NASA lại chuẩn bị cho nỗ lực phóng thử lần thứ 3 tên lửa Mặt trăng

VOV.VN - Các đội mặt đất tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Florida, Mỹ hôm qua (15/11) đã bắt đầu chuẩn bị cho nỗ lực phóng thử lần thứ ba để thử nghiệm SLS, tên lửa Mặt trăng thế hệ tiếp theo của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA).

Đây là chuyến bay đầu tiên trong chương trình thám hiểm Mặt trăng Artemis, 50 năm sau sứ mệnh mặt trăng cuối cùng của tàu Apollo.

Tên lửa Hệ thống Phóng Không gian (SLS) cao 32 tầng dự kiến ​​sẽ được phóng từ Mũi Canaveral, Florida, lúc 1:04 sáng EST (tức 0604 giờ GMT) ngày 16/11 để đưa viên nang Orion vào vũ trụ trong hành trình 25 ngày bay vòng quanh Mặt trăng và quay trở lại trái đất mà không có phi hành gia trên tàu.

Nhiệm vụ lần này đánh dấu chuyến bay đầu tiên tên lửa SLS và viên nang Orion kết hợp cùng nhau, thiết kế theo hợp đồng của NASA với Boeing Co. và Lockheed Martin Corp. Nó cũng báo hiệu một sự thay đổi lớn về phương hướng cho chương trình đưa con người vào không gian thời kỳ hậu Apollo của NASA, sau nhiều thập kỷ tập trung vào quỹ đạo tầm thấp của Trái đất với các tàu con thoi và Trạm Vũ trụ Quốc tế.

Được đặt theo tên của nữ thần săn bắn của Hy Lạp - và là chị em song sinh của Apollo – Artemis  nhằm mục đích đưa các phi hành gia trở lại bề mặt mặt trăng sớm nhất là vào năm 2025.

Phi hành gia của NASA Christina Koch, một trong những phi hành gia tiềm năng cho sứ mệnh của phi hành đoàn Artemis, cho biết mục tiêu dài hạn của chương tình không gian này là tích lũy kinh nghiệm cho sứ mệnh lên sao Hỏa. "Cuối cùng, từ những bài học đã rút ra, chúng tôi bắt đầu thiết kế các sứ mệnh sao Hỏa, sẽ còn xa hơn nữa, có thể là mười năm nữa. Tuy nhiên, điều thú vị là chúng tôi đang bắt đầu khởi động nó và trong vài năm tới, bạn sẽ thấy con người trở lại mặt trăng".

12 phi hành gia đã đi bộ trên mặt trăng trong sáu sứ mệnh Apollo từ năm 1969 đến năm 1972, đó là những chuyến bay vũ trụ duy nhất đến nay đưa con người lên bề mặt mặt trăng.

Chương trình mặt trăng mới này phối hợp cùng với các đối tác thương mại như SpaceX của Elon Musk và các cơ quan vũ trụ của Châu Âu, Canada và Nhật Bản hướng mục tiêu thiết lập một căn cứ dài hạn trên mặt trăng như một bước đệm cho những chuyến thám hiểm không gian thậm chí còn tham vọng hơn của con người là tới sao Hỏa.

Đưa tàu vũ trụ SLS-Orion rời khỏi mặt đất là bước quan trọng đầu tiên trong sứ mệnh không gian mới, theo đó đưa phương tiện nặng 5,75 triệu pound cần vượt qua các bước thử nghiệm nghiêm ngặt.

Phi hành gia Koch của NASA cho biết thêm: “Khi chúng tôi có một sứ mệnh phi hành đoàn, chúng tôi cần biết rằng phương tiện đó an toàn, tên lửa đó an toàn. Và đó là những gì chúng tôi rút ra được từ sứ mệnh này".

Nếu nhiệm vụ lần này thành công, chuyến bay của phi hành đoàn Artemis II quanh mặt trăng và quay trở lại trái đất có thể diễn ra sớm nhất là vào năm 2024, sau đó trong vòng vài năm nữa sẽ là lần hạ cánh đầu tiên đáp xuống bề mặt mặt trăng.

