt độ giảm mạnh ở các vùng của đất nước và hồi đầu tuần đã đưa ra cảnh báo xanh về một đợt lạnh mới. Cảnh báo xanh là mức thấp nhất trong hệ thống cảnh báo bốn cấp. Thành phố Mạc Hà, tỉnh Hắc Long Giang, Đông Bắc Trung Quốc cuối tuần trước còn ghi nhận mức nhiệt thấp kỷ lục âm 53 độ C. Chính quyền địa phương cho biết sương mù băng, một hiện tượng thời tiết chỉ xảy ra khi cực lạnh, cũng có thể xuất hiện ở thành phố trong tuần này.

Bà Chu Lý Linh, trưởng trạm khí tượng thành phố Mạc Hà cho biết: “Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh, thành phố đã ghi nhận nhiệt độ xuống thấp dưới âm 50 độ C trong 3 ngày liên tiếp. Tại thị trấn Amur, có thời điểm nhiệt độ rơi xuống âm 53 độ C, phá vỡ kỷ lục 52,3 độ C của năm 1969 và cũng là mức thấp nhất được ghi nhận tại Trung Quốc”.

Theo Giáo sư Kevin Trenberth tại Trung tâm Nghiên cứu khí quyển quốc gia Mỹ (NCAR), hiện tượng chu kỳ khí hậu La Nina ở Thái Bình Dương, hiện tượng thường có tác dụng làm mát nhiệt độ toàn cầu, cũng là một trong những nguyên nhân gây ra đợt lạnh giá hiện nay. Tuy nhiên, tác động của biến đổi đang ngày càng trở nên rõ rệt và các nhà khoa học toàn cầu có chung dự đoán rằng loại hiện tượng lạnh giá đang diễn ra tại các nước Đông Á sẽ trở nên tồi tệ hơn trong tương lai./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dấu ấn của Australia năm 2022 trong hợp tác khu vực và biến đổi khí hậu
Dấu ấn của Australia năm 2022 trong hợp tác khu vực và biến đổi khí hậu

VOV.VN - Năm 2022 là một năm có nhiều dấu ấn đối với Australia, trong đó có sự thay đổi về chính sách đối ngoại theo hướng khẳng định Australia là một đối tác chủ động, tích cực tại khu vực và có trách nhiệm trong vấn đề biến đối khí hậu.

Dấu ấn của Australia năm 2022 trong hợp tác khu vực và biến đổi khí hậu

Dấu ấn của Australia năm 2022 trong hợp tác khu vực và biến đổi khí hậu

VOV.VN - Năm 2022 là một năm có nhiều dấu ấn đối với Australia, trong đó có sự thay đổi về chính sách đối ngoại theo hướng khẳng định Australia là một đối tác chủ động, tích cực tại khu vực và có trách nhiệm trong vấn đề biến đối khí hậu.

LHQ đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu
LHQ đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu

VOV.VN - Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc ngày 21/12 đã gặp Trợ lý Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Cố vấn đặc biệt của Tổng thư ký về hành động khí hậu Selwin Hart.

LHQ đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu

LHQ đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu

VOV.VN - Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc ngày 21/12 đã gặp Trợ lý Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Cố vấn đặc biệt của Tổng thư ký về hành động khí hậu Selwin Hart.

Bi kịch các quốc gia có xung đột lại dễ bị tổn thương hơn vì biến đổi khí hậu
Bi kịch các quốc gia có xung đột lại dễ bị tổn thương hơn vì biến đổi khí hậu

VOV.VN - Ở các quốc gia bị tàn phá bởi xung đột như Yemen và Somalia, lũ lụt và hạn hán tàn khốc đã khiến hàng trăm người thiệt mạng và hàng chục nghìn người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.

Bi kịch các quốc gia có xung đột lại dễ bị tổn thương hơn vì biến đổi khí hậu

Bi kịch các quốc gia có xung đột lại dễ bị tổn thương hơn vì biến đổi khí hậu

VOV.VN - Ở các quốc gia bị tàn phá bởi xung đột như Yemen và Somalia, lũ lụt và hạn hán tàn khốc đã khiến hàng trăm người thiệt mạng và hàng chục nghìn người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.

Trung Quốc và Mỹ chính thức nối lại đàm phán về biến đổi khí hậu
Trung Quốc và Mỹ chính thức nối lại đàm phán về biến đổi khí hậu

VOV.VN - Theo Đặc phái viên về các vấn đề biến đổi khí hậu của Trung Quốc Giải Chấn Hoa, Trung Quốc và Mỹ đã nhất trí đưa vào chương trình đàm phán chính thức cách giải quyết những tổn thất và thiệt hại mà các nước đang phát triển phải gánh chịu do biến đổi khí hậu.

Trung Quốc và Mỹ chính thức nối lại đàm phán về biến đổi khí hậu

Trung Quốc và Mỹ chính thức nối lại đàm phán về biến đổi khí hậu

VOV.VN - Theo Đặc phái viên về các vấn đề biến đổi khí hậu của Trung Quốc Giải Chấn Hoa, Trung Quốc và Mỹ đã nhất trí đưa vào chương trình đàm phán chính thức cách giải quyết những tổn thất và thiệt hại mà các nước đang phát triển phải gánh chịu do biến đổi khí hậu.

Mỹ và Trung Quốc nhất trí nối lại các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu
Mỹ và Trung Quốc nhất trí nối lại các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu

VOV.VN - Mỹ và Trung Quốc đã nhất trí nối lại các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu sau cuộc gặp giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề thượng đỉnh G20 ở Indonesia.

Mỹ và Trung Quốc nhất trí nối lại các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu

Mỹ và Trung Quốc nhất trí nối lại các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu

VOV.VN - Mỹ và Trung Quốc đã nhất trí nối lại các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu sau cuộc gặp giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề thượng đỉnh G20 ở Indonesia.