Lạm phát ở Mỹ cao nhất trong vòng 40 năm

VOV.VN - Giá xăng, thực phẩm và các mặt hàng khác ở Mỹ đã tăng đáng kể trong tháng 5 và khiến lạm phát ở nền kinh tế số một thế giới lên mức cao nhất trong vòng 40 năm qua.

Theo dữ liệu từ bộ Lao động Mỹ, giá tiêu dùng ở nước này trong tháng 5 tăng 8,6% so với cùng thời điểm năm ngoái và thậm chí cao hơn mức của tháng 4 là 8,3%. Trong khi đó, giá cả các mặt hàng cũng tăng 1% so với mức tăng 0,3% một tháng trước đó và nguyên nhân được cho là do giá xăng cao ở Mỹ.

Tình trạng lạm phát cao đang gây khó khăn cho nhiều gia đình Mỹ, đặc biệt là nhóm người thu nhập thấp và người da màu, buộc họ phải chi trả nhiều hơn cho thực phẩm, xăng và tiền thuê nhà.

Các chuyên gia kinh tế kỳ vọng lạm phát sẽ giảm trong năm nay và chỉ số giá tiêu dùng có thể xuống tới dưới 7% vào cuối năm. Tháng 3 vừa qua, chỉ số giá tiêu dùng ở Mỹ ở mức 8,5%, mức cao nhất kể từ năm 1982.

Lạm phát cao đã buộc Cục dữ trữ liên bang Mỹ (FED) phải tiến hành một loạt đợt tăng lãi suất nhanh nhất trong vòng 3 thập kỷ. Bằng cách nâng mức lãi suất cho vay, FED hy vọng sẽ hạ nhiệt chi tiêu và tăng trưởng đủ để kiểm soát lạm phát mà không khiến nền kinh tế đi vào suy thoái. Tuy nhiên, đây sẽ là một bài toàn cân bằng không hề dễ dàng đối với FED.

Các cuộc khảo sát mới đây cho thấy người dân Mỹ cho rằng lạm phát cao là vấn đề lớn nhất trong nước và đây dự kiến sẽ là một trong những điểm tranh luận chính trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ diễn ra vào cuối năm nay.

Lạm phát ở Mỹ vẫn tiếp tục cao mặc dù nguyên nhân của việc tăng giá cả đã thay đổi. Ở thời điểm ban đầu, nhu cầu cao đối với hàng hóa của người dân Mỹ, những người mắc kẹt ở nhà sau khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát đã gây ra sự thiếu hụt hàng hóa và gián đoạn chuỗi cung ứng và điều này đã khiến giá ô tô, các vật dụng trong nhà và đồ nội thất tăng cao.

Ở thời điểm hiện tại, khi người dân Mỹ đã nối lại chi tiêu cho các loại dịch vụ bao gồm du lịch, giải trí và ăn hàng, giá vé máy bay, khách sạn, và đồ ăn trong nhà hàng đã gia tăng. Cuộc chiến của Nga ở Ukraine cũng làm giá dầu và khí tự nhiên gia tăng. Ngoài ra, sau khi Trung Quốc nới lỏng các hạn chế Covid-19 ở Thượng Hải và một số thành phố khác, người dân đã sử dụng phương tiện đi lại nhiều hơn và điều này cũng khiến giá dầu tăng cao.

Giá cả hàng hóa dự kiến sẽ giảm trong những tháng tới. Nhiều tập đoàn bán lẻ lớn như Target, Walmart và Macy hiện đang tồn kho quá nhiều mặt hàng như đồ điện tử, bàn ghế ngoài trời và các sản phẩm khác vốn được đặt mua khi nhu cầu quá cao và nay sẽ phải giảm giá và xả hàng.

Ngay cả vậy, giá xăng tăng cao đang làm kiệt quệ tài chính của hàng triệu người dân Mỹ. Giá xăng trung bình trên cả nước đã tăng lên gần 5 USD/gallon và tiến gần tới mức kỷ lục 5,4 USD của năm 2008.

Khảo sát của Viện Ngân hàng Mỹ (Bank of America Institute) cho thấy chi phí cho xăng chiếm một phần lớn ngân sách của người tiêu dùng Mỹ. Đối với các hộ gia đình có thu nhập thấp, ước tính dưới 50.000 USD/năm, chi phí cho xăng lên tới gần 10% mọi chi phí sử dụng bằng thẻ ghi nợ và tín dụng trong tuần cuối cùng của tháng 5. Mức chi phí này cao hơn mức 7,5% trong tháng 2, mức tăng đáng kể trong một khoảng thời gian ngắn.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng xu hướng chuyển chi tiêu từ hàng hóa sang dịch vụ có thể giúp giảm lạm phát vào cuối năm nay. Tuy nhiên, giá cả các dịch vụ cũng sẽ tăng khi lương của nhiều người lao động tăng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đối phó lạm phát kỷ lục, Ngân hàng trung ương châu Âu tăng lãi suất
Đối phó lạm phát kỷ lục, Ngân hàng trung ương châu Âu tăng lãi suất

VOV.VN - Để đối phó với mức lạm phát kỷ lục, lần đầu tiên sau hơn 10 năm, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) hôm qua (09/6) tuyên bố thực hiện các đợt tăng lãi suất vào tháng 7 và tháng 9 tới.

Đối phó lạm phát kỷ lục, Ngân hàng trung ương châu Âu tăng lãi suất

Đối phó lạm phát kỷ lục, Ngân hàng trung ương châu Âu tăng lãi suất

VOV.VN - Để đối phó với mức lạm phát kỷ lục, lần đầu tiên sau hơn 10 năm, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) hôm qua (09/6) tuyên bố thực hiện các đợt tăng lãi suất vào tháng 7 và tháng 9 tới.

Ấn Độ thực thi biện pháp đối phó với lạm phát
Ấn Độ thực thi biện pháp đối phó với lạm phát

VOV.VN - Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) – với vai trò ngân hàng Trung ương, ngày 8/6 đã tăng lãi suất chiết khấu thêm 50 điểm cơ bản lên mức 4,9%; đồng thời, nâng dự báo lạm phát tại nước này trong năm tài chính hiện tại lên mức 6,7%.

Ấn Độ thực thi biện pháp đối phó với lạm phát

Ấn Độ thực thi biện pháp đối phó với lạm phát

VOV.VN - Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) – với vai trò ngân hàng Trung ương, ngày 8/6 đã tăng lãi suất chiết khấu thêm 50 điểm cơ bản lên mức 4,9%; đồng thời, nâng dự báo lạm phát tại nước này trong năm tài chính hiện tại lên mức 6,7%.

Giá dầu thế giới sẽ tiếp tục tăng, các nước nỗ lực kiểm soát lạm phát
Giá dầu thế giới sẽ tiếp tục tăng, các nước nỗ lực kiểm soát lạm phát

VOV.VN - Giá dầu thế giới dự báo sẽ còn tăng và nhiều nước đang phải ghi nhận các kỷ lục mới về mức lạm phát cao nhất trong nhiều năm.

Giá dầu thế giới sẽ tiếp tục tăng, các nước nỗ lực kiểm soát lạm phát

Giá dầu thế giới sẽ tiếp tục tăng, các nước nỗ lực kiểm soát lạm phát

VOV.VN - Giá dầu thế giới dự báo sẽ còn tăng và nhiều nước đang phải ghi nhận các kỷ lục mới về mức lạm phát cao nhất trong nhiều năm.