Hai lần phóng thử nghiệm trước đó vào ngày 29/8 và ngày 3/9 vừa qua đều bị hủy bỏ do rò rỉ đường nhiên liệu và các sự cố kỹ thuật khác mà NASA phải khắc phục cho tới thời điểm hiện tại./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sự thật đáng sợ về bức ảnh “Mặt trời mỉm cười” của NASA
Sự thật đáng sợ về bức ảnh “Mặt trời mỉm cười” của NASA

VOV.VN - Chắc nhiều ngườ đã nhìn thấy bức ảnh mặt trời “mỉm cười” của NASA vào tháng 10 vừa rồi. Trái ngược với vẻ ngoài dễ thương, sự thật đằng sau hiện tượng này lại thực sự đáng sợ.

Sự thật đáng sợ về bức ảnh “Mặt trời mỉm cười” của NASA

Sự thật đáng sợ về bức ảnh “Mặt trời mỉm cười” của NASA

VOV.VN - Chắc nhiều ngườ đã nhìn thấy bức ảnh mặt trời “mỉm cười” của NASA vào tháng 10 vừa rồi. Trái ngược với vẻ ngoài dễ thương, sự thật đằng sau hiện tượng này lại thực sự đáng sợ.

NASA thay đổi thành công quỹ đạo tiểu hành tinh trong thử nghiệm “giải cứu Trái Đất”
NASA thay đổi thành công quỹ đạo tiểu hành tinh trong thử nghiệm “giải cứu Trái Đất”

VOV.VN - Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 11/10 cho biết, tàu vũ trụ Thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh (DART) của NASA đã thành công trong việc đẩy tiểu hành tinh Dimorphos chệch khỏi quỹ đạo tự nhiên của nó sau khi thực hiện cú va đâm vào tháng 9 vừa qua.

NASA thay đổi thành công quỹ đạo tiểu hành tinh trong thử nghiệm “giải cứu Trái Đất”

NASA thay đổi thành công quỹ đạo tiểu hành tinh trong thử nghiệm “giải cứu Trái Đất”

VOV.VN - Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 11/10 cho biết, tàu vũ trụ Thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh (DART) của NASA đã thành công trong việc đẩy tiểu hành tinh Dimorphos chệch khỏi quỹ đạo tự nhiên của nó sau khi thực hiện cú va đâm vào tháng 9 vừa qua.

Tàu vũ trụ NASA đâm vào tiểu hành tinh trong thử nghiệm “giải cứu” Trái Đất
Tàu vũ trụ NASA đâm vào tiểu hành tinh trong thử nghiệm “giải cứu” Trái Đất

VOV.VN - Một tàu vũ trụ của NASA đã đâm vào một tiểu hành tinh trong cuộc thử nghiệm đầu tiên của nhân loại về khả năng bảo vệ Trái Đất.

Tàu vũ trụ NASA đâm vào tiểu hành tinh trong thử nghiệm “giải cứu” Trái Đất

Tàu vũ trụ NASA đâm vào tiểu hành tinh trong thử nghiệm “giải cứu” Trái Đất

VOV.VN - Một tàu vũ trụ của NASA đã đâm vào một tiểu hành tinh trong cuộc thử nghiệm đầu tiên của nhân loại về khả năng bảo vệ Trái Đất.

NASA tiếp tục hoãn phóng tàu vũ trụ lên Mặt trăng
NASA tiếp tục hoãn phóng tàu vũ trụ lên Mặt trăng

VOV.VN - Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo sẽ hoãn việc phóng tàu vũ trụ lên Mặt trăng dự kiến vào thứ Ba tới do một cơn bão nhiệt đới đang tiến gần bờ biển Florida, nơi đặt bệ phóng.

NASA tiếp tục hoãn phóng tàu vũ trụ lên Mặt trăng

NASA tiếp tục hoãn phóng tàu vũ trụ lên Mặt trăng

VOV.VN - Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo sẽ hoãn việc phóng tàu vũ trụ lên Mặt trăng dự kiến vào thứ Ba tới do một cơn bão nhiệt đới đang tiến gần bờ biển Florida, nơi đặt bệ phóng.